Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 24/05/2023

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt và những lưu ý khi dùng

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt và những lưu ý khi dùng
Thuốc trì hoãn kinh nguyệt được xem là cứu cánh của nhiều chị em. Khi muốn làm chậm kinh trong sự kiện quan trọng hay chuyến đi biển cùng hội bạn, bạn sẽ dùng nó. Song dùng thuốc có ảnh hưởng đến sức khỏe hay khả năng sinh sản sau này không?

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt là gì? Hãy đọc bài viết để hiểu rõ hơn loại thuốc đặc biệt này. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp đầy đủ và bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn nhất.

1. Thuốc trì hoãn kinh nguyệt là gì?

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt (hay còn gọi thuốc làm chậm kinh, thuốc kìm kinh nguyệt); đây là một loại thuốc có chứa chất hormone progesterone. Sử dụng thuốc trước 3-4 ngày có kinh để ngăn chặn kinh nguyệt đến đúng chu kỳ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc làm chậm kinh nguyệt. Trong đó, loại thuốc chứa progesterone được chị em sử dụng nhiều hơn cả. Vì thuốc này mang lại hiệu quả cao mà đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, chị em cũng có thể sử dụng một số loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt khác như thuốc tránh thai.

Cơ chế hoạt động của thuốc trì hoãn kinh nguyệt

Trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone estrogen; giúp thúc đẩy sự phát triển của niêm mạc tử cung. Hỗ trợ sự phát triển của niêm mạc tử cung là hormone progesterone; được sản sinh ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.

Theo đó, khi lượng progesterone giảm; niêm mạc tử cung bong và kinh nguyệt xuất hiện. Nhưng khi chị em sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt có chứa hormone progesterone với tác dụng ngăn chặn niêm mạc tử cung chảy máu; kinh nguyệt sẽ được trì hoãn trong một vài ngày.

2. Các loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt thường dùng

2.1 Thuốc norethindrone (norethisterone)

Thuốc Norethindrone thường được sử dụng để làm chậm kinh nguyệt khi bạn đang không dùng thuốc tránh thai kết hợp. Thuốc trì hoãn kinh nguyệt Noerethindrone chứa thành phần hoạt chất là proestogen giúp kìm hãm kinh nguyệt của bạn.

Bác sĩ sẽ giúp bạn biết liều lượng sử dụng loại thuốc này. Thông thường, bạn sẽ được kê đơn 3 viên norethisterone mỗi ngày; bắt đầu uống từ 3 đến 4 ngày trước khi bắt đầu có kinh. Sau khi bạn ngừng dùng thuốc từ 2 đến 3 ngày; kinh nguyệt sẽ quay trở lại.

Lưu ý rằng, không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc norethindrone để trì hoãn kinh nguyệt. Ví dụ người bị ung thư vú hoặc có tiền sử bị máu đông. Bạn luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Một số tác dụng phụ có thể gặp: đau đầu; đau ngực; buồn nôn; rối loạn tâm trạng và ham muốn tình dục.

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt Norethidrone
Thuốc trì hoãn kinh nguyệt Norethidrone

2.2 Thuốc tránh thai hằng ngày

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai kết hợp, bạn có thể trì hoãn kinh nguyệt của mình bằng cách uống thuốc liên tục. Cách thực hiện cụ thể tùy thuộc vào loại thuốc tránh thai bạn đang sử dụng.

Thuốc Monophasic 21 ngày: Thông thường, bạn sẽ uống 21 ngày rồi sau đó nghỉ 7 ngày. Để trì hoãn kinh nguyệt, sau khi uống 21 ngày; hãy tiếp tục uống tiếp để làm chậm kinh nguyệt của mình.

Thuốc tránh thai hàng ngày vỉ 28 viên: Thông thường, bạn sẽ uống 21 ngày viên thuốc có hoạt tính; và 7 ngày thuốc không có hoạt tính khi bạn bắt đầu có kinh nguyệt. Để trì hoãn kinh nguyệt, hãy uống viên thuốc có hoạt tính và bỏ qua 7 ngày sử dụng thuốc không có hoạt tính.

Một số tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn; nôn mửa; tiêu chảy; và chảy máu âm đạo bất thường.

Tóm lại, để dùng thuốc tránh thai nhằm mục đích làm chậm kinh nguyệt; bạn cần tư vấn với bác sĩ để nắm rõ hơn thông tin, các tác dụng phụ có thể xảy ra.

>> Xem thêm: Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt

3.1 Không nên lạm dụng thuốc

Nếu chỉ sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt trong ngắn hạn thì không có quá nhiều tác hại. Nhưng với chị em lạm dụng việc sử dụng thuốc quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi những loại thuốc này làm ức chế chu kỳ hormone tự nhiên của cơ thể.

Theo các bác sĩ, chị em chỉ nên sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt trong những trường hợp đặc biệt.

>> Xem thêm: Kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai có nguy hiểm không?

3.2 Không dùng với mục đích tránh thai

Một chú ý mà chị em cũng cần biết là thuốc làm chậm kinh nguyệt không có khả năng ngừa mang thai. Vì thuốc chỉ tác động ở niêm mạc tử cung nên không gây ảnh hưởng đến sự rụng trứng.

3.3 Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách sử dụng

Cách tốt nhất đảm bảo an toàn cho sức khỏe và mang lại hiệu quả khi uống thuốc là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ khoa trước 1 tuần hay 10 ngày chu kỳ kinh nguyệt.

Chị em không nên uống thuốc có nhiều tác dụng lên cơ thể. Vì tùy theo tình trạng sức khỏe thực tế mà bác sĩ sẽ kê toa với liều lượng phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, nhiều chị em phải đợi từ 10-15 ngày kinh nguyệt mới xuất hiện trở lại. Trường hợp bạn ngưng uống thuốc trì hoãn kinh nguyệt mà sau 15 ngày vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì cần đi khám ngay.

3.4 Lưu ý về tác dụng phụ và biến chứng

Các loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt đều có chứa progesterone nên sẽ gây một số tác dụng phụ vì thừa progesterone.

Chị em có thể gặp phải một số biểu hiện như nổi mụn trứng cá, chướng bụng, tâm trạng thay đổi thất thường do sự mất cân bằng hormone gây nên.

Nhưng thực tế, nhiều chị em uống thuốc trì hoãn kinh nguyệt mà không gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Nếu chị em sử dụng thuốc mà có biến chứng xảy ra thì cần ngưng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

>> Xem thêm: [Bật mí] Cách làm chậm kinh nguyệt để đi du lịch an toàn và hiệu quả

Mong rằng với những thông tin ở trên; chị em đã hiểu rõ hơn về thuốc trì hoãn kinh nguyệt. Chắc chắn chị em đã tự tin hơn và tự mình có thể đưa ra quyết định nên hay không nên sử dụng thuốc. Hãy nhớ rằng, cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. How can I delay my period?
https://www.nhs.uk/common-health-questions/travel-health/how-can-i-delay-my-period/#:~:text=
Ngày truy cập: 17.05.2023

2. Norethisterone
https://www.medicines.org.uk/emc/files/pil.1494.pdf
Ngày truy cập: 17.05.2023

3. Combined pill
https://www.nhs.uk/conditions/contraception/combined-contraceptive-pill/
Ngày truy cập: 17.05.2023

4. Delaying your period with hormonal birth control
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/in-depth/womens-health/art-20044044
Ngày truy cập: 17.05.2023

5. 6 Safe Ways To Stop Your Period
https://health.clevelandclinic.org/how-to-stop-your-period/
Ngày truy cập: 17.05.2023

x