Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/12/2020

Pin đã qua sử dụng xử lý thế nào cho đúng?

Pin đã qua sử dụng xử lý thế nào cho đúng?
Pin đã qua sử dụng không phải loại rác thông thường, nó chứa rất nhiều hoá chất độc hại cho sức khoẻ. Pin này không thể vất vào thùng rác cùng với các loại rác thải khác mà cần được thu gom và xử lý riêng.

Bao quanh chúng ta là vô vàng thiết bị có sử dụng pin như điện thoại, đồng hồ, điều khiển từ xa, xe đạp điện… Mỗi tháng, số lượng pin đã qua sử dụng trên cả nước là rất lớn, khi số lượng các thiết bị điện tử ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Pin sau khi sử dụng được liệt kê vào danh mục rác thải độc hại và khó phân hủy. Chúng ta có thói quen vứt bừa bãi hoặc bỏ chung vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, và xử lý chúng bằng hai phương pháp: Chôn lấp hoặc đốt.

Tuy nhiên, cả hai cách xử lý này đều có vấn đề, vì hoá chất trong lõi pin sẽ rò rỉ ra môi trường, gây nguy hại cho sức khoẻ. Pin và ắc-quy đã qua sử dụng không được phép bỏ vào thùng rác để hủy như các loại rác thông thường vì tính độc hại của chúng là rất cao.

Xử lý pin đã qua sử dụng

Pin đã qua sử dụng chứa nhiều kim loại nặng

Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Nếu đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.

Thuỷ ngân

Lượng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong 50 năm.

Thủy ngân từ các nguồn ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hít thở gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch…

Chì

Một lượng nhỏ của chì để lại tác hại nặng nề cho cơ thể. Nó có xu hướng thay thế vị trí của tất cả các kim loại có ích khác trong cơ thể người.

  • Chiếm chỗ của canxi trong xương, gây thiếu hụt canxi, mục xương
  • Chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein
  • Chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não
  • Thay thế sắt trong máu…

Cơ thể nhiễm chì sẽ làm rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Chì gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận…

Kẽm

Khi nhiễm độc kẽm, người bệnh thường nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu đường ruột. Tình trạng chung của cơ thể thường không ổn định, hay run rẩy, giảm mức phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt.

Cadmium

Tác hại rất lớn đến cơ thể. Khi Cadmium xâm nhiễm vào cơ thể người, nó sẽ là tác nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai, nó làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi…

Xử lý thế nào với pin đã dùng?

Tại các nước phát triển, các nhà chức năng có quy định rất nghiêm ngặt về việc dán nhãn ghi rõ thành phần cấu tạo nên pin và ắc quy cũng như như cách phân loại, bảo quản, thu gom và tái chế sau khi sử dụng.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng có hành động cụ thể trong việc hướng dẫn phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm pin và ắc quy đã qua sử dụng.

Đối với những bình ắc quy đã qua sử dụng, hãy tìm chỗ khô ráo, sạch sẽ và xa tầm tay trẻ em để bảo quản tạm thời, rồi ngay lập tức chuyển chúng trực tiếp kèm theo thông báo cho các công nhân thu gom rác thải sinh hoạt.

Bạn hãy kiếm một chiếc lọ thủy tinh sạch, bỏ các thỏi pin đã qua sử dụng vào lọ, vừa giúp việc dọn dẹp nhà cửa dễ dàng, đồng thời để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, lưu ý để lọ xa tầm với của trẻ em.

Xử lý pin đã qua sử dụng 2

Mang qua những điểm thu gom rác thải điện tử miễn phí để xử lý.

Điểm thu gom tại Hà Nội

1. Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân, đối diện số 45 phố Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy.

2. Nhà văn hóa phường Yên Hòa, số 288, đường Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy.

3. UBND phường Quán Thánh, số 12-14 đường Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình.

4. Bảo tàng Chiến thắng B.52, số 157 Đội Cấn,Đội Cấn, Ba Đình.

5. UBND phường Thành Công, số 9 đường Thành Công,Thành Công, Ba Đình.

Điểm thu gom tại TP Hồ Chí Minh

1. Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (63 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1)

2. UBND Phường 15, Quận 4 (132 Tôn Thất Thuyết, P.15, Q.4)

3. UBND Phường 17, Quận Phú Nhuận (22 Nguyễn Văn Trỗi, P.17, Q. Phú Nhuận)

4. UBND Phường 2, Quận Bình Thạnh (14 Phan Bội Châu, P.2, Q. Bình Thạnh)

5. UBND Phường 9, Quận 3 (82 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3)

Xử lý pin đã qua sử dụng an toàn, bạn đã góp phần mang lại môi trường sống sạch và an lành cho gia đình, cho những đứa con của mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x