Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/12/2022

Sảy thai nên ăn gì? Nguyên tắc dinh dưỡng hậu sảy thai phụ nữ cần biết

Sảy thai nên ăn gì? Nguyên tắc dinh dưỡng hậu sảy thai phụ nữ cần biết
Chế độ ăn uống hậu sảy thai cực kỳ quan trọng. Bởi thể chất và tinh thần được hồi phục chủ yếu nhờ vào các nguyên tắc dinh dưỡng. Nếu vẫn đang băn khoăn bị sảy thai nên những ăn gì, kiêng gì, bạn có thể tham khảo ngay những thông tin hữu ích sau!

Sảy thai nên ăn gì để giúp chị em không bị hậu sản và mau ổn định sức khỏe? Thời kỳ chuẩn bị mang thai phụ nữ bị sảy thai cần ăn uống cẩn thận như khi đang mang thai để nhanh hồi phục. Việc chọn những loại thực phẩm tốt sẽ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Marry Baby sẽ chia sẻ đến các mẹ những nhóm dinh dưỡng cần bổ sung.

Phụ nữ sảy thai nên ăn gì tốt?

1. Thực phẩm giàu sắt

Người bị sảy thai nên ăn gì? Mệt mỏi, chóng mặt là triệu chứng chung của các mẹ do mất máu nhiều. Lúc này, việc bổ sung sắt là cực kỳ quan trọng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Vì thế, các mẹ cần nạp thêm nhiều các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu) để bổ sung chất sắt. Bí ngô, súp lơ xanh, rau bina, mía, nho, chuối, các loại hạt, ngũ cốc cũng là thực phẩm giàu sắt lý tưởng.

2. Thực phẩm giàu canxi

Mang thai làm cạn kiệt nguồn canxi trong cơ thể bạn. Vì vậy ngay sau khi sảy thai, chị em cần bổ sung nguồn dưỡng chất này. Sữa và các sản phẩm từ sữa là những sản phẩm cung cấp canxi tốt nhất cho cơ thể.

Ngoài ra trái cây sấy khô, cải chíp, chuối, hạt dẻ, súp lơ xanh…. cũng được đánh giá là những thực phẩm giàu canxi.

3. Sảy thai nên ăn trái cây gì?

Ngoài những loại thực phẩm giàu sắt, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt được tốt hơn.

Các loại trái cây như đu đủ, dâu và bưởi là những loại trái cây tuyệt vời khi bạn thắc mắc ăn gì sau khi sảy thai.

4. Bổ sung axit folic

Mới sảy thai nên ăn gì? Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung nhiều a-xít folic sau sảy thai. Đây vừa là điều kiện cần giúp hồi phục thể chất, còn là điều kiện đủ để giúp cơ thể bạn lên dây cót cho lần mang thai tiếp theo.

Thiếu folate là một trong những nguyên nhân hằng đầu gây sảy thai. Trứng, bông cải xanh, bơ, măng tây, cam, rau bina,… là những thực phẩm cần bổ sung.

5. Hồi phục tinh thần bằng dinh dưỡng

Bên cạnh thể chất, hồi phục tinh thần cũng quan trọng không kém. Rất nhiều phụ nữ sau sảy thai rơi vào tình trạng trầm cảm do không thể vượt qua nỗi đau mất con.

Dinh dưỡng đúng cách có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này. Mẹ hãy bổ sung thực phẩm giàu magie vào thực đơn ăn uống hằng ngày như gạo, lúa mì, yến mạch, hạt bí ngô, bí đao,…

phụ nữ sảy thai nên tránh rơi vào trầm cảm

Phụ nữ sảy thai không nên ăn gì?

1. Thực phẩm giàu tinh bột nhưng lại ít chất xơ

Ngoài viễ sảy thai nên ăn gì thì cũng nên hạn chế một số chất thực phẩm. Đầu tiên là, cacbohydrate dù cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dao. Nhưng nó cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể. Ngũ cốc tinh chế hoặc thực phẩm giàu tinh bột có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Những thực phẩm này có thể gây ra sự biến đổi rất lớn trong lượng đường huyết. Đó là lý do vì sao nên hạn chế lượng thực phẩm giàu tinh bột ít chất xơ trong chế độ ăn. Các mẹ nên tránh các loại thực phẩm như: gạo ăn liền, mỳ các loại, bánh quy mặn.

2. Sữa nhiều béo

Sau khi sảy thai, tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm có thể gây viêm, khiến cơ thể bị đau và khó chịu. Chất béo trong sữa và các chế phẩm từ sữa nguyên kem có thể gây viêm, làm chậm và kéo dài quá trình hồi phục. Do vậy, bạn nên tránh các loại thực phẩm như bơ, pho mát, sữa nguyên kem sau khi sảy thai.

3. Đồ ngọt

Tránh các loại thực phẩm nhiều đường với chỉ số glycemic (GI) cao .Vì chúng cũng có thể gây biến động đường huyết. Mẹ nên tránh các loại thực phẩm như kẹo cứng hoặc các loại đồ uống có gas.

4. Thực phẩm sống

Hãy tránh các loại thực phẩm tạo môi trường tốt cho vi khuẩn để tránh nhiễm trùng. Ví dụ như: phô mát mềm, thịt sống, hải sản,…

5. Đậu nành và thực phẩm từ đậu

Các thực phẩm từ đậu nành cũng nên tránh không dùng. Mặc dù chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng đậu nành sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của mẹ sau sảy thai.

Sảy thai nên hạn chế dùng thực pẩm từ đậu nành

6. Các món ăn vặt

Mẹ có thể sẽ thèm ăn vặt nhưng nếu dùng ở mức độ vừa phải thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu, các chị em ăn vặt quá mức thì không được đâu nhé.

Đồ ăn vặt chỉ làm no do lượng calo rỗng và sẽ ức chế việc tiêu thụ các loại thực phẩm bổ dưỡng mà cơ thế thiếu. Các loại đồ ăn vặt như bánh, kẹo, snack nên tránh xa trong những ngày này mẹ nhé.

Sảy thai bao lâu có thai lại?

Áp dụng đúng nguyên tắc sảy thai kiêng gì và nghỉ ngơi khoảng 3-6 tháng cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. Chìa khóa vàng cho mẹ là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung kẽm, selen, a-xít folic. Đặc biệt, từ bỏ rượu, thuốc lá và hạn chế căng thẳng sẽ giúp mẹ nhanh chóng có tin vui thôi.

Ngoài vấn đề “sảy thai nên ăn gì” thì những việc kiêng khem cũng là cần quan tâm. Nếu không may sảy thai liên tiếp thì bồ mẹ cần thường xuyên đi thăm khám để bác sĩ tư vấn thêm nữa nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What is Stillbirth?

https://www.cdc.gov/ncbddd/stillbirth/facts.html

Truy cập ngày: 11/12/2021

2. Are Flight Attendants at Higher Risk for Miscarriage?

https://www.cdc.gov/niosh/updates/upd-1-8-15.html

Truy cập ngày: 11/12/2021

3. Listeria from Food Safety for Moms to Be

https://www.fda.gov/food/health-educators/listeria-food-safety-moms-be

Truy cập ngày: 11/12/2021

4. Miscarriage

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/miscarriage

Truy cập ngày: 11/12/2021

5. Miscarriage and Stillbirth – Coming to terms

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/videos/Miscarriage-and-Stillbirth-Coming-to-terms

Truy cập ngày: 11/12/2021

x