Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: undefined
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/06/2017

9 BÍ MẬT ĐÁNG SỢ về SINH THƯỜNG chính bác sĩ cũng giấu bạn

9 BÍ MẬT ĐÁNG SỢ về SINH THƯỜNG chính bác sĩ cũng giấu bạn
Nếu bạn đang chuẩn bị đón chào em bé đầu tiên thì đây là những lời khuyên mà ngay cả bác sĩ, người thân hay bạn bè cũng ít ai tiết lộ cho bạn biết.

Có thể khẳng định việc sinh nở em bé đầu tiên là trải nghiệm đáng sợ nhưng cũng đầy bất ngờ với các bà mẹ. Mặc dù đã nhận được trất nhiều điều tư vấn từ chuyên gia, người thân, bạn bè nhưng vẫn còn có rất nhiều điều bạn chưa hề nghe nói tới mà chỉ khi chính thức trải qua mới hiểu được.

Dưới đây là những bí mật về chuyện sinh nở mẹ nên tham khảo trước khi bước lên bàn đẻ để không bị sốc:

Đi đẻ là phải… cạo?

Theo bác sĩ sản phụ khoa Kelly Kasper, hầu hết các bác sĩ, chuyên gia đỡ đẻ đều không quan tâm đến việc mẹ bầu có cạo lông vùng kín, bôi sáp hay tắm rửa trước đó hay không. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy việc này sẽ khiến bạn tự tin, thoải mái hơn thì vẫn nên làm.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Kelly Kasper, hầu hết các bác sĩ, chuyên gia đỡ đẻ đều không quan tâm đến việc mẹ bầu có cạo lông vùng kín. (ảnh minh họa)

Đi nặng khi rặn đẻ

Không ít phụ nữ chia sẻ rằng họ vô cùng xấu hổ và tự ti khi bị nôn ói hoặc thậm chí rặn ra phân khi rặn đẻ. Đây là vấn đề khá phổ biến nhưng bác sĩ cũng như những y tá không quan tâm nhiều đâu nên mẹ không cần quá lo lắng.

Tuyệt đối không được ăn khi đau đẻ?

Nếu mẹ muốn ăn vặt giữa các cơn co thì nên nhờ chồng hoặc người thân chuẩn bị sẵn và không phải quá kiêng khem ép mình không được làm việc này. Các chức năng của cơ thể chỉ hoạt động hiệu quả khi mẹ được ăn no. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị sẵn những đồ ăn nhẹ nhàng.

Sinh nở diễn ra rất nhanh?

Bạn nghĩ rằng sau khi vỡ ối thì sẽ sinh con trong khoảng 12-24 giờ tới là cùng để phòng nguy cơ nhiễm trùng, tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều ca sinh kéo dài suốt 72 giờ và em bé vẫn chào đời an toàn.

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Tạp chí Y học New England, 50% phụ nữ bị vỡi ối sinh con trong vòng 5 giờ sau đó, trong khi 95% trong số những phụ nữ còn lại phải chờ đợi tới 28 giờ sau đó em bé mới chào đời.

Có rất nhiều ca sinh kéo dài suốt 72 giờ và em bé vẫn chào đời an toàn. (ảnh minh họa)

Phải nằm ngửa sinh con?

Hãy cho trong lực của cơ thể có cơ hội giúp mẹ trong việc sinh con bằng các tư thế như thẳng đứng hoặc ngồi xổm sẽ giúp rặn đẻ dễ hơn. Tuy nhiên những vị trí sinh con này không mấy phổ biến ở Việt Nam và mẹ nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như lắng nghe cơ thể mình. Hãy chọn một vị trí sinh con dễ chịu nhất để hoàn thành ca sinh.

Sinh con trong phòng quá sáng – tốt hay không?

Các ca sinh nở thường diễn ra trong những căn phòng đầy ảnh điện nhưng điều này chỉ có lợi cho các y bác sĩ chứ không mang lại lợi ích cho mẹ. Thực tế thì các thụ thể melatonin trong tử cung giúp oxytocin – hormone tạo ra cơn co khi sinh nở – sẽ được tạo ra nhiều trong phòng mờ tối hơn là sáng.

Đứng ngồi không yên vì không biết rặn đẻ

Hỏi 10 bà mẹ mang thai thì có đến 9 người nói rằng họ vô cùng lo lắng vì không biết rặn đẻ thế nào. Tuy nhiên theo nữ hộ sinh Tracy Donegan, mẹ đừng quá lo lắng về việc này bởi đến khi những cơn đau quặn lên, đầu em bé lọt dần xuống cửa mình thì tự nhiên phản xạ rặn đẻ sẽ đến để đẩy em bé ra ngoài.

Nữ hộ sinh này cũng cho biết dù mẹ có áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng thì cũng sẽ nhận ra và không cưỡng lại được phản xạ này.

Ngoài ra, mẹ cũng hãy bình tĩnh rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên rặn bừa sẽ gây tổn thương cho vùng chậu. Việc quan trọng là cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ không cần quá lo lắng về việc rặn đẻ. (ảnh minh họa)

Người thân vào phòng sinh cùng chưa hẳn đã tốt

Trong khi hầu hết các bà mẹ đều muốn mẹ hoặc chồng có mặt trong phòng sinh cùng mình thì sau đó không ít người cảm thấy hối hận với quyết định này.

Thực tế sinh đẻ là một trải nghiệm tế nhị và riêng tư, vì vậy nhiều mẹ có cảm giác ngại ngùng hoặc chính người chồng chứng kiến cũng bị sợ hãi vì thấy quá nhiều máu. Vì vậy nếu muốn có người thân vào cùng, bạn nên chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x