của bé
Tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam thuộc hàng cao trên toàn thế giới, tại các thành phố lớn có thể lên tới 40%. Vậy các bà mẹ sinh mổ đã biết cần chăm sóc sau khi sinh như thế nào để sớm hồi phục hay chưa?
Nếu như các mẹ sinh thường phải chịu đau từ chuyện rặn đẻ và rạch tầng sinh môn thì các mẹ sinh mổ lại mang một vết rạch lớn ở phần bụng cũng đau đớn chẳng kém ai. Bên cạnh đó, dù sinh mổ hay sinh thường, chị em đều phải chịu những cơn đau do tử cung co bóp để thu nhỏ kích thước cùng với cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Thế nên các mẹ muốn sinh mổ cũng nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những điều này nhé. Và dĩ nhiên không thể bỏ qua việc tìm hiểu cách chăm sóc sau sinh mổ để giúp vết thương mau lành rồi.

Chăm sóc vết mổ sau sinh cẩn thận, mẹ sẽ sớm trở lại nhịp sinh hoạt bình thường
Chăm sóc vết mổ sau sinh
Những ngày đầu sau sinh, sản phụ sẽ cần nằm lại viện để bác sĩ và y tá chăm sóc vết mổ cho tới khi khô dần. Trong giai đoạn này, mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức. Các bác sĩ sẽ cho mẹ thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… để hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương nên mẹ đừng quá lo lắng nhé. Ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên dùng khăn bông mềm lau người bằng nước ấm để không ảnh hưởng tới vết mổ.
Khoảng 5 đến 7 ngày sau sinh, khi vết mổ đã khô sạch và đi vào ổn định, bác sĩ sẽ cắt chỉ cho mẹ. Còn những mẹ nào khâu bằng chỉ tự tiêu (chỉ thẩm mỹ) thì không cần cắt chỉ. Không cần che chắn vết mổ mà nên để thông thoáng nhưng đảm bảo vết mổ luôn khô sạch. Lúc này mẹ đã có thể tắm như bình thường nhưng lưu ý tắm nhanh và không ngâm mình trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt.
Trong khoảng thời gian 2 đến 4 tuần sau sinh, nếu thấy vết mổ có hiện tượng mưng mủ cần đến bệnh viện kiểm tra sớm vì có thể vết mổ đã bị viêm nhiễm. Đây cũng là giai đoạn vết mổ tạo thành sẹo và bắt đầu lồi lên. Các mẹ muốn tránh bị sẹo lồi có thể bắt đầu bôi kem chống sẹo lồi từ tuần thứ 3 sau sinh vì nếu bôi quá sớm có thể gây nhiễm trùng vết mổ.
Lưu ý chung cho các mẹ sinh mổ
Sau sinh, mẹ chỉ nên nằm yên trên giường khoảng 12 đến 18 tiếng cho vết thương đỡ đau. Sau đó nên ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, tránh tình trạng viêm tắc tĩnh mạch hoặc dính ruột.
Không dùng bất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ nào, chẳng hạn kem dưỡng da, kem chống nắng… ở vùng da quanh vết mổ cho đến khi bác sĩ xác nhận mẹ đã hoàn toàn liền da.
Dù dùng chỉ khâu tự tiêu hay phải cắt chỉ, mẹ vẫn cần quay lại bệnh viện theo đúng lịch hẹn để kiểm tra vết mổ xem có nhiễm trùng hoặc gặp vấn đề bất thường nào không.
Các mẹ sinh mổ vẫn hoàn toàn có thể cho con bú ngay sau khi sinh nhé.
Lê Tú

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
-
Sinh mổ và những điều cần biếtCho dù bạn quyết định sẽ sinh tự nhiên hay sinh mổ, hoàn toàn có khả năng bạn sẽ phải mổ lấy thai vào phút cuối do những chuyển biến bất ngờ.
-
5 lời khuyên để sinh mổ an toàn hơnMột số bà mẹ tương lai chọn sinh tự nhiên trong khi số khác lại chọn sinh mổ. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho chị em trong trường hợp sinh mổ.
-
Làm sao để việc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng hơn?Chuyển dạ là thời khắc “về đích” sau 9 tháng dài bạn mong ngóng được nhìn ngắm thiên thần nhỏ của mình. Bạn đã sẵn sàng và các cơn co thắt tử cung bắt đầu xuất hiện dồn dập nhưng đôi khi quá trình...
-
Những dấu hiệu chuyển dạ cho thấy mẹ sắp… lâm bồnKhông có cách nào để dự đoán chính xác thời điểm mẹ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ. Cơ thể bạn thật ra đã chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ từ một tháng trước khi sinh. Một số mẹ có thể không nhận...
-
Sinh thường hay sinh mổ?Không riêng gì đối với những phụ nữ mang thai lần đầu, mà ngay cả nhiều chị em phụ nữ từng có kinh nghiệm “vượt cạn” cũng luôn trăn trở câu hỏi này mỗi khi gần đến ngày “khai hoa nở nhụy”. Tùy...
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh thường hay gắn liền với phụ nữ, đặc biệt nhất đối với người lần đầu làm mẹ. Theo đó, người mẹ sẽ trải qua hàng loạt những cảm xúc như hạnh phúc, vui mừng, lo lắng, buồn rầu, khóc lóc kéo dài…
Trầm cảm sau sinh từ sự vô tâm của chồng
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Giới underground Hà Nội hội ngộ khoe...Trên trang cá nhân, Emily chia sẻ những hình ảnh vợ chồng cô họp mặt với rất...
-
Giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30-4, 1-5 người...Theo thông báo của Bộ LĐ-TB-XH về việc nghỉ lễ, tết năm 2019, người lao động...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Đây là lý do, Lâm Khánh Chi quyết định...Hình ảnh cận mặt đáng yêu của quý tử đầu lòng nhà "mỹ nhân chuyển giới" Lâm...
-
Con gái mỹ nhân đẹp nhất Philippines...Marian Rivera và tài tử Dingdong Dantes đã tổ chức tiệc đón chào đứa con thứ...
Nguyễn Thị Hạnh
Một phần cũng vì thai to khó sinh sẽ bị mổ một phần do muốn an toàn cho cả mẹ và con.giờ các mẹ bồo bổ kinh quá nên thai to khó đẻ là đúng rồi
Vuubaongoc
Do suc khoe La dung hon
Rita Tran
Mình nghĩ tỷ lệ sinh mổ cao là người phụ nữ ngày nay sợ sinh thường, sợ rạch tầng sinh môn...và nhiều lý do khác nữa đó các mẹ
nấm yêu
Em cũng thắc mắc như mẹ hiền,tại sao nhỉ?
Lê Hiền
Tại sao sinh mổ ở nước ta lại cao đến vậy nhỉ? Phải vì chúng ta ham con to hay do thể chất thai phụ chúng ta không có sức khỏe tốt hoặc do điều kiện môi trường không tốt