Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/08/2023

Sự phát triển tâm lý trẻ 8 -10 tuổi và các đặc điểm cha mẹ cần biết

Sự phát triển tâm lý trẻ 8 -10 tuổi và các đặc điểm cha mẹ cần biết
Trẻ tiểu học từ 8 - 10 tuổi đang ở trong vai đoạn mà bạn bè đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống tình cảm của trẻ. Tâm lý trẻ 8 - 10 tuổi vì thế có sự thay đổi so với trước đây.

Tâm lý trẻ 8 -10 tuổi bắt đầu xem trọng tình bạn và hướng dần sự chú ý sang các mối quan hệ bạn bè thay vì chỉ biết tới gia đình. Cho tới khi bước vào bậc trung học, trẻ vẫn học cách làm thế nào để chơi với bạn. Đồng thời học cách điều chỉnh hành vi phù hợp với phép tắc xã hội.

1. Sự phát triển tâm lý của trẻ 8 – 10 tuổi

Sự phát triển tâm lý của trẻ 8 – 10 tuổi biểu hiện qua việc bé ngày càng có ý thức độc lập cao hơn, cùng sự tự tin để giải quyết vấn đề và chấp nhận rủi ro. Khi đạt cột mốc 8 – 10 tuổi, trẻ sẽ có tâm lý tự đánh giá bản thân và có thể tự cười với chính mình.

Một phần trong quá trình phát triển cảm xúc xã hội và tình cảm của trẻ 8 – 10 là ngày càng trở nên độc lập với cha mẹ và anh chị em. Trẻ cũng thích được đánh giá là thông minh và hiểu biết.

Đặc điểm tính cách theo tâm lý của trẻ 8 – 10 tuổi

  • Dành nhiều thời gian nói chuyện với bạn bè đồng trang lứa
  • Phát triển tình bạn lâu dài và bắt đầu cảm thấy áp lực đồng trang lứa.
  • Học cách hợp tác trong nhóm và trò chơi; không thích chơi một mình.
  • Bắt đầu phát triển tinh thần thể thao, học hỏi về chiến thắng và thất bại.
  • Thích thú với các hoạt động nhóm và trò chơi nhóm dựa trên sở thích chung.
  • Phát triển năng lực trong các trò chơi cạnh tranh và các môn thể thao đồng đội.
  • Bắt đầu phát triển quan điểm của riêng mình, đôi khi khác với ý tưởng của cha mẹ.
  • Sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề, đàm phán và thỏa hiệp với các bạn bè đồng lứa.
  • Trở nên nhạy cảm với những gì người khác nghĩ về trẻ và cần sự chấp thuận của người lớn.
  • Trở nên nhiệt tình để giải quyết bất cứ điều gì và sẽ làm việc chăm chỉ để phát triển một kỹ năng.
  • Có xu hướng khắt khe, chỉ trích hiệu quả công việc của bản thân trẻ và bắt đầu đánh giá bản thân.
  • Phát triển khả năng cạnh tranh—muốn trở thành người đầu tiên và giỏi nhất, và làm mọi việc đúng đắn.
  • Thể hiện sự độc lập ngày càng tăng, dẫn đến mối quan tâm với các quy tắc có thể dẫn đến sự hách dịch.
  • Thể hiện sự quan tâm đến việc trưởng thành hơn và có thể bắt đầu giải quyết nhiều trách nhiệm và thói quen hơn.

Đặc điểm tâm lý, tính cách trẻ 8 tuổi
Đặc điểm tâm lý, tính cách trẻ 8 – 10 tuổi đó là ưa thích hoạt động nhóm và ưu tiên bạn bè

Sự phát triển cảm xúc theo tâm lý trẻ 8 – 10 tuổi

  • Có thể khá nhạy cảm và quá kịch tính.
  • Có thể thay đổi cảm xúc nhanh chóng.
  • Có thể bày tỏ những cảm xúc tinh tế và trải qua những khoảnh khắc tức giận hoặc thất vọng.
  • Có thể trở nên chán nản, điều này có thể dẫn đến sự nhút nhát trong các buổi biểu diễn trước đông người.

Xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ thông thái

2. Cách đồng hành cùng con trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi

Quá trình trẻ đấu tranh để khẳng định cái tôi riêng có thể biểu hiện sự ngang ngạnh. Trẻ bắt đầu biết đòi hỏi những gì con thích, hoặc tranh cãi với gia đình, bạn bè để bảo vệ quan điểm của mình.

Đừng vội đánh giá tiêu cực về thái độ của con, cha mẹ cần hiểu rằng sự khẳng định cái tôi này giúp con vận dụng kỹ năng tư duy cao hơn, khả năng ngôn ngữ linh hoạt hơn và tăng khả năng tập trung khi tìm mọi lý lẽ biện bạch cho mình.

Muốn hỗ trợ con trẻ trong độ tuổi này, cha mẹ nên lắng nghe tích cực về mục tiêu, tình cảm của con, luôn bên cạnh cổ vũ con nỗ lực tới cùng có tới khi đạt được mục tiêu, đừng quên nhắc con về giới hạn và ranh giới không được vượt qua. Ví dụ mục tiêu con muốn đạt thành tích cao thể thao là tốt, cần cổ vũ, nhưng nếu con muốn đạt điều đó bằng mọi cách kể cả việc chơi xấu thì hoàn toàn không được.

Bên cạnh đó, thay vì kiểm soát con, cha mẹ nên định hướng cho con học cách tự kiểm soát bản thân. Một số cách nhẹ nhàng dạy con tự quyết định: Dành cho con khoản ngân sách nho nhỏ để lựa chọn áo quần hợp phong cách con, cho con quyền chọn thực đơn khi gia đình đi ăn, cho con quyền lựa chọn các hoạt động ngoài trời.

Trẻ bước vào tuổi lên 10, tình cảm giữa con và bạn bè đồng giới rất thân thiết, thậm chí sẽ có lúc con có biểu hiện ghen khi bạn thân của mình lại đột nhiên chơi thân với một bạn khác. Tuy nhiên, biểu hiện tình cảm này không đáng ngại và không thể hiện xu hướng tình dục của con khi bước vào tuổi vị thành niên.

Cách đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn này

3. Một số dấu hiệu tâm lý bất thường ở bé 8 – 10 tuổi

Các dấu hiệu cho thấy trẻ 8 – 10 tuổi có vấn đề tâm lý bao gồm:

  • Nỗi buồn dai dẳng, kéo dài từ ít nhất 2 tuần trở lên.
  • Trẻ thu rút, không tham gia hoạt động xã hội với bạn bè và gia đình.
  • Nói về hoặc có hành động làm tổn thương chính mình, nói về cái chết hoặc về tự tử.
  • Thay đổi rất nhanh và rất mạnh tâm trạng, hành vi và tích cách. Có thể rất dễ trở nên cáu gắt.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, giảm cân không chủ đích, khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng.
  • Thường xuyên đau đầu hoặc đau bụng, khó tập trung dẫn đến những thay đổi đáng kể trong kết quả học tập.

Xem thêm: Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học bố mẹ cần biết

Cha mẹ nên đồng cảm, hiểu được tâm lý trẻ 8 – 10 tuổi, khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình về bạn bè. Việc lắng nghe và đồng hành cùng con trong giai đoạn này sẽ tạo tiền đề vững mạnh để con trở thành một người lớn lành mạnh và tận hưởng cuộc sống.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Middle Childhood (6-8 years of age)
https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/middle.html
Ngày truy cập: 22.08.2023

2. 6-8 years: child development
https://raisingchildren.net.au/school-age/development/development-tracker/6-8-years
Ngày truy cập: 22.08.2023

3. Milestones for 8-Year-Olds
https://healthy.kaiserpermanente.org/health-wellness/health-encyclopedia/he.milestones-for-8-year-olds.ue5720
Ngày truy cập: 22.08.2023

4. What Are the Development Milestones for an 8-Year-Old?
https://www.medicinenet.com/what_are_the_milestones_for_an_8-year-old/article.htm
Ngày truy cập: 22.08.2023

5. Growth & Development: 6 to 12 Years (School Age)
https://www.choc.org/primary-care/ages-stages/6-to-12-years/
Ngày truy cập: 22.08.2023

x