Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/05/2021

Củ tỏi có công dụng gì? Cách chữa đầy bụng bằng tỏi cực hay!

Củ tỏi có công dụng gì? Cách chữa đầy bụng bằng tỏi cực hay!
Đã có khi nào bạn bị đầy bụng, đặc biệt là những khi ăn quá nhiều hoặc sử dụng các thực phẩm cay nóng? MarryBaby sẽ hướng dẫn bạn cách chữa đầy bụng bằng tỏi.

Tỏi là một loại gia vị cực kỳ phổ biến và có sẵn trong bất cứ gian bếp nào. Cùng tìm hiểu công dụng cũng như cách chữa đầy bụng bằng tỏi dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu

Nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu

Thông thường, việc tiêu hóa thức ăn sẽ tốn khoảng 3-5 giờ. Nếu thức ăn ở quá lâu trong đường tiêu hóa, bạn sẽ đối mặt với các biểu hiện như đầy bụng, chướng bụng hoặc ợ hơi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là:

– Bạn đã ăn quá nhiều thức ăn trong một lần. Đặc biệt là ăn những thực phẩm khó tiêu như tinh bột, nhiều chất béo, kết hợp rượu bia và đồ uống có ga.

– Ăn nhanh, nhai không kỹ hoặc có các thói quen xấu như bỏ bữa, ăn no xong nằm ngay, ăn trong khi đang làm việc khác.

– Những người bị bệnh tiêu hóa cũng rất dễ bị đầy bụng. Nếu bạn bị viêm đại tràng, ruột kích thích, loét dạ dày, căng thẳng thần kinh, dùng thuốc kháng sinh… cũng sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Giới thiệu về củ tỏi

Các cách chữa đầy bụng bằng tỏi

Tỏi là một trong những gia vị cực kỳ phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Chúng có vị hơi cay, mùi nồng đặc trưng và thích hợp để khử tanh, tăng hương vị cho các món ăn hoặc nước chấm. Trong tỏi có một số hoạt chất có lợi như sau:

– Tỏi nổi tiếng vì chứa chất allicin. Đây là chất kháng sinh tự nhiên. Tác dụng lớn nhất của chất này đó là làm ức chế hoạt động của vi khuẩn.

– Các chất dinh dưỡng khác có trong tỏi bao gồm: liallyl, sulfide, ajoene, axit amin tự nhiên, khoáng chất selenium, vitamin và khoáng chất… Đây đều là những chất rất có lợi cho sức khỏe.

>>> Bạn có thể quan tâm: Uống tỏi ngâm mật ong 7 ngày, bạn sẽ thấy ngay điều kỳ diệu!

Các cách chữa đầy bụng bằng tỏi nhanh chóng

Các cách chữa đầy bụng bằng tỏi nhanh chóng

Tỏi có thể chữa đầy bụng rất tốt. Bạn có thể áp dụng các cách chữa đầy bụng bằng tỏi sau để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé!

1. Cách chữa đầy bụng bằng tỏi nướng

Bạn dùng tỏi tác động từ bên ngoài để giảm cảm giác đầy bụng. Cách chữa đầy bụng bằng tỏi nướng làm như sau:

– Bạn bọc 1-2 múi tỏi vào giấy bạc, sau đó nướng lên cho tỏi chín sơ.

– Chờ tỏi chín vừa, lấy tỏi ra rồi đặt vào trong một miếng bông gạc chuẩn bị sẵn.

– Dùng bông gạc massage, chà đi chà lại quanh bụng khoảng 15 phút. Bạn sẽ thấy nước và tinh dầu có trong củ tỏi sẽ được tiết ra và thoa đều lên bụng của mình.

– Từ việc làm mở các lỗ chân lông, tỏi có thể khiến lượng hơi thừa trong bụng của bạn thoát ra ngoài dễ dàng.

2. Uống nước cốt tỏi

Nếu sử dụng phương pháp massage bằng tỏi không hiệu quả, bạn có thể dùng phương pháp tiếp theo là dùng tỏi qua đường ăn uống để giảm tình trạng đầy bụng:

– Chuẩn bị khoảng 5-10 tép tỏi sống, đập giập hoặc xay nhuyễn đều được.

– Sau khi giã nát, bạn chắt lấy nước cốt tỏi.

– Có thể uống nước cốt tỏi trực tiếp, tuy vậy bạn sẽ thấy nó khó uống và dễ làm bỏng rát lưỡi. Do đó hãy pha loãng với nước ấm rồi uống nhé! Bạn cũng có thể pha mật ong cùng nước cốt tỏi để dễ uống hơn. Kết hợp với cách chữa đầy bụng bằng tỏi với mật ong cũng giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh?

Một số công dụng khác của tỏi cho sức khỏe

cách chữa đầy hơi bằng tỏi

Ngoài cách chữa đầy hơi bằng tỏi thì tỏi có thể chữa rất nhiều bệnh, cụ thể:

1. Điều trị cảm cúm

Chất allicin là một chất có hoạt tính mạnh nhất trong củ tỏi. Nhờ tính chống hoạt hóa vi khuẩn, chất này có thể hỗ trợ trị cảm cúm rất tốt. Dùng tỏi khi bị cảm sẽ giúp long đờm, dễ thở, bớt ho và không bị nghẹt mũi nữa. Bạn có thể ăn tỏi sống để đề phòng các cơn cảm lạnh, cúm mùa thông thường.

2. Tỏi có thể trị ho

Tỏi là một gia vị có tính nóng, khử hàn. Trong khi đó, chúng ta bị ho do cơ thể bị nhiễm lạnh. Bằng việc bổ sung tỏi trong bữa ăn hoặc ăn sống, bạn có thể lấy lại mức cân bằng nhiệt độ cơ thể, từ đó giảm được các cơn ho tốt hơn.

3. Lọc độc tố trong máu

Allicin là một chất cực kỳ tốt cho sức khỏe. Chúng có thể loại bỏ những chất độc hại, hỗ trợ tăng cường các tế bào bạch cầu thêm khỏe mạnh. Theo một số nghiên cứu, chất allicin trong tỏi cũng có thể loại bỏ chất nicotine độc hại có trong thuốc lá, từ đó làm sạch máu và hệ hô hấp.

4. Giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Khi bạn nghiền và nhai tỏi sống, một enzyme sẽ được tiết ra gọi là alliinase. Chất này có thể làm giảm huyết áp. Do vậy, đối với những người có bệnh cao huyết áp, việc thường xuyên sử dụng tỏi có thể phần nào ngăn chặn được bệnh tái phát.

>>> Mách bạn: Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà

5. Chắc khỏe xương

cách chữa đầy bụng bằng tỏi
Ảnh: Congerdesign/Pixabay

Tỏi tuy là một loại củ gia vị, nhưng lại chứa hàm lượng vitamin không thua kém các loại trái cây. Chúng chứa kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C, đặc biệt, mangan chiếm hàm lượng cao trong tỏi. Chất này giúp hình thành xương, tăng hấp thụ canxi trong cơ thể.

Nhờ vậy, những bệnh nhân về xương khớp cũng sẽ ít đau nhức hơn nến ăn tỏi sống. Đồng thời, ăn tỏi sống cũng giúp tăng estrogen, giảm loãng xương ở nữ giới, nhất là phụ nữ có tuổi.

6. Tốt cho tim mạch

Khi cholesterol xấu tăng lên trong cơ thể, các chất béo sẽ gây tắc nghẽn mạch máu. Tắc mạch máu não hay tim có thể gây đột quỵ cực kỳ nguy hiểm.

Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, do vậy thường xuyên ăn tỏi được chứng minh là giảm nguy cơ đột quỵ. Nhờ vậy, bạn có thể hạn chế việc mắc các bệnh như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đau tim hoặc xuất huyết não.

7. Ngăn ngừa suy giảm trí nhớ

Các dưỡng chất có trong tỏi có thể bảo vệ tế bào não, ngăn ngừa các bệnh thần kinh. Do đó, nếu dùng tỏi hàng ngày, bạn sẽ ít có nguy cơ bị mắc bệnh mất trí nhớ.

8. Phòng ung thư

Ăn tỏi được cho là phòng chống được nhiều loại ung thư nguy hiểm. Một lần nữa, hợp chất allicin cho thấy công dụng tuyệt vời của nó trong việc ngừa sớm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vòm họng.

9. Điều trị mụn trứng cá, trị rụng tóc

Hợp chất hữu cơ allicin có tính chất cản trở gốc tự do, cũng như hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin sẽ biến thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do. Điều này giúp bạn phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng, hạn chế rụng tóc.

Như bạn đã thấy, tỏi là một gia vị rất có lợi cho sức khỏe. Bởi thế ngoài áp dụng cách chữa đầy bụng bằng tỏi, bạn cũng nên dùng loại củ này hàng ngày. MarryBaby chúc bạn cùng gia đình luôn khỏe mạnh!

Hương Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. 6 health benefits of garlic https://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/ingredient-focus-garlic Ngày truy cập: 19/5/2021 2. Garlic https://www.bbcgoodfood.com/glossary/garlic-glossary Ngày truy cập: 19/5/2021 3. Here's Why You Should Start Your Day With Raw Garlic And Water https://food.ndtv.com/food-drinks/heres-why-you-should-start-your-day-with-raw-garlic-and-water-1832623 Ngày truy cập: 19/5/2021 4. 7 Surprising Health Benefits Of Garlic https://food.ndtv.com/food-drinks/powerhouse-of-medicine-and-flavour-surprising-health-benefits-of-garlic-1200468 Ngày truy cập: 19/5/2021 5. Garlic https://www.emedicinehealth.com/garlic/vitamins-supplements.htm Ngày truy cập: 19/5/2021
x