của bé
Nhũ hoa có đốm trắng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm nào không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời nhé.
Nội dung bài viết

Nhũ hoa có đốm trắng do mang thai
Do đâu nhũ hoa có đốm trắng?
Theo các chuyên gia y tế, các nguyên nhân sau khiến cho nhũ hoa có đốm trắng:
1. Mang thai hoặc thay đổi hormone
Phụ nữ mang thai (do có sự thay đổi hormone) sẽ có các đốm trắng li ti xuất hiện ở núm vú và xung quanh quầng vú, người ta gọi đó là hạt Montgomery. Hạt Montgomery là một dạng tuyến bã chuyên sản sinh dầu, chúng chứa chất nhờn, giúp giữ cho núm vú mềm mại và dẻo dai trong thời kỳ mẹ mang thai và cho con bú.
Các nhà khoa học cũng cho rằng mùi của hạt Montgomery kích thích trẻ bú và giúp trẻ định vị núm vú khi mới bắt đầu bú mẹ. Ngoài ra, những hạt Montgomery còn có vai trò quan trọng trong việc báo cho vú mẹ tiết sữa khi em bé chạm môi vào.
Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone cũng khiến cho nhũ hoa có đốm trắng. Điều đó có nghĩa là không cần phải mang thai hoặc cho con bú, chị em cũng có thể gặp hiện tượng này. Đó là:
- Chu kỳ kinh nguyệt
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Thời kỳ mãn kinh
- Các rối loạn khác
Lời khuyên dành cho bạn
Những đốm trắng trên nhũ hoa lúc này là vô hại và không cần điều trị (sẽ biến mất sau khi nồng độ hormone của bạn trở lại bình thường). Vì vậy, chị em không nên nặn những đốm trắng này vì có thể gây nhiễm trùng.
2. Tuyến dẫn sữa bị tắc
Khi mẹ cho con bú, sữa chảy ra khỏi núm vú thông qua các tuyến sữa và đôi khi các cục sữa đông có thể làm tắc tuyến sữa, gây các vết phồng rộp sữa màu trắng xung quanh núm.
Lời khuyên dành cho bạn
Khi bé bú sẽ làm cho tuyến sữa không còn tắc nên bạn đừng lo lắng. Tuy nhiên, nếu sự tắc nghẽn không biến mất sau khi bé bú, bạn có thể bị viêm vú, nhiễm trùng vú.
Nếu bị viêm vú, mẹ bỉm sữa hãy sử dụng một chiếc khăn sạch giặt bằng nước ấm và xoa bóp nhẹ xung quanh đầu vú (đặc biệt là chỗ bị tắc) trước khi cho bé bú.
Nếu các vết tắc vẫn không hết, bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật để chích cho các chỗ tắc được thông ra. Tránh để tắc lâu vì có thể dẫn tới áp xe rất nguy hiểm.
Để tránh tình trạng tắc ống dẫn sữa, hãy cho con bú thường xuyên, trong trường hợp không cho bé bú được hãy hút sữa. Tránh để cho bầu ngực của mẹ quá căng tức.
3. Mặc áo ngực quá chật
Mặc áo ngực quá chật trong thời gian cho con bú cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nhũ hoa có đốm trắng. Những chiếc áo ngực chật sẽ gây áp lực lên vú, làm bạn bị tắc sữa.
Ngoài ra, mang địu em bé quá chặt cũng có thể gây ra vấn đề này.
Lời khuyên dành cho bạn
Tránh mặc áo ngực chật để ngăn chặn tuyến sữa bị tắc. Tốt nhất nên chọn những loại áo ngực vừa vặn, thoải mái bằng chất liệu cotton hoặc những loại áo chuyên dụng dành riêng cho phụ nữ cho con bú.

Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay Sau thời gian cho con bú, ngực của bạn sẽ bị chảy sệ và nhỏ lại. Bạn có thể áp dụng các Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa dưới đây để cải thiện bộ ngực. Tại sao ngực của bạn bị nhỏ lại và chảy sệ sau khi cho con bú? Các bà mẹ thường nghĩ rằng ngực bị chảy sệ là do cho con bú nhưng điều...
4. Nhiễm trùng nấm
Nhiễm trùng nấm (Candida) do các nấm phát triển quá mức ở các vùng ẩm ướt, trong đó vùng núm vú ở mẹ cho con bú dễ bị nhiễm. Trong thai kỳ, hàm lượng estrogen cao làm tăng lượng đường, trong khi nấm ăn đường, dẫn tới mẹ bị nhiễm nấm (có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ).
Ngoài ra, nếu em bé bị bệnh tưa lưỡi – một loại bệnh nhiễm trùng do nấm candida, vú mẹ cũng có thể bị nhiễm nấm khi bé bú.
Khi bị nhiễm nấm, bầu vú mẹ xuất hiện các đốm trắng, kèm hiện tượng đỏ và rất đau. Bệnh cũng sẽ nhanh chóng lây lan sang bé. Dấu hiệu là có những đốm màu trắng, nhạt mọc bên trong miệng của trẻ. Việc này sẽ làm cho trẻ bị đau khi bú mẹ.
Lời khuyên cho bạn
Nếu nhũ hoa có đốm trắng là do mẹ bị nhiễm trùng nấm, hãy uống 3 – 4 ly trà xanh mỗi ngày. Ngoài ra, cần vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú và sử dụng các loại kem thoa núm vú chống nấm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ cũng cần thường xuyên giặt áo ngực và giữ cho ngực khô ráo trong khi điều trị nhiễm trùng nấm vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
5. Mụn rộp
Virus herpes simplex gây ra tình trạng mụn rộp. Mặc dù loại virus này thường lây nhiễm ở miệng và bộ phận sinh dục, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến vú.
Mụn rộp trông giống như những vết sưng nhỏ chứa đầy chất lỏng và sưng đỏ trên núm vú. Khi vết sưng lành lại, chúng tạo thành vảy. Khi bú mẹ, trẻ có nguy cơ bị những vết sưng tương tự trên da bé.
Lời khuyên cho bạn
Bạn hãy đi khám bệnh, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng virus trong khoảng một tuần để loại bỏ nhiễm trùng. Trong thời gian này, tuyệt đối không được cho con bú mà cần hút sữa cho đến khi vết mụn rộp khỏi hoàn toàn.
6. Ung thư vú
Nhũ hoa có đốm trắng có thể là do ung thư vú. Mặc dù khả năng này rất thấp, tuy nhiên không phải là không xảy ra.
Nếu bạn thấy các đốm trắng trên vú kèm sốt, vú chảy máu hoặc chảy mủ, thì cần nghĩ ngay đến nguy cơ bị bệnh Paget. Đây là một dạng ung thư hiếm gặp. Trong bệnh Paget, tế bào ung thư hình thành trong ống dẫn sữa và quầng vú. Các triệu chứng bao gồm:
- Đỏ, đóng vảy, ngứa ở núm vú và quầng vú
- Bong tróc hoặc đóng vảy da núm vú
- Núm vú dẹt
- Tiết dịch màu vàng hoặc nhuốm máu từ núm vú
Lời khuyên cho bạn
Nếu các triệu chứng không biến mất sau một hoặc hai tuần, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh Paget bằng sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào nhỏ từ núm vú và đưa đi xét nghiệm. Phương pháp điều trị chính cho bệnh Paget là phẫu thuật loại bỏ các mô bị ảnh hưởng.
Nhũ hoa có đốm trắng, khi nào đến gặp bác sĩ?
Trong phần lớn các trường hợp, nhũ hoa có đốm trắng thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây, bạn cần tới gặp bác sĩ:
- Khi đã thử áp dụng các phương pháp tại nhà như cho bé bú thường xuyên và xoa bóp bằng khăn ấm mà các nốt đốm trắng có dấu hiệu tăng lên nhiều.
- Các đốm trắng kèm hiện tượng bị đau nhiều.
- Núm vú tiết dịch bất thường (không phải là sữa mẹ) hoặc ra máu.
- Cảm thấy có một khối u trong vú (thông thường nếu có u, chúng ta có thể dùng tay nắn cảm nhận được).
- Nhũ hoa có đốm trắng kèm hiện tượng sốt.
- Núm vú bị đóng vảy.
- Vú thay đổi hình dạng.

Ngứa ngực khi mang thai liệu có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư? Ngứa ngực khi mang thai là chuyện chẳng mấy hiếm gặp ở mẹ bầu. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau. Tuy không mấy nguy hại nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nghiêm trọng. Vì thế, mẹ cần quan tâm và có biện pháp chăm sóc vùng núi đôi tốt hơn.
Tóm lại, nhũ hoa có đốm trắng thường là hiện tượng phổ biến của chị em trong thời kỳ mang thai và cho con bú hoặc khi bị thay đổi hormone. Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan mà cần theo dõi dấu hiệu bất thường của nhũ hoa và nếu cần thiết đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời bạn nhé.
Đan Hà
-
Đau ngực khi có thai: Khi nào cần lo?Đau ngực khi có thai là triệu chứng phổ biến. Cũng chính vì vậy, hầu hết các mẹ bầu đều khá lơ là khi gặp tình trạng này mà không biết đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe
-
Chửa ngực là gì? Chửa ngực sinh con gì, trai hay gái?Đối với nhiều phụ nữ, sự thay đổi vòng một là dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai. Một số người thậm chí vòng một còn tăng nhanh hơn nhiều so với vòng bụng, dân gian gọi đây là "chửa ngực". Vậy...
-
Tức ngực khi mang thai: Dấu hiệu mẹ cần đi khám ngayTức ngực khi mang thai là triệu chứng thai kỳ phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp, tức ngực là dấu hiệu báo động một thai kỳ đang gặp vấn đề và mẹ cần đi khám ngay.
-
Hôn ngực như thế nào để vợ sướng chồng phê, cuộc yêu “long trời, lở đất”?Hôn ngực như thế nào để vợ sướng, chồng phê? Phụ nữ muốn lên đỉnh của chóp thì đừng ngại chỉ cho chồng cách hôn ngực này nhé.
-
Nuôi con bằng sữa mẹ: 8 vấn đề cần biết khi đầu ngực bị đau nứt và chảy máuĐầu ngực bị đau nứt hay chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có vấn đề khi cho bé bú. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên thoải mái hơn.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!