của bé
Rạn da sau sinh có hết không luôn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm thắc mắc. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị nào có thể giúp phần da bị rạn phục hồi lại như trước nhưng các vết rạn này sẽ giảm và mờ dần đi nếu được chăm sóc đúng cách.
Nội dung bài viết
Mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các mẹ mới sinh đó là rạn da sau sinh có hết không? Liệu có cách nào giúp ngăn ngừa và cải thiện được vấn đề nan giải này không?
Cơ thể người mẹ sẽ trải qua khá nhiều thay đổi trong suốt 40 tuần thai và sau khi sinh. Đặc biệt nhất là tình trạng rạn da thường khiến mẹ cảm thấy lo lắng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ và sự tự tin của người phụ nữ. Rạn da xảy ra một cách tự nhiên và điều này không thể nào tránh khỏi, chỉ có một số ít trường hợp may mắn bạn sẽ không bị những vết rạn da “ghé thăm”.
Hiện tượng rạn da sau sinh
Vết rạn da xuất hiện khi cơ thể của bạn phát triển quá nhanh mà làn da không thể nào theo kịp. Theo đó, trong giai đoạn mang thai một số các bộ phận trên cơ thể phát triển lớn hơn, đặc biệt nhất là phần bụng để tạo điều kiện cho sự lớn lên của thai nhi. Bụng là nơi dễ bị rạn da nhiều nhất tiếp đến là ngực, mông, hông, đùi, cánh tay.

Những vết rạn da sau sinh có thể mờ dần sau 6 tháng
Sở dĩ có các vết rạn trên da là do những thay đổi trong mô hỗ trợ cho sự đàn hồi nằm ngay dưới da. Các mô này sẽ bị kéo căng để giúp đỡ cơ thể thích nghi với việc mang thai. Tùy vào sắc tố da của mỗi người mà vết rạn có màu sắc khác nhau như hồng nhạt, nâu đỏ, tím hoặc màu nâu sẫm. Một số trường hợp màu sắc sẽ bị phai mờ sau sinh nhưng cũng có trường hợp tình trạng lại tồi tệ hơn.
Kích thước những vết rạn to hay nhỏ, nhiều hay ít sẽ tùy thuộc tương đối lớn vào việc mẹ tăng cân khi mang thai nhiều hay ít. Thông thường, với phụ nữ khỏe mạnh chỉ cần tăng từ 10-12kg trong suốt thai kỳ và dấu hiệu, diện tích rạn da sẽ ít hơn. Nhưng cũng có mẹ tăng thậm chí từ 15-20kg hoặc hơn nên dễ đối mặt với nguy cơ rạn da có chiều hướng xấu sẽ tăng lên.

Mẹ bầu và cân nặng - Đôi bạn cùng tiến Tăng cân quá nhiều khi mang thai không chỉ làm bạn đối mặt với nguy cơ sinh mổ cao hơn rất nhiều mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. MarryBaby mách bạn 9 mẹo nhỏ để luôn ổn định cân nặng khi mang thai nhé!
Rạn da sau sinh có hết không?
Có thể câu trả lời cho câu hỏi rạn da sau sinh có hết không sẽ làm bạn thất vọng. Bởi làn da sau sinh đã bị tổn thương nên không có cách nào giúp da phục hồi một cách hoàn hảo như lúc ban đầu.
Tuy nhiên, có một tin tốt cho bạn đó là những vết rạn có thể sẽ trở nên mờ hơn từ 6-12 tháng sau sinh. Ngoài ra, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học y khoa đã tìm ra một số biện pháp giúp cải thiện được tình trạng rạn da một cách hiệu quả như: Công nghệ Demaruller (lăn kim); Fractional Laser; Stemcell… kết hợp với một số loại mỹ phẩm dưỡng da. Tuy không thể nào biến mất nhưng phải quan sát kỹ bạn mới có thể nhìn thấy được những vết rạn này.
Cách khắc phục rạn da sau sinh
Mặc dù câu trả lời là không nhưng không vì thế mà bạn cảm thấy lo lắng. Ngoài những công nghệ hiện đại mẹ có thể áp dụng một số cách như sau để giúp xóa mờ các vết rạn trên da. Lưu ý là thời gian điều trị hiệu quả nhất là khi vết rạn còn mới, có màu hồng hay đỏ nhạt.
1. Sử dụng các loại dầu tự nhiên
Sau khi sinh, mẹ nên thường xuyên massage những vùng da bị rạn cùng với một số loại dầu tự nhiên. Việc này góp phần làm giảm rạn da một cách tích cực
Dầu ô-liu chứa vitamin A, D, E giúp dưỡng ẩm, loại bỏ da chết, cải thiện tuần hoàn máu và làm mờ vết rạn da.

Dầu ô-liu là trợ thủ đắc lực làm đẹp sau sinh cho mẹ
Thoa dầu thầu dầu trên phần da bị rạn từ 5-10 phút. Sau đó dùng 1 chai nước nóng lăn lại khoảng nửa tiếng. Hơi nóng sẽ giúp mở các lỗ chân lông và dầu được hấp thu tốt hơn, sau đó rửa lại bằng nước. Thực hiện kiên trì trong vòng 1 tháng để thấy được hiệu quả.
2. Nhựa cây nha đam (lô hội)
Nhựa của cây nha đam thúc đẩy chữa bệnh và làm dịu da. Bôi trực tiếp nhựa tươi trên da trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Hoặc trộn thêm vitamin A hay vitamin E vào nhựa nha đam và thoa trên da cho đến khi được da hấp thụ hoàn toàn.
3. Mật ong
Thuộc tính sát trùng của mật ong làm giảm vết rạn. Dùng một miếng vải mỏng có kích thước vừa với vùng da bị rạn, bôi đều mật ong lên đó và đắp trên da. Đợi cho đến khi khô rồi rửa lại với nước ấm.
4. Lòng trắng trứng
Lòng trắng rất giàu protein, giúp trẻ hóa da. Đánh tan hai lòng trắng trứng, sau đó bôi lên vùng da rạn. Đợi vài phút cho khô sau đó rửa lại bằng nước lạnh.
Nhằm tăng tính hiệu quả bạn nên kết hợp những cách trên với các bài tập cơ bụng. Tập luyện giúp vùng da bị rạn được săn chắc, không bị chảy xệ.

Giảm mỡ bụng sau sinh mổ với 5 bài tập siêu hiệu quả Hành trình giảm mỡ bụng sau sinh mổ của bạn nhất định không thể thiếu những bài tập vừa đơn giản, vừa hiệu quả sau đây. Tham khảo ngay nhé!
Sau khi đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng bạn không nên quá đặt nặng vấn đề rạn da sau sinh có hết không mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ cần kiên trì, áp dụng đúng cách sẽ giúp làm mờ vết rạn hiệu quả.
-
Ăn gì chống rạn da khi mang thai và các biện pháp khácNgoài dùng sản phẩm dưỡng thích hợp, mẹ bầu nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn để phòng chống rạn da khi mang thai.
-
Mẹ bầu massage đúng cách, rạn da “bay xa”!Một khi đã xuất hiện, mẹ bầu khó có thể làm gì để “đuổi” hoàn toàn những vết rạn da. Vì vậy, đừng đợi đến khi những vết rạn da xuất hiện, mẹ bầu nên chủ động bảo vệ da ngay từ những ngày đầu thai...
-
Mách mẹ 7 tuyệt chiêu làm đẹp sau sinhLàm đẹp không phải là một khái niệm xa xỉ đối với những bà mẹ mới sinh, nhưng để làm đẹp hiệu quả, bạn không chỉ cần đến các bí quyết trang điểm. Sức khỏe, tinh thần cũng là những yếu tố vô cùng...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
thu hường
Mình may mắn là không bị rạn da. BỊ hai vết nhỏ nhỏ hai bên hông. Giờ con gần 2 tuổi cũng mờ rồi à.
nguyễn thị đức
trước giờ mình cũng cứ nghĩ đã bị rạn da thì không hết chứ
thu hường
Vẫn hết nếu được hỗ trợ nhiệt tình chứ bạn hiii.
Mẹ Minh Vy
Mình sinh con xong da bụng rạn nhiều, nhìn mà chán luôn ấy
thu hường
Công nhận nhỉ mẹ nhỉ. Sinh xong nhìn chúng mình ghê qua cơ.