của bé
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy mỗi năm có tới 25% số tai biến sau sinh do băng huyết. Theo số liệu tại các bệnh viện phụ sản ở Việt Nam, tỷ lệ băng huyết sau sinh chiếm từ 3-8% tổng số ca sinh. Đây thưc sự là con số báo động các mẹ bầu cần quan tâm khi chuẩn bị vượt cạn.
Nội dung bài viết
Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa phổ biến, là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho sản phụ hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Để phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ bầu cần phải tìm hiểu và nhận biết dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này.
Băng huyết sau sinh là gì?
Băng huyết sau sinh là tình trạng mất quá nhiều máu (hơn 0,5-1 lít máu) ngay sau khi sinh con hoặc trong vài tuần đầu tiên sau sinh. Căn bệnh này còn có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Có khi là khi lượng máu chảy từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ sau sinh là:
- Hoặc > 500ml
- Hoặc máu mất > 1% trọng lượng cơ thể hoặc > 10% Hct
- Hoặc lượng máu mất bất kỳ có ảnh hưởng đến huyết áp
Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến hiện tượng băng huyết sau sinh, bao gồm:
Đờ tử cung (tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã được lấy ra)
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Các yếu tố có thể dẫn đến bị đờ cổ tử cung bao gồm:
- Chất lượng cơ của tử cung kém do người mẹ sinh nhiều lần, hoặc do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng.
- Tử cung quá căng do chửa sinh đôi hoặc sinh ba.., nước ối quá nhiều và con to
- Do chuyển dạ kéo dài
- Bị nhiễm trùng ối
- Thai phụ bị suy nhược và thiếu máu
Thai phụ suy nhược trong thai kỳ thường dễ bị băng huyết sau sinh
Do bất thường của bánh rau
- Khi diện tích bánh rau lớn, đến lúc bị bong ra sẽ gây chảy máu nhiều như trong phù nhau thai
- Rau bám có hiện tượng bất thường: Rau tiền đạo và rau bám thấp… dẫn tới chảy máu nhiều.
- Do rau không bong được (rau cài răng lược)
Bị tổn thương đường sinh dục
Vỡ tử cung hay rách cổ tử cung và âm đạo cũng có thể xảy ra trong các trường hợp đẻ thường. Tuy nhiên, các biến chứng này thường xuất hiện nhiều hơn trong ở các trường hợp đẻ khó nên cần can thiệp thủ thuật.
Một số trường hợp đẻ quá nhanh hoặc đẻ rơi cũng có thể dễ dẫn tới tổn thương đường sinh dục.
Bị rối loạn đông máu
Hiện tượng này thường xảy ra trong các trường hợp như: rau bong non, thai lưu, tắc mạch ối, nhiễm trùng…
Dấu hiệu băng huyết sau khi sinh
Mẹ bị băng huyết sau sinh thường có những triệu chứng như sau:
- Chảy máu từ đường sinh dục: lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng.
- Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích: đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão. Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ. Lượng máu đem cân được không phản ánh toàn bộ lượng máu sản phụ mất, vì vậy còn phải đánh giá toàn trạng của sản phụ.
- Các dấu hiệu toàn trạng chung mất máu: da xanh niêm nhợt, tay chân lạnh, khát nước, mạch nhanh, huyết áp giảm.
- Xét nghiệm: giảm hồng cầu, hemoglobin, huyết sắc tố, rối loạn đông máu….

Khi băng huyết, sản phụ bị chảy máu rất nhiều nên phải truyền máu gấp
Biến chứng
Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:
- Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong
- Là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản
Biến chứng lâu dài
Thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.
Cách điều trị băng huyết sau sinh
Khi băng huyết sau sinh xảy ra, sản phụ cần được nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực, vừa kết hợp kiểm tra nguyên nhân vừa điều trị.
Hồi sức tích cực
Cho sản phụ nằm đầu thấp, thở ô-xy, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng, đè động mạch chủ bụng để giảm lượng máu đến tử cung. Đảm bảo huyết động sản phụ ổn định. Theo dõi huyết áp, mạch, tri giác, nhịp thở, niêm mạc thường xuyên.
Truyền dịch mặn đẳng trương, truyền máu bằng hồng cầu lắng, tiểu cầu đậm đặc, huyết tương tươi, yếu tố đông máu, thuốc vận mạch khi có chỉ định.
Xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và điều trị theo nguyên nhân. Lưu ý, có thể có nhiều nguyên nhân phối hợp gây băng huyết nên phải kiểm tra đường sinh dục một cách hệ thống bằng dụng cụ và khám cả các cơ quan khác để không bỏ sót trường hợp do rối loạn đông máu.

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dễ sinh con tự kỷ Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe với nhiều biến chứng nguy hiểm, hội chứng buồng trứng đa nang còn khiến chị em phụ nữ dễ sinh con mắc bệnh tự kỷ.
Việc xác định kịp thời nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là vô cùng quan trọng, vì nó giúp cho người bác sĩ điều trị nhanh chóng xử trí nguyên nhân bên cạnh việc hồi sức chống sốc. Chỉ có loại bỏ được nguyên nhân thì mới có thể chấm dứt được chảy máu.
Cắt tử cung
Cách cuối cùng nhằm cứu tính mạng người mẹ. Có thể nghĩ đến phương pháp này đầu tiên trong trường hợp bệnh nhân đã đủ số con và lớn tuổi.
Đối với những bệnh nhân còn trẻ tuổi, chưa đủ con, có thể dùng thuyên tắc mạch hoặc thắt động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị hai bên. Cắt tử cung chỉ có chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nhau cài răng lược.
Phòng tránh băng huyết sau sinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, để hạn chế nguy cơ xảy ra băng huyết sau sinh, mẹ bầu cần:
- Khám và quản lý thai nghén theo định kỳ, đặc biết là sản phụ mang đa thai, đa ối hoặc mẹ thấp bé,…
- Sản phụ cần được xử lý tích cực ở giai đoạn 3 của quá trình chuyển dạ bằng cách: kiếm soát tốt quá trình sổ nhau, đề phòng chảy máu sau sinh,…
- Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
- Tránh tình trạng thiếu máu, tránh để thai nhi quá nặng cân
- Sau sinh, sản phụ phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc nặng nhọc, không lo lắng quá mức, vì sản phụ vẫn có thể băng huyết muộn sau sinh, băng huyết sau sinh 1 tháng.
- Trong thời kỳ hậu sản, phụ nữ nên giữ gìn vùng kín thật sạch sẽ, không đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Tuyệt đối không gần gũi vợ chồng nếu thấy còn ra sản dịch sau sinh để tránh nhiễm trùng.
Sản phụ cần được theo dõi kỹ sau sinh để xử lý kịp thời nếu bị băng huyết
Nhằm phòng ngừa các biến chứng nặng, nên theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi băng huyết sau sinh xảy ra, kịp thời tìm nguyên nhân và xử trí sớm.
Điều quan trọng nhất để tránh tai biến này là các sản phụ phải đi khám thai định kỳ. Bác sĩ có thể tiên lượng được cuộc chuyển dạ. Đồng thời, sản phụ sẽ được phát hiện sớm các bệnh lý nội khoa để điều trị sớm chuẩn bị tốt cho việc sinh nở.

Giải pháp cho mẹ bầu khi chẳng may mắc Viêm lộ tuyến cổ tử cung Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như: khiến thai nhi phát triển không bình thường, sảy thai trong 3 tháng đầu, sinh non hoặc gây khó khăn khi chuyển dạ.
-
"Giải cứu" mẹ khỏi chứng mất ngủ sau sinhDù mệt lả người, nhưng nhiều mẹ vẫn không thể chợp mắt vì chứng mất ngủ sau sinh. Nguyên nhân gây mất ngủ cũng như cách xử lý tình trạng này thế nào? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!
-
"Hô biến" vết mổ sau sinhVết mổ sau sinh có thể dài từ 10-15cm, nằm ngang bụng. Tuy không ảnh hưởng gì lớn đối với sức khỏe nhưng về phương diện thẩm mỹ, không người phụ nữ nào muốn có vết sẹo lớn như vậy. Nếu cũng đang...
-
"Lột trần" sự thật tàn khốc về trầm cảm sau sinh chỉ bằng một bức ảnh1,4 triệu kết quả được tìm thấy sau 0,77 giây khi gõ cụm từ “trầm cảm sau sinh” trên Google, chứng tỏ mức độ phổ biến của căn bệnh này không hề nhỏ. Nhưng sự thật đau lòng là nhiều gia đình vẫn...
Chỉ khi bé con ra đời, anh xã nhà bạn mới chính thức cảm nhận mình đã lên chức. Còn không, suốt 9 tháng thai kỳ của vợ, anh ấy vẫn chỉ đủng đỉnh với “danh phận” chồng trong gia đình mà thôi. Mẹ không nên “du di” dễ dãi như vậy nhỉ? Bắt anh xã lên chức sớm nào!
Điểm mặt những anh chồng trong mơ của Vbiz
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
-
Nam diễn viên Pretty Woman có con ở...Hôm 11-2 vừa qua, Tờ Hello đưa tin, tài tử Richard Gere và Alejandra Silva...
-
Ca sĩ Hải Băng mang bầu lần 3, đối diện...Vào tháng 7-2018, một thông tin bất ngờ đến với mọi người: Nữ ca sĩ Hải Băng...
Dư Thị Lương
Mẹ nào chuẩn bị sinh đọc thông tin này hữu ích lắm đó