Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/08/2023

Mách mẹ cách trị rôm sảy cho bé tại nhà vào mùa hè hiệu quả

TÀI TRỢ BỞI:

Mách mẹ cách trị rôm sảy cho bé tại nhà vào mùa hè hiệu quả
Bé bị rôm sảy mùa hè là tình trạng rất thường gặp gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nặng hơn có thể gây nhiễm trùng, xuất hiện mụn mủ.

Tuy nhiên mẹ sẽ không còn phải lo lắng khi bé bị nổi rôm sảy nữa. Vì đã có các cách trị rôm sảy cho bé ở dưới đây.

Trước khi tìm hiểu cách trị rôm sảy cho bé tại nhà hiệu quả, mẹ cần biết nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ là gì.

1. Rôm sảy là gì? Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Rôm sảy là từ thường được dùng để nói về tình trạng viêm da. Dấu hiệu bé bị rôm sảy dễ thấy nhất là các nốt sẩn màu đỏ, kích thước nhỏ bằng đầu đinh ghim xuất hiện từng đám trên da. Ngoài ra bé bị rôm sảy còn có thể bị mụn nước rải rác.

Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy bao gồm:

  • Mùa hè và thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao. Trẻ sẽ bị ra mồ hồi nhiều, liên tục da bị ẩm ướt dẫn đến viêm da. Trong thời tiết nóng, các bậc phụ huynh cho bé mặc quần áo bí, quấn tã lót nhiều, nằm phòng phòng kín khiến bé bị nổi rôm sảy.
  • Không được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ là nguyên nhiên tiếp theo khiến bé bị rôm sảy. Ngược lại nếu bé được tắm quá nhiều lần trong ngày, làn da bị mất đi chất ceramide bảo vệ dẫn đến ngứa ngáy, gãi nhiều gây sẩn và mụn nước.

Đối với những bé sinh ra trong gia đình mà ông bà, cha mẹ có cơ địa bị dị ứng thì sẽ thường hay bị hơn.

Thông thường, bé bị rôm sảy sẽ có thể tự khỏi, đặc biệt khi tiết trời mát. Tuy nhiên, cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ gãi mạnh trên da có thể gây nhiễm trùng. Thêm vào đó, bé ngủ không ngon giấc. Bệnh lại rất dễ tái lại khi trời nóng, trẻ bị rôm sảy có thể bị tổn hại tuyến mồ hôi.

Vì vậy, mẹ không nên quá chủ quan trước biểu hiện rôm sảy của bé. Để trẻ không mắc các biến chứng, mẹ cần nắm cách trị rôm sảy cho bé.

>> Xem thêm: Tại sao bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, có đáng lo ngại?

Rôm sảy là gì? Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà

2. Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà an toàn và hiệu quả

2.1 Cho bé mặc quần áo thoáng mát

Thoáng mát là cách tốt nhất để trị rôm sảy cho bé tại nhà. Theo đó, cha mẹ lưu ý:

  • Mặc quần áo cotton nhẹ rộng rãi cho bé.
  • Tránh mặc cho trẻ nhiều lớp áo hoặc quấn khăn kín.
  • Thường xuyên thay quần áo cho bé nêu bị ướt do mồ hôi.
  • Hãy đảm bảo trẻ luôn khô ráo, thoáng mát và tránh đổ mồ hôi.

2.2 Sử dụng kem trị rôm sảy cho bé

Thuốc mỡ hoặc kem trị rôm sảy có thể giúp giảm ma sát và bảo vệ da bé khỏi bị kích ứng. Tuy nhiên, nếu bé bị nổi rôm sảy do bị nấm, cách trị rôm sảy cho bé trong trường hợp này là thoa kem chống nấm do bác sĩ chỉ định.

2.3 Cho bé nằm phòng điều hòa

Nguyên nhân gây tình trạng rôm sảy ở trẻ đó là nhiệt độ cao. Ngoài việc đảm bảo bé mặc đồ thoáng mát, cách trị rôm sảy cho bé khác là tạo không gian với nhiệt độ dễ chịu cho bé cưng:

  • Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát và thông gió.
  • Sử dụng điều hòa không khí, đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

2.4 Tắm rửa hằng ngày cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ là yếu tố tiên quyết để trị rôm sảy cho bé đúng cách. Mẹ lưu ý một số điều khi tắm cho trẻ sơ sinh:

  • Lau khô các kẽ trên da của bé sau mỗi lần tắm.
  • Tắm rửa cho bé 1-2 lần mỗi ngày giúp làm sạch các lỗ chân lông. Không nên tắm quá nhiều có thể làm bé cảm lạnh.

2.5 Không cho bé tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Nếu đang bị rôm sảy mà tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ khiến bé rất khó chịu và tình trạng rôm sảy nặng nề hơn. Vì vậy, hãy hạn chế cho bé ra ngoài khi không cần thiết, nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ vì lúc này ánh sáng chứa lượng lớn tia UV gây hại cho da bé.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị bong tróc da là do đâu?

3. Gợi ý mẹ các mẹo dân gian giúp trị rôm sảy cho bé

Khi bé bị nổi sảy, mẹ có thể tắm cho bé với thuốc tím, nước quả mướp đắng, thầu dầu tía, sài đất, lá dâu, lá khế… Có 5 loại lá quen thuộc giúp bé thoát khỏi rôm sảy bao gồm:

3.1 Tắm nước lá khế

Lá khế có có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ngứa do dị ứng, mề đay… rất hữu hiệu.

Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà bằng nước lá khế:

  • Bước 1: Lấy một nắm lá khế, tách phần gân lá, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối.
  • Bước 2: Để nồi nước sôi khoảng 5 phút rồi chắt lấy nước pha cùng nước lạnh đến nhiệt độ nước tắm cho bé thích hợp.
  • Bước 3: Thực hiện khoảng 3 – 4 ngày mẹ sẽ thấy làn da của bé sẽ được cải thiện rõ rệt.

3.2 Tắm nước lá dâu tằm

Tắm nước lá dâu tằm là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả.

  • Bước 1: Lá dâu tằm các mẹ mang về rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • Bước 2: Sau đó cho vào một túi vải lớn và bỏ vào nồi nước đun sôi. Tắt bếp và chờ cho nước nguội bớt, chuyển sang ấm rồi tắm cho bé.
  • Bước 3: Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày để ngăn chặn rôm sảy mọc thêm, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Tắm lá cho bé để trị rôm sảy

3.3 Tắm nước lá chè xanh

Tắm nước lá chè xanh là các trị rôm sảy cho bé được nhiều cha mẹ áp dụng. Trong trà xanh có hàm lượng cao chất EGCG giúp kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt. Sử dụng lá chè xanh để chữa rôm sảy cho trẻ em đã được người xưa áp dụng.

Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà bằng nước lá chè xanh:

  • Bước 1: Làm nước chè xanh tắm cho bé rất đơn giản, các mẹ chỉ cần rửa sạch vò nát rồi cho thêm chút muối hãm qua và bỏ nước đầu.
  • Bước 2: Tiếp đến đổ nước lạnh vào và đun sôi. Đợi đến khi nước chỉ còn ấm thì dùng khăn mềm thấm ướt và lau nhẹ ở chỗ bị rôm sảy.

(*) Lưu ý là các mẹ nên sử dụng lá trà xanh tươi, mua ở địa chỉ đáng tin cậy để tránh thuốc trừ sâu, chất độc hại.

3.4 Tắm nước lá mảnh bát

Loại lá này không chỉ trị rôm sảy mà còn trị mụn nhọt, lở loét, côn trùng cắn, đau đầu cảm sốt. Các bước thực hiện nước lá tắm mảnh bát như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá và phơi khô. Lấy 2 – 3 nắm lá khô cho vào nồi lớn, đổ nước xâm xấp rồi đun sôi.
  • Bước 2: Đun đến khi lá chuyển vàng, mùi thơm nhẹ thì đun thêm khoảng 3 – 5 phút và tắt bếp.
  • Bước 3: Đợi đến khi nước chuyển ấm thì tắm cho bé.

3.5 Tắm nước rau sam

Đây là loại rau dại mọc rất nhiều ở các làng quê Việt Nam. Rau sam rất lành tính, giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng rất tốt. Khi bé bị rôm sảy mùa hè mẹ chỉ cần rửa sạch, giã nát và ép lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm cho bé.

3.6 Tắm nước gừng tươi

Gừng từ lâu được biết đến là có công dụng kháng khuẩn, chống viêm. Cha mẹ có thể giã gừng rồi lấy nước chấm vào chỗ bị rôm sảy. Hoặc có một cách để trị rôm sảy cho bé nữa là giã gừng cho vào nước tắm cho bé.

(*) Tuy nhiên, mẹ không nên dùng quá nhiều gừng vì có thể gây nóng.

3.7 Tắm nước chanh tươi

Thành phần của quả chanh tươi có nhiều axit nên có tác dụng chữa rôm sảy cho bé. Mẹ có thể vắt khoảng nửa quả chanh tươi vào chậu nước rồi tắm hằng ngày cho bé để khắc phục tình trạng rôm sảy. Đây là cách trị rôm sảy nhiều mẹ tin dùng.

3.8 Tắm nước cây sài đất

Cây sài đất có tính mát, giải độc, tiêu viêm hiệu quả nên mẹ sử dụng cách này để trị bệnh rôm sảy cho bé hoặc các vấn đề như viêm da, mụn nhọt…

Cách trị rôm sảy cho bé bằng nước cây sài đất:

  • Mẹ có thể nấu cây sài đất tươi hoặc khô với nước rồi pha thêm nước lạnh để tắm cho bé.
  • Để tăng hiệu quả, mẹ có thể lấy cây sài đất tươi, giã nước rồi bôi lên vùng da bị rôm. Khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy cải thiện đáng kể.

>> Xem thêm: Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá kinh giới để trị rôm sảy

4. Lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian trị rôm sảy cho bé

Do cách trị rôm sảy cho bé tại nhà bằng việc tắm lá là kinh nghiệm dân gian truyền đời. Theo đó, những phương pháp này chưa có cơ sở khoa học, mẹ lưu ý một số điều sau nhé:

  • Không sử dụng nước lá quá đặc để tắm cho bé.
  • Không tắm nước lá khi da bé bị trầy xước, mưng mủ, viêm nặng.
  • Sau khi tắm xong phải tắm lại cho bé một lần nước bằng nước ấm.
  • Luôn ngâm rửa nước muối hoặc thuốc tím trước khi nấu nước tắm để loại bỏ vi khuẩn, bụi bản, thuốc trừ sâu tồn đọng trên mặt lá.
  • Tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ em nước khi tắm nước lá. Vì các loại lá không thể loại bỏ chất nhờn trên da bé.

5. Cho bé ăn uống đồ mát để trị rôm sảy tại nhà đúng cách

Để trị rôm sảy đúng cách cho bé, mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản từ dân gian. Dưới đây là những bài thuốc trị rôm sảy hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, gần gũi trong đời sống hàng ngày và an toàn cho trẻ.

5.1 Rau má + bột sắn dây

Cách trị rôm sảy đầu tiên cho bé bằng nước uống chính là rau má và sắn dây. Đây là hai loại thực phẩm có tính mát, thường được dùng làm các món như rau má đậu xanh, chè sắn dây để giải khát mùa hè. Nếu mẹ chưa biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao thì có thể tham khảo công thức sau đây nhé.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm rau má rửa sạch.
  • 5 thìa cà phê bột sắn dây.
  • 5 thìa cà phê đường (hoặc nhiều hơn tùy theo khẩu vị của bé).

Cách thực hiện:

  • Rau má xay bỏ bã, gạn lấy nước.
  • Pha nước rau má với nước đun sôi để nguội, rồi cho bột sắn dây và đường vào khuấy đều.
  • Đặt nước này vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút rồi cho bé uống.

*Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước này khi bụng bé không bị đói nhé. Việc uống bột sắn lúc đói có thể gây hại cho dạ dày.

5.2 Mướp đắng + kinh giới

Tại sao mướp đắng và kinh giới là cách trị rôm sảy cho bé. Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát nên có thể giúp giải nhiệt cơ thể. Kinh giới lại có vị cay, tính ấm có khả năng tán nhiệt, trị ngứa ngoài da, mụn nhọt, rôm sảy. Đây chính là cách trị rôm sảy cho bé cực kỳ hiệu quả.

Sự kết hợp của mướp đắng và kinh giới sẽ càng làm tăng công dụng giải nhiệt, trị ngứa, rôm sảy cho trẻ. Đây cũng là cách trả lời cho câu hỏi trẻ bị rôm sảy phải làm sao.

Nguyên liệu:

  • 3 nắm kinh giới.
  • 2 quả mướp đắng.
  • 1 nắm muối.

Cách thực hiện:

  • Giã nát mướp đắng, kinh giới và muối.
  • Xả nước ra chậu tắm rồi hòa hỗn hợp này vào để tắm cho bé.

5.3 Cách trị rôm sảy cho bé bằng rau sam

Theo Đông y, rau sam vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Bé bị rôm sảy phải làm sao cho dễ chịu? Đâu là cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả? Mẹ có thể dùng rau sam cho bé ăn hoặc tắm để trị rôm sảy cho bé nhé.

Nguyên liệu

  • 1 bó rau sam.
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch rau sam.
  • Giã nát với muối hạt rồi hòa vào nước tắm cho bé.
  • Hoặc với trẻ đã biết ăn cơm, mẹ có thể nấu canh rau sam cho bé ăn hàng ngày. Rau sam giàu chất xơ và vitamin C còn giải nhiệt bên trong cơ thể và giúp bé chống lại bệnh táo bón.

*Lưu ý: Rau sam là loài mọc sát đất nên có nhiều nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hơn các loại rau khác. Vì thế, khi chế biến mẹ nên ngâm với muối hạt khoảng 5 phút rồi mới nấu cho bé ăn nhé.

>> Xem thêm: Trẻ bị lột da tay, bong tróc da đầu ngón tay là thiếu chất gì?

5.4 Hoa hòe

Theo Đông y, hoa hòe tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, trị bệnh ngoài da. Trẻ bị rôm sảy phải làm sao với hoa hòe? Mẹ có thể trị rôm sảy cho bé bằng cách cho bé uống nước hoa hòe hàng ngày như dưới đây.

Nguyên liệu

  • 1g hoa hòe khô.
  • 2 lít nước.
  • 5 thìa cà phê đường.

Cách thực hiện

  • Đem hoa hòe sắc với 2 lít nước cho đến khi còn lại 1 lít nước.
  • Khuấy đường vào nước hoa hòe rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh cho bé uống trong ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể phòng ngừa rôm sảy cho con bằng cách nấu những món ăn mát hàng ngày như canh cua, canh chua, các loại chè mùa hè, uống nước ép trái cây, ăn nhiều loại rau mát như mồng tơi, bầu, rau dền, cà chua…

Trên đây là cách trị rôm sảy cho bé từ dân gian đến khoa học mẹ có thể áp dụng. Hy vọng với các cách trị rôm sảy cho bé này trẻ sẽ sớm khỏi bệnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Heat rash
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/heat-rash
Ngày truy cập: 15.08.2023

2. Heat rash (prickly heat)
https://www.nhs.uk/conditions/heat-rash-prickly-heat/
Ngày truy cập: 15.08.2023

3. When Your Child Has Heat Rash (Prickly Heat)
https://www.saintlukeskc.org/health-library/when-your-child-has-heat-rash-prickly-heat
Ngày truy cập: 15.08.2023

4. Heat Rash
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/heat-rash/
Ngày truy cập: 15.08.2023

5. Heat rash (prickly heat)
https://www.nidirect.gov.uk/conditions/heat-rash-prickly-heat
Ngày truy cập: 15.08.2023

x