của bé
Trong quá trình chăm sóc mẹ và bé sau sinh, bạn cần chú ý khá nhiều điều. Từ chế độ dinh dưỡng đến nghỉ ngơi, vận động đều cần được chăm chút để mau chóng đem lại năng lượng giúp mẹ hồi phục và đảm bảo sức khỏe cho bé cưng.
Nội dung bài viết
Chăm sóc mẹ và bé sau sinh cần phải kỹ càng mới giúp mẹ mau phục hồi, em bé khỏe mạnh, hay ăn và chóng lớn. Bạn có thể tham khảo các gợi ý trong bài viết này để chăm sóc cho mẹ và bé sau sinh nhé.
Cơ thể mẹ sau sinh thay đổi như thế nào?
Tử cung sẽ dần dần co bóp trở lại về kích thước như trước khi mang bầu trong khoảng 2-6 tuần sau sinh và sẽ kèm theo triệu chứng ra sản dịch. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là bụng mẹ sẽ co lại như chưa từng mang bầu. Mỡ thừa xung quanh khu vực bụng sẽ cần nhiều thời gian để giảm bớt và mẹ cũng cần khoảng từ 6 tháng đến 1 vài năm để cơ thể thon gọn như lúc chưa mang bầu.
Ngoài ra, mẹ còn có thể gặp những vấn đề như:
- Đau âm đạo: Nếu bị rạch hoặc rách tầng sinh môn thì mẹ sẽ phải chịu đau đớn từ vài ngày đến vài tuần.
- Đau bụng, lưng: Nếu mẹ sinh mổ thì hiện tượng đau bụng và đau lưng sẽ nhiều hơn sinh thường. Khoảng 1 tháng sau sinh, mẹ sẽ khó khăn trong việc nằm, ngồi, đi lại.
- Đau khi đi tiểu tiện, đại tiện: Những ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ trải qua khó khăn khi đi đại tiện, tiểu tiện vì đau đớn. Cảm giác đau rát rất phổ biến.
Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh
1. Chăm sóc mẹ sau sinh
♦ Theo dõi sản dịch
Sản dịch lúc đầu sẽ ra nhiều, có màu đỏ giống kinh nguyệt, kéo dài khoảng 1 tuần. Sau đó sản dịch ít dần rồi chuyển sang màu hồng nhạt và sạch vào tuần thứ 4, cơ thể có thể bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này mẹ nên áp dụng biện pháp tránh thai sớm để tránh nguy cơ có thai ngoài ý muốn nhé.
♦ Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ
Sau 7 ngày vết khâu sẽ liền sẹo. Mẹ có thể vệ sinh bằng betadine để sát khuẩn và giữ cho vết thương khô ráo. Nếu tình trạng vết khâu đau nhiều, mẹ nên hỏi bác sĩ về việc uống thuốc giảm đau efferalgan 500mg. Nếu bác sĩ đồng ý thì mỗi lần mẹ sẽ uống 2 viên và có thể uống lần tiếp theo sau 6 giờ nếu vết thương vẫn đau. Lưu ý, mẹ không nên uống thuốc này quá 4 lần/ngày nhé.
♦ Ăn uống và nghỉ ngơi
Sau khi sinh, mẹ không nên kiêng khem quá nhiều, thay vào đó mẹ có thể thực hiện các cách ăn uống sau:
- Ăn đa dạng thực phẩm, nhất là chất xơ như rau xanh và trái cây để chống táo bón
- Ăn chín uống sôi
- Uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp cho việc tiết sữa và giúp mẹ mau phục hồi
- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn
- Bổ sung viên sắt và các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ
- Vận động nhẹ nhàng
- Không gen bụng sớm trước 1 tháng
- Ngủ càng nhiều càng tốt, ít nhất 8 tiếng một ngày
- Không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá
- Không ăn các loại hoa quả và món ăn chua trong tháng đầu sau sinh
♦ Đến bệnh viện
Bạn nên đến bệnh viện khi gặp các triệu chứng sau:
- Sản dịch ra quá ít, có mùi hôi kèm đau bụng nhiều
- Sản dịch ra ồ ạt ướt hết băng vệ sinh trong chưa đầy 1 giờ
- Sau 7 ngày đã hết sản dịch nhưng bỗng sản dịch lại xuất hiện trở lại nhiều
- Sốt trên 38ºC kèm rét run, đái buốt
- Vết khâu sưng tấy, chảy dịch, đau nhiều
- Vú căng cứng, có cục, đau tức, tắc sữa
♦ Một số điều cần tránh cho mẹ sau sinh
- Tránh tắm bồn và bơi cho đến khi hết sản dịch vì ngâm mình trong bồn nước hoặc bơi lội sẽ làm tăng nguy cơ vùng kín tiếp xúc với những vi khuẩn gây bất lợi cho sự phục hồi vùng này.
- Không cử động mạnh, đột ngột vì có thể làm bung chỉ vết rạch tầng sinh môn, vết khâu mổ đẻ.
- Không được nín tiểu vì dễ làm nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Không mặc đồ quá chật quanh vùng đáy chậu vì sẽ khiến bạn không thoải mái và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh. Các bác sĩ khuyên nên quan hệ sau sinh từ 6-8 tuần hoặc khi cơ thể đã sẵn sàng.
- Không ăn những món dễ gây táo bón như: thức ăn nhanh, chuối xanh, đồ ăn cay nóng…
2. Chăm sóc bé sau sinh
♦ Trong vòng 24 giờ đầu tiên
Cho bé tiếp xúc da kề da với mẹ
- Điều này sẽ thắt chặt tình mẫu tử và mang đến cảm giác an toàn hơn cho bé trong lần đầu làm quen với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần còn giúp giữ ấm để bé không bị sốc nhiệt.
- Bé sơ sinh đã có phản xạ tìm và mút vú mẹ ngay sau khi sinh khoảng 1 giờ, nếu bị cách ly mẹ quá lâu, phản xạ này của con sẽ yếu dần và gây khó khăn cho việc bú mẹ sau đó.
Không tắm trong bé trong ngày đầu tiên sau sinh
Sau khi ra khỏi bụng mẹ, bé đã được bác sĩ tắm sạch sẽ, vì vậy mẹ sẽ không cần phải tắm cho bé vào ngày này. Thay vào đó, nếu dây rốn của bé bình thường thì mẹ chỉ cần dùng khăn mềm với nước ấm hoặc nước muối sinh lý để lau xung quanh là được.
♦ Chăm sóc bé trong ngày thứ 2 sau sinh
Sang ngày thứ 2, khi đã thích nghi dần với môi trường ngoài bụng mẹ, bé đã có thể mở mắt nhìn với khoảng cách chỉ khoảng 15-25cm. Con cũng bắt đầu khóc và đòi bú nhiều hơn.
- Lúc này, mẹ nên cho bé bú khoảng 2 giờ một lần ở tư thế đúng để con không bị sặc sữa và dễ tiêu hóa nhé.
- Ngày thứ 2 nhu cầu bú nhiều hơn nên việc đi vệ sinh của con cũng nhiều hơn ngày đầu tiên. Mẹ nên chú ý thay tã cho con thường xuyên để tránh việc con bị lạnh, ngứa ngáy và khóc hờn.
♦ Chăm sóc bé ngày thứ 3 sau sinh
Ở ngày thứ 3 sau sinh, em bé đã có những phản xạ báo hiệu việc con bị đói như khóc, dúi đầu vào ngực của mẹ. Trong ngày này, con cũng bú mẹ nhịp nhàng và mút mạnh hơn. Con cũng có thể cảm nhận được hơi ấm và nhận ra giọng nói quen thuộc của mẹ.
- Ngày thứ 3 con bắt đầu hết phân su, thay vào đó con sẽ thải ra phân vàng nhớt và đi đại tiện, tiểu tiện nhiều hơn. Mẹ nên chú ý thay tã cho con, khoảng 4 chiếc mỗi ngày.
- Mẹ cũng nên tắm rửa cho bé trong ngày thứ 3 để giúp bé thư giãn, đồng massage cho con để con ngủ ngon giấc hơn.
♦ Chăm sóc bé ngày thứ 4 và ngày thứ 5
Thời gian này bé đã bú mẹ thuần thục hơn nhiều, lực bú cũng mạnh hơn, bú nhiều sữa hơn. Mẹ nên cho bé bú đều cả 2 bên vú và duy trì mỗi cữ bú khoảng 30 phút để giúp tăng tiết sữa.
Lúc này mẹ nên thay tã cho con khoảng 2 tiếng một lần và tắm rửa cho bé hàng ngày vào lúc nhiệt độ cao nhất để tránh gây lạnh cho bé. Ngoài ra, việc rửa ráy cho bé cũng cần cẩn thận hơn để tránh gây viêm nhiễm cho bé trong tuần đầu.
♦ Ngày thứ 6 và ngày thứ 7
Lúc này bé cần bú nhiều hơn khoảng 60-90ml nên con sẽ mất nhiều thời gian cho việc bú hơn. Điều này có thể gây ra sự xáo trộn giấc ngủ, bé có thể ngủ ngày và bú đêm nhiều hơn.
Hai ngày này bé vẫn đi đại tiện đều mỗi ngày với phân mềm, nhão. Nếu mẹ thấy phân của bé bị cứng lại thì có thể con đang bị táo bón. Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để giúp con không bị táo bón nữa nhé.
Rốn của trẻ lúc này bắt đầu khô dần lại. Tuy nhiên mẹ vẫn cần dùng nước muối sinh lý để vệ sinh rốn cho bé mỗi ngày. Trong ngày này bé có thể rụng rốn, song cũng có bé có thể tới ngày thứ 15 mới rụng là bình thường.
Mẹ chỉ nên lo lăng khi thấy rốn của con ẩm ướt, rỉ nước vàng, sưng tấy. Bởi vì đây là dấu hiệu nhiễm trùng, mẹ cần đưa con tới bệnh viện ngay nhé.
Những hủ tục chăm sóc mẹ và bé sau sinh không nên áp dụng
1. Nằm than
Dù sống trong thời hiện đại nhưng nhiều mẹ vẫn làm theo hủ tục của dân gian là khi đi đẻ về thì cần phải có một bếp than dưới giường để đảm bảo sức khỏe. Một số gia đình còn đốt bồ kết để tạo mùi thơm, khử khuẩn và trừ tà. Thực tế đây là một hủ tục có thể gây hại cho mẹ và bé.
Các bác sĩ cho biết, trong khói than có chứa rất nhiều khí CO2, ảnh hưởng xấu sức khỏe của mẹ và bé bao gồm:
- Ngộ độc khí CO2
- Nguy cơ làm bỏng da của trẻ
- Dễ khiến bé bị rôm sảy
- Dễ mắc bệnh đường hô hấp và hay mắc lại
Tuyệt đối không nằm than
2. Để dao dưới giường
Trẻ sơ sinh hay quấy khóc là hiện tượng bình thường. Song do mê tín nên nhiều mẹ vẫn dùng mẹo để một con dao hoặc một đoạn dây thừng cột trâu, cọc trâu dưới cuối giường của bé. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo các hủ tục này có thể gây nguy hiểm cho bé và mẹ không nên áp dụng.
Bởi vì dao là vật dụng nguy hiểm, nếu không may bất cẩn đụng phải nhất là trong lúc ngủ có thể gây sát thương cao cho cả mẹ và bé. Còn dây cột trâu bò thì mất vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn, trong khi sức đề kháng của bé còn yếu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình: Mẹ ơi, chớ lo! Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình thường khiến các bố mẹ hết sức lo lắng. Liệu con đang bị thiếu chất hay gặp phải vấn đề gì về sức khỏe? Đó là những băn khoăn thường dấy lên khi thấy con thường xuyên giật mình thức giấc
3. Ăn nhạt
Nhiều mẹ sau sinh thường chỉ ăn đồ luộc hoặc nêm nếm nhạt hơn bình thường vì nghĩ như thế sẽ dễ tiêu hóa và tốt cho thận. Song thực tế, sau khi sinh, cơ thể phụ nữ bị mất rất nhiều nước do trong vòng một tuần đầu, lượng nước tiểu và mồ hôi được bài tiết ra nhiều hơn bình thường.
Do đó, ở giai đoạn này, cơ thể sản phụ cần phải được duy trì đủ nước và việc thêm muối vào thực phẩm khi chế biến là rất cần thiết để duy trì điện giải. Hơn nữa, đồ ăn quá nhạt sẽ khiến mẹ mất cảm giác ngon miệng dẫn đến chán ăn gây thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú.
4. Nằm phòng kín
Mẹ sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc nhiều quần áo có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Do phòng kín không có không khí lưu thông sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho sản phụ lẫn bé sơ sinh. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh, tia tử ngoại từ nắng mặt trời có tác dụng khử trùng, vì vậy mẹ nên để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào phòng mỗi ngày để diệt khuẩn và nấm mốc.
5. Kiêng tắm gội
Cảm giác sữa và mồ hôi chảy nhễ nhại ra áo khiến sản phụ vô cùng khó chịu nhưng nhiều mẹ vẫn kiêng tắm gội sau sinh theo hủ tục dân gian vì nghĩ rằng như thế mới tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên việc này càng làm cho mẹ thêm mệt mỏi, ngứa ngáy, bứt rứt, ngủ không yên giấc. Đặc biệt, việc không tắm gội còn khiến vi khuẩn phát triển, gây hại cho em bé và làm cho tình trạng rụng tóc sau sinh ở bà đẻ thêm nghiêm trọng.

Không nên kiêng tắm gội
Chăm sóc mẹ và bé sau sinh trong những tuần đầu cần hết sức cẩn thận. Đây là thời điểm quan trọng nhất để bảo vệ và giúp bé yêu thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ, cũng như giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh. Vì vậy, các bà mẹ nên ưu tiên việc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, bồi bổ và chăm sóc cho bé yêu vào lúc này nhất nhé.
-
Kiêng cữ sau sinh: Cần thiết nhưng phải chọn lọc!Không thiếu những lời khuyên kiêng cữ sau sinh từ xưa đến nay, nhưng không phải lời khuyên nào cũng đúng. Thậm chí, nhiều lời khuyên đi ngược hoàn toàn với khuyến cáo của bác sĩ và chuyên gia dinh...
-
8 lời khuyên về kiêng cữ sau khi sinhGiai đoạn kiêng cữ sau khi sinh nên kéo dài trong khoảng 30-44 ngày. Tuy nhiên nếu bạn sinh mổ, thời gian ở cữ nên lâu hơn. Cùng MarryBaby điểm qua 7 lời khuyên thường gặp nhất về chuyện kiên cữ...
-
Kiêng cữ sau khi sinh: "Cuộc chiến" xưa và nayKhông giống như quan niệm của những "người xưa", quan niệm kiêng cữ sau sinh của những bà mẹ hiện đại dường như đã được biến tấu 180 độ. Nhưng liệu như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ?
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Mẹ Ớt
hồi mình mới sinh ớt chồng mình cũng định bắt mình kiêng tắm gội 1 tháng nhưng được đúng 1 tuần mình chịu không nổi đòi mua nước lá về đun để tắm gội, tắm gội xong thấy người thoải mái hẳn
hoàng lê kim
mình đồng tình với quan điểm không nên kiêng tắm gội quá lâu, sinh bệnh thêm ấy
Mẹ Tôm Tích
bài viết rất là hay, đúng là sau sinh không nên nằm than
Mẹ én nhỏ
nhưng mình thấy nhiều nơi họ vẫn nằm than nhiều lắm mẹ à