Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 30/09/2022

Thai chưa vào tử cung đã bị sảy có nguy hiểm đến mẹ bầu hay không?

Thai chưa vào tử cung đã bị sảy có nguy hiểm đến mẹ bầu hay không?
Thai chưa vào tử cung đã bị sảy là một biến chứng của thai kỳ. Đây là một tình trạng mà các mẹ bầu không mong muốn mắc phải. Liệu có cách nào để phòng tránh và nếu bị thì mẹ bầu phải làm gì?

Thai chưa vào tử cung đã bị sảy là tình trạng bất thường khi thụ thai. Tình trạng này gây nhiều lo lắng và sợ hãi đến người mẹ. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này nhiều lần cần phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân sảy thai khi thai chưa vào tử cung

Một số nguyên nhân sảy thai khi thai chưa vào tử cung gồm:

– Thai phụ có cấu trúc bất thường ở tử cung từ bẩm sinh như tử cung đôi, tử cung có sừng, vách ngăn, tử cung là một dải xơ…

– Thai phụ mắc phải các bệnh như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mặt trong cơ tử cung, dính buồng tử cung sau khi nạo phá thai không đúng kỹ thuật…

– Thai phụ có bất thường về nội tiết như bị suy hoàng thể, không cung cấp đủ nội tiết cho thai nhi phát triển, dẫn đến tình trạng suy thai, không phát triển được.

– Thai phụ mắc các bệnh lý nội khoa như bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, tim mạch hay thiếu máu.

– Vợ hoặc chồng hoặc cả hai có bất thường về nhiễm sắc thể, có đến 90% trường hợp sảy thai tự nhiên có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể.

– Các yếu tố miễn dịch, rối loạn tự miễn dịch như hội chứng anti phospholipid gây ra hiện tượng viêm tắc mạch vi thể, dẫn đến thiếu máu nuôi thai, thai ngừng phát triển.

Thai chưa vào tử cung đã bị sảy có nguy hiểm không?

Trứng được thụ tinh sẽ hình thành phôi thai. Phôi thai này di chuyển dần vào tử cung để làm tổ và phát triển. Thông thường quá trình thai tiến vào tử cung mất khoảng 9 ngày (hơn 1 tuần). Nhưng cũng có trường hợp 12-14 ngày (2 tuần).

Và có những khi không may, hành trình thai vào tử cung có thể bị trục trặc khiến thai chưa vào tử cung đã bị sảy. Điều này có nghĩa, bạn bị sảy thai khi chỉ mới mang thai tối đa được 2 tuần.

Thai chưa vào tử cung đã bị sảy là trường hợp có thể xảy ra ở 15% phụ nữ mang thai. Nhiều phụ nữ, qua phương pháp siêu âm phát hiện mang thai nhưng đến lần kiểm tra kế tiếp đã phát hiện bị sảy thai không rõ lý do. Mẹ có thể phát hiện thai chưa vào tử cung đã bị sảy khi có dấu hiệu ra máu; nhiều trường hợp thấy cả túi thai ra ngoài.

Trường hợp sảy thai sớm không gây ra quá nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho thai phụ. Nếu sảy thai sớm trong phạm vi 2,5 tháng thì bạn có thể chờ kinh trở lại thì hoàn toàn có thể có thể có thai lại. Bạn không nên quá lo lắng đến mức ám ảnh, ảnh hưởng đến những lần thụ thai sau.

>> Xem thêm: Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không và những dấu hiệu cảnh báo!

Sự khác nhau giữa sảy thai sớm và thai ngoài tử cung

1. Sảy thai tự nhiên khi thai chưa vào tử cung

Sảy thai tự nhiên là tình trạng thai mới hình thành chưa kịp vào tử cung đã mất; có thể xảy ra ở tháng đầu tiên trong thai kỳ. Khi bị sảy thai tự nhiên, mẹ sẽ thấy ra máu; có thể kèm theo túi thai ra ngoài.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phân biệt máu kinh khác máu sảy thai và máu báo thai là thế nào để không có sự nhầm lẫn.

Máu kinh: Mỗi tháng cơ thể chị em sẽ có một trứng (có thể hơn) được phóng thích để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Ở giai đoạn này, nội mạc tử cung sẽ dày lên, bảo phủ bề mặc tử cung để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ.

Nhưng nếu trứng không được thụ tinh, nội mạc tử cung sẽ bị bong ra, được tống ra khỏi cơ thể, đi kèm với máu. Cả quá trình đào thải nội mạc tử cung này gọi là hành kinh. Nội mạc tử cung lẫn máu chính là máu kinh nguyệt.

Máu sảy thai: Máu sảy thai thường ra với lượng lớn, kèm theo những cục máu đông chính là thai nhi bị đẩy ra ngoài.

Máu báo thai: Máu báo thai xuất hiện khi trứng được thụ tinh làm tổ vào niêm mạc tử cung. Máu báo thai chỉ ra nhỏ giọt, xuất hiện là những đốm máu hồng hoặc nâu trên quần lót và không phải mẹ bầu nào cũng gặp triệu chứng này.

Do đó, việc mẹ biết mình ra máu sảy thai hay máu báo thai sẽ giúp mẹ có cách xử trí đúng đắn hơn.

Trường hợp thai chưa vào tử cung đã bị sảy do tự nhiên không quá nguy hiểm. Song, bạn cần được bác sĩ thăm khám và có chế độ tịnh dưỡng phù hợp. Bác sĩ sẽ cho bạn biết chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như các ảnh hưởng về sau này cụ thể hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Chủ quan coi chừng nguy hiểm!

sảy thai tự nhiên có nhiều nguyên nhân

2. Sảy thai do thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Thông thường, những trường hợp này là do vòi trứng bị viêm; vùng chậu hoặc bị dị tật ống dẫn trứng; hẹp ống dẫn trứng hoặc bị u nang buồng trứng; từng nạo phá thai; bệnh đường tình dục…

Bạn có thể nhận biết thai ngoài tử cung khi thai ra máu kéo dài nhiều ngày và có màu đỏ thẫm. Thêm vào đó, bạn sẽ cảm nhận bụng dưới bị đau kéo dài, âm ỉ, ngày càng đau hơn.

Khi có những dấu hiệu thai chưa vào tử cung nhưng bị ra máu này, bạn cần phải đến bệnh viện sớm để kết thúc thai kỳ. Nếu không, khi phát triển to hơn, thai có thể vỡ bất kỳ lúc nào do không được buồng tử cung bảo vệ; gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa tính mạng của mẹ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Biến chứng nguy hiểm bầu cần chú ý!

Nên làm gì sau khi thai chưa vào tử cung đã bị sảy?

1.Thai chưa vào tử cung đã bị sảy: mẹ nên đi khám bác sĩ ngay!

Nếu thai chưa vào tử cung đã bị sảy, bạn nên đến bác sĩ sản phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và tình trạng sức khỏe lúc này.

Đặc biệt, nếu bạn đã sảy thai sớm liên tiếp từ hai lần trở lên. Nhất là, khi bạn chưa sinh lần nào giữa các lần sảy thai thì cả hai vợ chồng nên đến bệnh viện để có hướng điều trị đúng đắn.

Lúc này, cả hai vợ chồng sẽ được xét nghiệm nội tiết sinh dục, xét nghiệm nhiễm sắc thể. Riêng bạn, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra liên quan đến cấu trúc tử cung, buồng trứng. Chồng của bạn cũng sẽ được thử xét nghiệm…

Từ đó, bác sĩ sẽ có đánh giá toàn diện để phát hiện nguyên nhân sảy thai sớm liên tiếp và tìm cách giải quyết phù hợp.

2. Một số hướng giải quyết thông thường

bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhna sảy thai tự nhiên

  • Nếu bạn bị u xơ tử cung, bác sĩ sẽ phẫu thuật bóc u xơ hoặc tách dính buồng tử cung.
  • Nếu bị các bệnh liên quan nội khoa, bạn sẽ được chuyển đến khuyên khoa phù hợp để điều trị.
  • Nếu gặp các bất thường nhiễm sắc thể, bạn có thể xem xét các biện pháp hỗ trợ sinh sản như xin tinh trùng; xin trứng; xin phôi hoặc nhờ mang thai hộ; tùy vào từng trường hợp cụ thể…
  • Nếu bị rối loạn tự miễn dịch, như hội chứng anti phospholipid khiến thai phụ viêm tắc mạch vi thể. Dẫn đến thiếu máu nuôi thai, thai ngừng phát triển sẽ được điều trị để giảm nguy cơ tạo ra huyết khối.
  • Nếu không thể tìm ra nguyên nhân, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn chế độ dinh dưỡng; dưỡng thai bổ sung nội tiết.

Thông thường, trường hợp thai chưa vào tử cung đã bị sảy; sảy thai sớm trong khoảng 2 tháng rưỡi, bạn có thể chờ kinh trở lại thì sẽ mang thai lại mà không phải quá lo lắng.

Hạn chế nguy cơ sảy thai sớm

Dưới đây là các giải pháp để giảm nguy cơ sảy thai sớm cũng như các biến chứng khác xảy ra trong quá trình mang thai:

  • Cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản 3-5 tháng trước khi mang thai.
  • Bạn nên tiêm ngừa trước khi mang thai vì một số bệnh như rubella. Nếu thai phụ mắc phải trong thời kỳ bầu bí sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Thực hiện các xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh di truyền.
  • Điều trị viêm nhiễm phụ khoa, nếu có để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Người chồng cũng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản, điều trị các bệnh lây qua đường tình nếu có vì chúng rất nguy hiểm cho bé.

Ngoài ra, bạn hãy chủ động đến bệnh viện để được khám thai ngay khi phát hiện có thai để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn chi tiết. Điều này nhằm hạn chế tối đa rủi ro thai kỳ cũng như những biến chứng khác khi mang thai. Đây cũng là cách bảo vệ tốt cho bà bầu khỏi những lo lắng không đáng có trong thai kỳ, bạn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Bleeding during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bleeding-during-pregnancy

Truy cập ngày 27/5/2021

2. Missed or incomplete miscarriage – information for you
https://www.miscarriageassociation.org.uk/information/information-on-coronavirus-covid-19/missed-or-incomplete-miscarriage-information-for-you/ 

Truy cập ngày 27/5/2021

3. Bleeding During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/bleeding-during-pregnancy

Truy cập ngày 27/5/2021

4. Miscarriage

https://medlineplus.gov/ency/article/001488.htm 

Truy cập ngày 24/12/2021

5. Higher blood pressure before pregnancy may increase miscarriage risk

https://newsroom.heart.org/news/higher-blood-pressure-before-pregnancy-may-increase-miscarriage-risk 

Truy cập ngày 24/12/2021

x