Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/11/2017

Thai ngược có chuyển dạ không: Đừng quá lo lắng!

Thai ngược có chuyển dạ không: Đừng quá lo lắng!
Thai ngược có chuyển dạ không, có xảy ra biến chứng nguy hiểm gì nếu quyết định sinh thường không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu được dự đoán ngôi thai ngược.

Giữa tuần thứ 29 đến 32, khoảng 15% bé sẽ bắt đầu xoay mông xuống dưới. Tuy nhiên cũng có những thai nhi đã quay đầu nhưng quay ngược khiến nhiều mẹ lo lắng. Thai ngược có chuyển dạ không, cùng MarryBaby tìm hiểu cụ thể nhé!

Vị trí tốt nhất để thai nhi dễ dàng “chui” ra khỏi bụng mẹ chính là đầu chúc xuống, gáy quay về phía bụng mẹ. Ở vị trí này, bé sẽ đi qua đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng trượt ra ngoài khi mẹ rặn đẻ đúng cách. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.

thai ngược có chuyển dạ không 2
Mẹ nào cũng mong ngôi thai thuận để sinh thường nhưng không phải cứ muốn là được

5 yếu tố khiến ngôi thai bị ngược

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ngôi thai bị ngược nhưng các chuyên gia chỉ ra 5 yếu tố cơ bản sau:

  • Trẻ sinh non, chưa đủ ngày tháng: Nếu mẹ có dấu hiệu chuyển dạ sớm hơn so với ngày dự sinh vài tuần, thai không có đủ thời gian để xoay mình về vị trí bình thường. Đó là lý do nhiều trường hợp sinh non xuất phát từ yếu tố ngôi ngược.
  • Quá nhiều hoặc quá ít nước ối: Nước ối vừa đủ sẻ là môi trường lý tưởng cho bé chuyển động dễ dàng, xoay đầu từ vị trí ngược thành thuận. Thừa hoặc thiếu nước ối, bé sẽ khó khăn, thậm chí không thể quay lại tư thế đúng.
  • Mang thai song thai /đa thai: Nhiều hơn một thai nhi, môi trường tử cung chật hep khiến các bé xoay đầu nếu nằm ngôi ngược.
  • Có vấn đề với nhau thai: Nhau thai “chặn” ở cổ tử cung thì bé sẽ bị chiếm mất chỗ để nằm ở vị trí thuận. Tình trạng này có thể được phát hiện qua siêu âm.

Cũng có nhiều trường hợp không rõ lý do. Chính các chuyên gia vẫn chưa thể hiểu vì sao ngôi thai lại ngược, chỉ có thể lý giải đó là cách nằm yêu thích của bé.

Dấu hiệu sinh ngôi ngược

Bắt đầu tam cá nguyệt thứ ba, mẹ sẽ được thông báo chính xác ngôi thai thuận hay ngược. Ngoài cách siêu âm thai, mẹ cũng có thể cảm nhận được ngôi ngược qua dấu hiệu sau:

  • Sờ vùng bụng trên dễ dàng nhận thấy đầu bé. Đó là khối tròn, cứng và di động qua lại được. Phần mông thường mềm, không rõ khối và không di động.
  • Cảm giác cứng ngay dưới sườn, luôn gây khó chịu.
  • Nếu vỡ màng ối đã vỡ và thấy có phân su trào ra cũng là dấu hiệu cảnh báo.
  • Sa dây rốn
  • Bất thường biểu đồ đo cơn gò – tim thai

Ngôi thai ngược có nguy hiểm không?

Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ngôi thai ngược cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định với cả mệ bầu và thai nhi:

Đối với mẹ

  • Thời gian chuyển dạ có thể kéo dài hơn nhiều giờ. Trong giai đoạn đầu cổ tử cung mở, mẹ sẽ cảm thấy mệ mỏi hơn. Nhiều mẹ chọn phương pháp sinh mổ nhưng vì cơn đau quá dồn dập đã không thể kiên trì tới cuối.
  • Nhiều mẹ sẽ gặp biến chứng sa dây rốn.
  • Sa dây rốn là biến chứng thường gặp trong ngôi ngược. Lúc này, không khí và nhiệt độ bên ngoài sẽ bị dây rốn ngăn cản, làm ngưng trệ quá trình cung cấp oxy cho bé. Đây là lúc cấp cứu sản khoa phải mổ cứu bé ngay lập tức.
  • Ngôi thai ngược có thể kiến đầu phé kẹt lại nếu mẹ sinh thường. Lúc này trẻ có thể thiếu oxy và thời gian sinh kéo dài. Trường hợp xấu nhất có thể phải mổ để cứu bé.
thai ngược có chuyển dạ không 1
Trường hợp xấu nhất, bác sĩ phải mổ lấy thai để tránh sang chấn thai nhi

Nguy cơ với trẻ

  • Trẻ có thể bị bầm dập mông do va chạm với xương chậu của mẹ. Vùng sinh dục của một số bé có thể bị phù, đặc biệt là các bé trai có thể bị ứ nước trong tinh hoàn.
  • Các bé có ngôi mông thiếu có thể sẽ giữ tư thế duỗi chân liên tục vài ngày sau đó, ngôi mông thì ngược lại.
  • Nếu quá trình sinh diễn ra quá nhanh hoặc sinh non, đầu bé có thể bị tổn thương.

Ngôi thai ngược có đẻ thường được không?

Câu trả lời là có nhưng chỉ khi thai phụ có ngôi thai ngược có không tăng cân quá nhiều và sinh con thứ, tầng sinh môn giãn nở nhiều. Thai phụ cũng có thể sinh theo phương pháp ngả âm đạo, có can thiệp từng phần nhỏ để giảm sang chấn cho thai nhi.

Ngoài ra, nếu sức khỏe của mẹ ổn định, bé có ngôi mông thiếu cũng có thể sinh thường dù không thể chắc chắn là thành công 100%. Thường thì bác sĩ sẽ gắn 1 đầu điện cực trên bụng mẹ ngay vị trí có mông bé và 1 điện cực cho mẹ, rồi theo dõi bằng máy. Cách này sẽ giúp nhận ra nhanh chóng bất kì thay đổi nào của mẹ và bé.

Thai ngược có chuyển dạ không? Chắc chắn sẽ chuyển dạ bình thường mẹ nhé, chỉ là phương pháp sinh không hoàn toàn do mẹ chủ động mà phụ thuộc vào tư thế của thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết liên quan

x