Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/05/2021

Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả? Có tốn kém không?

Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả? Có tốn kém không?
Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả? Tất tần tật thông tin về tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ được MarryBaby giải đáp ngay trong bài viết này.

Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả? Khi đi khám phụ khoa, thường chị em phụ nữ sẽ được bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm Pap. Bạn làm theo yêu cầu nhưng không hiểu xét nghiệm Pap là gì, thời gian ra sao?

MarryBaby sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về Pap mà bạn cần nắm để bảo vệ sức khỏe.

Xét nghiệm Pap là gì?

Xét nghiệm Pap có tên tiếng Anh là Pap smear, nghĩa là phết tế bào cổ tử cung, là một xét nghiệm tế bào học nhằm phát hiện bất thường trong cổ tử cung ở nữ giới.

Mục đích của xét nghiệm này chính là phát hiện ung thư cổ tử cung – một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ, nhất là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Đây là một xét nghiệm đơn giản thường được thực hiện tại các phòng khám phụ khoa. Và là bước đầu tiên trong bộ ba xét nghiệm để tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

xét nghiệm pap bao lâu có kết quả
Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả? Khá đơn giản và nhanh để tầm soát ung thư cổ tử cung

Trong quá trình xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ tế bào của bề mặt cổ tử cung, sau đó đưa lên tấm lam hay còn gọi phết Pap và kiểm tra bằng kính hiển vi. Thông qua việc kiểm tra này, bác sĩ sẽ tìm ra điểm bất thường của tế bào.

Một trong những tế bào lấy từ bề mặt cổ tử cung trong lúc xét nghiệm Pap cũng có thể tìm papillomavirus (HPV). Nhiễm trùng HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. HPV cũng có thể lây từ người sang người khi quan hệ tình dục.

Virus HPV gồm nhiều chủng loại khác nhau. Trong đó HPV 16 và 18 là hai loại virus có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao nhất ở nữ giới. Các bác sĩ sẽ cho xét nghiệm Pap và HPV cùng lúc nếu tìm thấy điểm bất thường ở tử cung người nữ. Lưu ý, xét nghiệm HPV chỉ được thực hiện với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.

Những trường hợp nào nên làm xét nghiệm Pap?

Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả? Có nên đi xét nghiệm thường xuyên không? Nếu bạn đang nằm trong nhóm người sau đây nên thường xuyên đi xét nghiệm Pap. Thời gian có kết quả cũng không quá lâu.

  • Nữ giới trong độ tuổi từ 21 đến 69 đã quan hệ tình dục. Cụ thể, nữ giới từ 21 – 29 tuổi nên phết Pap lần đầu vào năm 21 tuổi, sau 2 – 3 năm thì nên xét nghiệm lại một lần.
  • Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm Pap và HPV để sàng lọc nguy cơ ung thư cổ tử cung, có thể thực hiện từ 3 – 5 năm một lần.
  • Người có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hoặc phết Pap.
  • Người đi khám phụ khoa phát hiện thấy những tổn thương ở bề mặt cổ tử cung.
  • Người nhiễm HIV.
  • Hoặc người thường xuyên bị xuất huyết âm đạo.

Nếu bạn đang nằm trong nhóm tuổi nêu trên nên đi xét nghiệm Pap và HPV vì tỷ lệ tử vong của phụ nữ vì ung thư cổ tử cung tại Việt Nam rất cao.

xét nghiệm pap bao lâu có kết quả
Xét nghiệm Pap là xét nghiệm tế bào của bề mặt cổ tử cung

Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả và được thực hiện như thế nào?

Quy trình thực hiện Pap khá đơn giản và dễ dàng. Bạn sẽ trải qua 2 bước như sau:

1. Khảo sát trước khi thực hiện

Trước khi làm xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ thăm hỏi một số vấn đề cơ bản liên quan đến xét nghiệm như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt gần nhất là bao lâu? Có bị trễ kinh không?
  • Bạn có nghi ngờ hoặc đang mang thai không?
  • Bạn có sử dụng biện pháp tránh thai nào không?
  • Âm đạo có bị ngứa, ra khí hư bất thường hay bị bệnh phụ khoa không?
  • Trước đó đã qua phẫu thuật hay xét nghiệm Pap chưa?

Sau đó, bệnh nhân sẽ nằm lên bàn khám ở tư thế: nằm ngửa, hai chân dang rộng và người thả lỏng. Việc còn lại của bác sĩ là lấy dịch và tế bào cổ tử cung để làm xét nghiệm Pap.

Vì thế, bạn cần nắm rõ các vấn đề cơ bản nêu trên để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi đi làm xét nghiệm Pap.

2. Xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả?

Đây chính là phần thông tin chị em mong chờ nhất: xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả.

Không giống như xét nghiệm máu có kết quả sau 30 phút đến 1 tiếng, hai mẫu tế bào của cổ ngoài và cổ trong sẽ được phết Pap rồi đưa đến phòng thí nghiệm phân tích. Cho nên, xét nghiệm này thường mất từ nửa ngày đến 1 ngày mới có kết quả.

Trong trường hợp phát hiện tế bào bất thường và dương tính với virus HPV, bạn sẽ phải làm thêm các xét nghiệm liên quan, thời gian có kết quả sẽ lâu hơn.

Với sự phát triển hiện nay, nếu bạn không thể đợi nhận kết quả tại bệnh viện/cơ sở y tế thì có thể yêu cầu trả kết quả qua email hoặc các phương tiện liên lạc khác.

xét nghiệm pap bao lâu có kết quả
Bác sĩ sẽ lấy dịch hoặc tế bào ở bề mặt cổ tử cung để làm xét nghiệm

Xét nghiệm Pap có tốn kém không?

Với những bạn chưa tầm soát ung thư hoặc làm xét nghiệm Pap chắc hẳn chưa biết về chi phí làm xét nghiệm. Vậy xét nghiệm Pap có tốn kém lắm không?

Đầu tiên, để biết mức giá test Pap bao nhiêu cần quan tâm đến 3 yếu tố: phương pháp xét nghiệm, địa chỉ xét nghiệm và các xét nghiệm liên quan. Do đó, MarryBaby đưa ra mức giá tham khảo khi xét nghiệm Pap như sau:

  • Phí khám bệnh: 150.000 đồng
  • Phí khám chuyên khoa: 300.000 đồng
  • Phí xét nghiệm Pap: 180.000 đồng
  • Soi cổ tử cung: 250.000 đồng
  • Xét nghiệm HPV: 400.000 – 600.000 đồng

* Lưu ý: Đây là mức giá tham khảo, chi phí xét nghiệm thực tế có thể cao hoặc thấp hơn.

Với sự phát triển của công nghệ số, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề xét nghiệm Pap bao lâu có kết quả. Rất nhiều bệnh viện cũng như trung tâm y tế uy tín có dịch vụ trả kết quả qua gmail.

Vì thế, bạn hoàn toàn yên tâm khi làm các xét nghiệm Pap cũng như tầm soát ung thư cổ tử cung để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ sau 30 tuổi.

Gia Linh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x