Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/01/2023

Sa tử cung là gì và nguy hiểm đến đâu?

Sa tử cung là gì và nguy hiểm đến đâu?
Sa tử cung là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Có nhiều mức độ sa tử cung khác nhau, nhẹ thì cảm thấy khó chịu ở âm đạo, nặng có thể gây viêm nhiễm và vô sinh. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ sa tử cung là gì và có biến chứng cụ thể ra sao.

Sau khi sinh, bạn vẫn thường được nhắc nhở tránh làm việc nặng để tránh sa tử cung. Vậy thực sự sa tử cung là gì? Tại sao lại có tình trạng này?

Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con là hiện tượng tử cung sa thấp xuống trong âm đạo. Ở mức độ nặng, tử cung sa xuống thấp và lộ ra hẳn bên ngoài âm đạo. Bệnh thường kèm theo sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc sau âm đạo.

Sa tử cung thường xảy ra với phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những người làm việc nặng, những người đã sinh con nhiều lần và thường xảy ra ở lứa tuổi 40-50 trở lên. Đồng thời, bệnh cũng xảy ra ở các phụ nữ trẻ tuổi nhưng ít gặp hơn.

Dấu hiệu nhận biết sa tử cung

Triệu chứng thường gặp nhất khi sa tử cung là sản phụ cảm thấy nặng ở phần bụng dưới, âm hộ và âm đạo cũng nặng kèm theo triệu chứng đau lưng.

sa tử cung là gì 1
Đau lưng là triệu chứng của sa tử cung nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác

Ngoài ra còn có các dấu hiệu cụ thể sau:

  • Đau đớn mỗi lần đi tiểu tiện và đại tiện khó khăn.
  • Mỗi lần hắt hơi hay cười có thể bị són tiểu.
  • Đau rát khi quan hệ
  • Ra khí hư có màu trắng loãng hoặc nhầy như nước mũi, đôi khi có thể kèm theo chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau lưng vùng thấp.
  • Cảm thấy như thể đang ngồi trên một quả bóng nhỏ hay như một cái gì đó rơi ra khỏi âm đạo. Những trường hợp bị nặng có cảm giác có quả bóng phồng ra ở âm đạo.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

Mức độ sa tử cung và biến chứng thường gặp

Sa dạ con xảy ra ở 3 mức độ khác nhau:

  • Mức độ 1: Tử cung bị sa xuống nhưng vẫn còn nằm bên trong âm đạo
  • Mức độ 2: Cổ và một phần thân dạ con bị sa ra ngoài âm đạo
  • Mức độ 3: Toàn bộ tử cung sa ra ngoài âm đạo, gây tình trạng viêm nhiễm, lỡ loét

Mức độ 1và 2 là giai đoạn bệnh mới khởi phát, có thể điều trị nhanh và hồi phục sớm nếu bạn có chế độ nghỉ ngơi và luyện tập thích hợp.

Nếu tình trạng bệnh chuyển sang mức độ 3, đồng nghĩa với mức nặng và bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Loét âm đạo: Tình trạng tử cung bị sa ra ngoài âm đạo, cọ sát với quần lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng loét âm đạo
  • Viêm nhiễm diện rộng: Tức là viêm nhiễm có thể lây lan đến các bộ phận như âm đạo, niệu đạo, bàng quang… Đặc biệt, khi bàng quang bị sa xuống gây khó khăn trong vấn đề tiểu tiện và dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.
  • Gây vô sinh: Khi khối sa bị viêm loét, hoại tử nặng, việc cắt bỏ tử cung để đảm bảo tính mạng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ không còn khả năng mang thai nữa.
  • Nguy cơ tử vong cao: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn đến nhiễm trùng máu và khiến người bệnh tử vong đột ngột.

Bệnh dễ chuẩn đoán nhầm với sa tử cung

1. U xơ tử cung: U xơ tử cung ở giai đoạn nặng sẽ có triệu chứng ra máu nhiều và có cảm giác vướng mỗi khi sinh hoạt tình dục. Điều này dễ bị nhầm lẫn với sa cổ tử cung.

2. Bệnh ở cổ tử cung: Triệu chứng cổ tử cung bị mở rộng và lộ ra ở miệng âm đạo khiến người bệnh có cảm giác như mình bị sa tử cung.

sa tử cung là gì
Bạn cần nắm rõ các triệu chứng và khám bệnh ở nơi uy tín để tránh phát hiện nhầm bệnh

3. Bệnh mãn tính trong tử cung: Bệnh mãn tính trong tử cung cũng có thể tạo ra các khối u trong tử cung, ống dẫn trứng và cả thành âm đạo. Và những dấu hiệu này giống với triệu chứng của sa tử cung, gây cảm giác trì nặng ở vùng chậu nên dễ bị chẩn đoán nhầm.

4. Nang âm đạo: Nang âm đạo thường gặp ở thành trước hoặc thành dưới âm đạo. Khi mắc một nang hoặc nhiều nang có thể là nguyên nhân gây đau khi giao hợp nên dễ chẩn đoán nhầm là sa bàng quang hoặc sa tử cung.

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất với sản phụ sau sinh là nên đi lại nhẹ nhàng, không nằm một chỗ. Không được bê vác vật nặng hay ngồi xổm. Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sau sinh. Ngoài ra việc cho con bú sớm cũng giúp phòng ngừa sa tử cung hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần đợi tử cung hồi phục hoàn toàn thì mới bắt đầu quan hệ lại với chồng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 3 bài tập chữa sa tử cung các mẹ sinh thường cần tỏ tường

Khi hiểu được sa tử cung là gì và nắm rõ các dấu hiệu nhận biết bạn có thể phát hiệm sớm cũng như đề phòng bệnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x