của bé
Kiêng cữ sau sinh mổ là cần thiết, thậm chí có một số vấn đề phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn sinh tự nhiên để vết thương mau lành đồng thời không ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc bé cưng.
Nội dung bài viết
- Kiêng cữ sau sinh mổ đúng cách
- 1. Kiêng cữ sau sinh mổ là không nên ăn quá no
- 2. Tắm nước lạnh
- 3. Không vận động mạnh
- 4. Kiêng cữ sau sinh mổ bằng cách tránh nằm ngửa
- 5. Kiêng làm việc sớm
- 6. Kiêng ăn thức ăn tanh và dầu mỡ
- 7. Quan hệ sớm
- 8. Kiêng nịt bụng (gen bụng)
- 9. Kiêng thức đêm
- Một số kiểu kiêng cữ sau sinh theo dân gian gây tranh cãi
- 1. Kiêng đánh răng sau sinh
- 2. Kiêng đến đám ma sau sinh
Kiêng cữ sau sinh mổ là việc cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương đồng thời giúp sản phụ mau chóng phục hồi sức khỏe, có nhiều sữa cho con bú.
Sau khi sinh, cơ thể sản phụ đau, yếu và khó khăn trong việc sinh hoạt, đặc biệt là người sinh mổ vì bạn phải đặt ống thông tiểu dẫn đến việc đi lại rất bất tiện. Tất cả những điều này có thể khiến bạn lơ là trong việc kiêng cữ sau sinh mổ. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, cẩn trọng trong việc ăn uống, sinh hoạt sau sinh mổ chính là yếu tố giúp bạn mau phục hồi sức khỏe và tránh được nguy cơ mắc sản hậu nhất.
Bạn hãy ghi nhớ 7 kiêng cữ sau sinh mổ dưới đây để chăm sóc cho bản thân sau khi rời bệnh viện về nhà nhé.
Kiêng cữ sau sinh mổ đúng cách
1. Kiêng cữ sau sinh mổ là không nên ăn quá no
Trải qua quá trình chuyển dạ, mổ đẻ đau đớn, mất sức nên sau sinh sản phụ dễ bị đói và muốn ăn rất nhiều. Tuy nhiên, điều này là không nên vì trong quá trình mổ, thành ruột và thành dạ dày bị tác động dẫn đến hoạt động không hiệu quả, tiêu hóa kém. Do đó, nếu bạn ăn no sau sinh mổ sẽ khiến thức ăn bị tích tụ trong dạ dày và ruột dễ gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi.
Ngoài ra, việc ăn quá no còn ảnh hưởng xấu đến vết mổ. Khi dạ dày phình to sẽ gây áp lực lên da bụng, khiến vết mổ bị căng ra dễ gây rỉ máu, đau, làm vết thương lâu lành.

Ăn quá no sẽ ảnh hưởng tới vết mổ của mẹ
Theo các bác sĩ, sau sinh mổ, sản phụ nên nghỉ ngơi khoảng 6 giờ đồng hồ. Sau đó, bạn nên bắt đầu với thức ăn loãng như cháo hoặc súp. Sau 2 đến 3 ngày, khi hệ tiêu hóa đã hoạt động bình thường, bạn có thể ăn cơm nhưng không nên ăn quá no.
2. Tắm nước lạnh
Đây là một trong những kiêng cữ sau sinh mổ mà nhất định cả sản phụ sinh thường cũng nên tuân thủ. Bởi vì sau khi sinh, cơ thể sản phụ rất yếu, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm lạnh.
Vì vậy, bạn cần cần tuyệt đối kiêng tắm nước lạnh hoặc uống nước đá, thay vào đó bạn nên tắm bằng nước ấm và ăn, uống đồ ấm để tránh gây tổn thương cho cơ thể.
Ngoài ra, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì sau sinh mổ, phụ nữ nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm. Và bạn cần chú ý không xả vòi vào vết mổ, sau khi tắm xong cần thấm khô vết thương để tránh bị nhiễm trùng.

Cách kiêng cữ sau sinh: Chuyện tắm gội xưa và nay Cách kiêng cữ sau sinh phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, văn hóa của vùng miền. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tìm hiểu để áp dụng hài hòa tiến bộ khoa học vào góc nhìn truyền thống để mang lại sự thoải mái cho cả mẹ và bé.
3. Không vận động mạnh
Sinh con được ví như một sự “lột xác”, sức khỏe người phụ nữ sẽ bị yếu đi rất nhiều nhất là trong những ngày đầu mới vượt cạn. Vì thế, sản phụ cần nghỉ ngơi tại giường nhiều hơn để ổ bụng ổn định và dưỡng sức cho cơ thể.
Thêm vào đó, vết mổ mới chưa lành, nếu bạn vận động nhiều hoặc vận động mạnh cũng sẽ làm vùng da bị tổn thương thêm và lâu lành.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên sản phụ tránh nằm một chỗ quá nhiều mà mà cần kết hợp đi lại, vận động nhẹ nhàng. Vì nếu nằm bẹp một chỗ không xoay trở dễ làm nước ối bị tích tụ ở tử cung gây dính ruột…
*Lưu ý: Sản phụ chỉ nên vận động tay chân một cách nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn.
4. Kiêng cữ sau sinh mổ bằng cách tránh nằm ngửa
Đối với mẹ sinh mổ, tư thế nằm sau sinh rất quan trọng. Sau khi sinh, bạn nên nằm ngửa để ổn định vết mổ, tuy nhiên không nên nằm gối đầu để tránh gây áp lực lên vết thương. Sau đó khoảng 6 giờ, khi thuốc gây mê hết tác dụng, bạn có thể trở mình nằm nghiêng cho đỡ mỏi lưng.

Nằm ngửa sẽ làm vết thương lâu lành, mẹ nên nằm nghiêm sau 6 giờ sinh
5. Kiêng làm việc sớm
Qúa trình sinh nở người mẹ bị tổn thương cả về tinh thần, lẫn thể chất. Nếu sau sinh bạn bắt đầu lại công việc quá sớm có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như:
- Việc vận động nhiều khiến vết thương lâu lành
- Căng thẳng trong công việc khiến sản phụ bị stress gây mất sữa
- Khó kiêng cữ và ăn uống theo chế độ của bà đẻ
- Dễ bị nhiễm lạnh vì phải đi ra bên ngoài
Tất cả những việc này sẽ gây tổn hại cho sức khỏe phụ nữ cả trong hiện tại và sau này khi bạn lớn tuổi. Vì thế, bà đẻ không nên làm việc sớm và nhất là những công việc nặng, việc ngoài trời, việc tiếp xúc nhiều với hóa chất, nước lạnh và khói bụi, nắng, gió.

Sau sinh mổ nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng sau khi sinh cực kỳ quan trọng, nhất là với mẹ sinh mổ. Làm sao để nhanh chóng hồi phục và có sữa cho con bú? Bạn có thể tham khảo những thông tin về nguyên tắc ăn uống dành cho mẹ sinh mổ sau!
6. Kiêng ăn thức ăn tanh và dầu mỡ
Sau sinh, tất cả các cơ quan trong cơ thể người mẹ đều suy yếu, nhất là hệ tiêu hóa. Lúc này, việc ăn quá nhiều chất hoặc đồ ăn tanh, dầu mỡ đều trở thành gánh nặng cho dạ dày. Trong thời gian dạ dày tiêu hóa kém mà bạn ăn những thứ này dễ gây đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi. Tình trạng đau bụng sẽ gây ra sự co thắt dạ dày và cơ bụng làm đau vết thương.
Ngoài ra, việc ăn uống tùy tiện còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa và gián tiếp gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh như táo bón, tiêu chảy. Mẹ nên biết rằng, hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh rất non nớt nên rất dễ bị tổn thương.
Những thực phẩm sản phụ cần kiêng sau sinh mổ bao gồm:
- Cá
- Cua
- Ốc
- Rau cải bắp
- Các loại trái cây chua như chanh, cam chua
- Cà phê
- Trà, rượu
- Gia vị chứa tinh dầu, cay nồng như tiêu, ớt
7. Quan hệ sớm
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, thì 4-6 tuần sau khi sinh thường hoặc sinh mổ phụ nữ mới nên quan hệ tình dục trở lại.
Lý do là, vết mổ cần thời gian để ăn da non và cơ thể sản phụ cũng cần thời gian để phục hồi ổn định. Nếu bạn quan hệ sớm, việc cọ xát và gồng cơ có thể gây giãn vết thương, khiến vết mổ lâu lành. Song đáng sợ hơn, bạn còn dễ bị lây nhiễm vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng âm đạo do quá trình sinh nở, cơ quan sinh sản của bạn đã trở nên lỏng lẻo và suy yếu.
Ngoài ra, nếu quan hệ sớm, phụ nữ cũng dễ bị đau ở tử cung, vết mổ dẫn đến việc bạn khó đạt được khoái cảm.

Sau sinh mổ sản phụ không nên quan hệ sớm
8. Kiêng nịt bụng (gen bụng)
Sau khi sinh, tâm lý của các chị em thường muốn sớm tìm cách để lấy lại vóc dáng bằng cách giảm mỡ bụng. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện việc này quá sớm sẽ gây hại cho vết mổ và cả các cơ quan trong ổ bụng. Gen, nịt bụng gây chèn ép lên vết mổ, khiến vết mổ bị bí hơi, ủ mùi tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động. Bên cạnh đó, dụng cụ này còn khiến máu huyết khó lưu thông và gây ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong ổ bụng.
Do đó, bạn chỉ nên gen nịt bụng sau khi vết mổ đã lành hẳn và cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại nhé.
9. Kiêng thức đêm
Các bà mẹ nuôi con mọn rất vất vả, nhất là lúc em bé chưa đầy tháng. Thời gian này, miếng ăn, giấc ngủ của bé chưa ổn định và tần suất cữ ăn ngày, đêm dày khiến mẹ ít có thời gian để ngủ, nghỉ. Đây cũng là nguyên nhân khiến các sản phụ thường bị mất ngủ, rơi vào trạng thái căng thẳng dẫn đến nhiều hệ luỵ nghiêm trọng như:
- Trầm cảm
- Ít sữa, mất sữa
- Mệt mỏi, lâu phục hồi sức khỏe
- Hại mắt
- Rối loạn ăn uống
- Táo bón
Vì thế sản phụ cần hạn chế thức đêm và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Thời gian này, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của người thân để chăm sóc bản thân và trông nom em bé. Bà nội, bà ngoại, chồng, chị, em, bạn bè thân… đừng ngại nhờ vả vào lúc này bởi vì điều đó thật sự cần thiết.
Một số kiểu kiêng cữ sau sinh theo dân gian gây tranh cãi
Những kiêng cữ theo dân gian đang gây tranh cãi này, bạn cũng nên nắm rõ để biết mình có nên làm theo hay không nhé
1. Kiêng đánh răng sau sinh
Việc này là không nên. Nếu kiêng đánh răng, bạn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra rất nhiều vấn đề cho răng miệng bao gồm:
- Sâu răng
- Vàng răng
- Cao răng
- Chảy máu chân răng
- Hôi miệng, gây khó chịu cho bé sơ sinh
- Viêm họng
Sau khi sinh, bạn nên đánh răng hàng ngày bình thường nhưng nên dùng nước ấm để đánh răng. Trường hợp nếu bạn không muốn đánh răng thì nên súc miệng hàng ngày bằng nước muối, hoặc nước súc miệng vào buổi sáng ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn.
2. Kiêng đến đám ma sau sinh
Bà đẻ nên kiêng đến đám ma. Vì trong lúc sức khỏe và tinh thần chưa phục hồi, nếu đến đám ma, hơi lạnh từ người chết dễ khiến bà đẻ bị nhiễm lạnh rồi sinh bệnh. Ngoài ra, theo quan niệm của dân gian, hơi lạnh từ đám ma còn khiến bé sơ sinh bị phải sài (phải sài là một tình trạng sức khỏe bé bị suy yếu, trẻ hay hờn, khóc, ốm đau, chậm lớn)
Việc kiêng cữ sau sinh mổ sẽ giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi cả về tinh thần lẫn thể chất. Vì vậy, bạn nên tuyệt đối tuân thủ việc này để bảo vệ sức khỏe về lâu dài nhé.
-
5 bí quyết phục hồi sau sinh mổ tại nhà hiệu quả cho chị emSinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và nó cần hàng tháng để hồi phục, không thể vài ngày, và đôi khi quá trình này không hề đơn giản chút nào. Rất nhiều sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng bởi vết mổ từ...
-
5 bài tập thể dục sau sinh mổ giúp sản phụ phục hồiKhoảng 2 tuần sau khi sinh mổ và không có biến chứng nguy hiểm nào, mẹ nên bắt đầu nhẹ nhàng với bài tập đi bộ. Sau khoảng 6 tháng sau sinh, mẹ có thể bắt đầu chương trình phục hồi vóc dáng của...
-
Những điều cần biết khi sinh mổ để bảo vệ sức khỏeHầu hết các mẹ đều không có "cái nhìn thiện cảm" đối với việc sinh mổ. Tuy nhiên, sanh mổ không đáng sợ như những gì mẹ nghĩ nếu bạn biết rõ 8 điều sẽ xảy ra dưới đây.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
nếu kiêng được thì sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ nên mọi người lưu ý nhé
Mẹ Ớt
tuy mình sinh thường tập 1 nhưng vẫn lưu lại phòng tập 2