Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/09/2020

Nguyên nhân ung thư vòm họng và cơ hội chữa trị để kéo dài sự sống

Nguyên nhân ung thư vòm họng và cơ hội chữa trị để kéo dài sự sống
Tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng có xu hướng gia tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Vậy nguyên nhân ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng phát triển ở những bộ phận giúp bạn nuốt, nói và thở. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bạn giữ lại các chức năng này. Dưới đây là những đặc điểm của ung thư vòm họng và cách điều trị.

nguyên nhân ung thư vòm họng
Hình ảnh ung thư vòm họng. Ảnh minh họa: medicalnewstoday

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng là khối u ác tính xuất hiện ở thanh quản, dây thanh và những nơi khác trong họng như amidan và hầu họng.

Ở nước ta, ung thư vòm họng xếp thứ 4 trong số 6 loại ung thư thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 10-12%. Năm loại còn lại bao gồm ung thư dạ dày, gan, vú, phổi và tử cung.

Ung thư vòm họng khá hiếm ở các nước phương Tây nhưng đặc biệt phổ biết ở người da vàng. Tại Đông Nam Á, cứ 100.000 người thì có 20-30 người bị ung thư vòm họng.

Các dạng ung thư vòm họng

Phần lớn ung thư phát triển ở các tế bào mỏng, phẳng ở niêm mạc họng hoặc thanh quản. Các chuyên gia phân loại ung thư vòm họng theo vị trí, bao gồm:

  • Nasopharynx (mũi hầu): Đây là phần trên của vòm họng, phía sau mũi.
  • Oropharynx (khẩu hầu): Phần này nằm sau miệng. Ung thư thường phát triển ở amidan, phía sau trong lưỡi hoặc vòm miệng (khẩu cái, trần miệng).
  • Hypopharynx (hạ hầu): Đây là khu vực hẹp ở phía sau thanh quản.
  • Glottis (cửa hầu): là nơi giữ 2 dây thanh.
  • Supraglottis (thượng thanh môn): ở phía trên cửa hầu.
  • Subglottis (hạ thanh môn): khu vực dưới dây thanh và trên khí quản.

Các dạng ung thư vòm họng
Khối u đã khá lớn. Ảnh minh họa: medindia

Dấu hiệu ung thư vòm họng

Hãy đi viện khám nếu những triệu chứng sau kéo dài hơn 2 tuần:

  • Giọng thay đổi, chẳng hạn khàn khàn hoặc giọng lên cao bị vỡ
  • Khó nuốt, khó thở
  • Đau họng, ho, đau tai dai dẳng
  • Đau đầu
  • Cục u ở cổ
  • Sụt cân không rõ lý do

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng dễ xuất hiện ở người có các đặc điểm sau:

  • Người thường xuyên hút thuốc trong thời gian dài dễ mắc những loại ung thư đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng.
  • Uống nhiều rượu thường xuyên: Nhiều ở đây nghĩa là hơn 2 ly đối với nam và hơn 1 ly đối với nữ trong 1 ngày.
  • Người nhiễm virus HPV (lây qua đường tình dục) thì cũng dễ mắc ung thư sâu trong cổ họng, bao gồm ung thư amidan và ung thư lưỡi. Để phòng tránh lây nhiễm loại virus này, bé gái từ 9 tuổi đến phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiêm vaccine ngừa HPV dù đã có quan hệ tình dục hay chưa. Việc tiêm vaccine ở nam giới vẫn đang được nghiên cứu.
  • Người hay nhai trầu cau.
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao gấp 5 lần nữ giới.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Người tiếp xúc với amiăng, kền (nikel) và axit sulfuric (dạng hơi) sẽ dễ bị loại ung thư này.
  • Chế độ ăn ít hoa quả và rau xanh, nhiều cá và thịt ướp muối (mắm).
rau xanh trái cây
Ăn ít rau xanh, trái cây là nguyên nhân ung thư vòm họng
  • Người mắc hội chứng Plummer–Vinson với triệu chứng gồm khó nuốt, thiếu máu do thiếu sắt, viêm lưỡi…
  • Việc có tổ tiên là người châu Á cũng khiến khả năng mắc ung thư vòm họng của bạn cao hơn các chủng tộc khác.

Các giai đoạn của ung thư vòm họng

  • Giai đoạn 0: Lúc này các tế bào bất thường ở niêm mạc họng có khả năng phát triển thành ung thư.
  • Ung thư vòm họng giai đoạn 1: Đây là giai đoạn chớm ung thư. Khối u không quá 2cm, và ung thư chưa di căn sang các hạch bạch huyết.
  • Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Khối u lớn hơn 2cm nhưng không quá 4cm. Ung thư vẫn chưa di căn sang các hạch bạch huyết.
  • Ung thư vòm họng giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4cm hoặc đã di căn sang 1 hạch bạch huyết ở cổ, cùng phía với khối u. Hạch bạch huyết sưng không quá 3cm.
  • Ung thư vòm họng giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư. Khối u có thể ở bất kì kích thước nào và đã di căn sang các mô gần đó, như cổ, tuyến giáp, khí quản, thực quản, hàm, miệng hoặc bất cứ nơi nào khác. Nhiều hạch bạch huyết ở cổ bị sưng, đủ mọi kích thước to nhỏ. Ung thư di căn sang những bộ phận xa, chẳng hạn phổi.

Một số bệnh nhân phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn 4. Một số khác sau khi được chữa khỏi, lại tái phát bệnh ở ngay giai đoạn 4. Bệnh có thể tái phát ngay khu vực hầu họng trước đây, hay ở hạch bạch huyết, hoặc những nơi khác trên cơ thể.

nguyên nhân ung thư vòm họng
Hạch bạch huyết bị sưng có thể sờ thấy rõ ràng. Ảnh minh họa: myhealth.alberta

Tầm soát ung thư vòm họng

Tầm soát hay còn gọi là chẩn đoán ung thư vòm họng, bao gồm các hình thức sau:

  • Dùng ống nội soi để quan sát cổ họng hoặc dùng ống soi thanh quản để kiểm tra dây thanh.
  • Trích một mẫu mô để xét nghiệm: Nếu qua nội soi phát hiện bất thường, bác sĩ có thể làm sinh thiết để xét nghiệm hoặc hút một mẫu hạch bạch huyết bị sưng để kiểm tra.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, CT hoặc MRI, PET sẽ giúp bác sĩ xác định phạm vi của ung thư sâu dưới bề mặt cổ họng và thanh quản.

Cách chữa ung thư vòm họng

Mục đích của việc điều trị là loại bỏ khối u, ngăn cản ung thư di căn, bảo vệ khả năng nuốt và nói của bạn. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào:

  • Giai đoạn của ung thư
  • Vị trí của khối u
  • Sức khỏe tổng quát của bệnh nhân
  • Lựa chọn điều trị của bạn

Xạ trị là phương pháp dùng bức xạ để giết tế bào ung thư, bao gồm 2 hình thức là gieo hạt phóng xạ gần khối u hoặc dùng máy xạ trị chiếu ngoài cơ thể. Ở giai đoạn đầu thì bệnh nhân có thể chỉ cần xạ trị là đủ. Nhưng ở giai đoạn 3-4 thì cần kết hợp thuốc hóa trị hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật gồm nhiều hình thức tiến hành. Ngoài sử dụng dao mổ thì các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp ít xâm lấn như mổ nội soi, dùng tia laser hoặc rô-bốt. Ở giai đoạn đầu của ung thư thì chỉ cần mổ nội soi hoặc chiếu tia laser là được.

Nếu ung thư đã tiến triển sang giai đoạn 3-4, một phần thanh quản và cổ họng có thể bị cắt bỏ. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng nuốt, thở và nói chuyện của bạn.

Bác sĩ có thể dùng các mô ở một nơi khác trên cơ thể bạn để tái tạo cổ họng, giúp bạn nuốt.

Nếu ung thư đã di căn sâu trong cổ, bác sĩ có thể phải phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết.

Nếu thanh quản bị cắt bỏ, bác sĩ có thể nối khí quản với một lỗ khí ở cổ để bạn thở.

Hóa trị bao gồm các loại thuốc tiêu diệt ung thư, ngăn cản di căn. Hóa trị có thể được tiến hành trước phẫu thuật nhằm làm teo nhỏ khối u, hoặc sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát. Một số thuốc giúp hỗ trợ xạ trị tốt hơn.

Các loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu: có thể khiến tế bào ung thư ”chết đói” bằng cách chặn các chất mà chúng cần để phát triển.

Người mắc ung thư vòm họng sống được bao lâu?

  • Nếu bệnh nhân được điều trị sớm ngay từ giai đoạn 1 thì cơ hội sống qua 5 năm là 90%.
  • Nếu đến giai đoạn 2 mới phát hiện và điều trị thì cơ hội sống qua 5 năm giảm xuống, chỉ còn 70%.
  • Ở giai đoạn 3, cơ hội sống sót qua 5 năm là 60%.
  • Ở giai đoạn 4, cơ hội điều trị thành công thường không cao. Tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ từ 5-15%.

Ung thư là bệnh có tính di truyền nên nếu gia đình có người từng bị ung thư thì bạn nên định kỳ đi tầm soát để phát hiện bệnh sớm nhất. Chi phí cho 1 lần tầm soát vào khoảng từ 1-3 triệu đồng. Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đi tầm soát 1 năm 1 lần hoặc ít nhất 2 năm 1 lần để tăng cơ hội chữa bệnh.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x