Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/07/2022

Vết mổ sau sinh: Những dấu hiệu bất thường mẹ nên cảnh giác!

Vết mổ sau sinh: Những dấu hiệu bất thường mẹ nên cảnh giác!
Chăm sóc vết mổ sau khi sinh là một việc làm quan trọng và kỹ lưỡng mẹ bỉm nên cẩn trong. Bởi vì nếu không chăm sóc kỹ, vết mổ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Sau khi sinh mổ, nhiều mẹ bỉm rất lo lắng vì sợ vết mổ sẽ liền sẹo gây mất thẩm mỹ. Thậm chí, có nhiều mẹ còn bị đối mặt với những biến chứng nguy hiểm do chăm sóc vết mổ không cẩn thận. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các mẹ nhận biết các dấu hiệu bất thường của vết mổ sau sinh và cách chăm sóc giúp vết mổ nhanh liền da.

Bao lâu thì hết đau vết mổ sau sinh?

Khi lựa chọn đẻ mổ các bác sĩ sẽ thực hiện rạch 1 đường qua 3 lớp : da, cơ (thịt, mỡ) và thành tử cung để có thể đưa em bé ra ngoài. Theo thứ tự rạch phần da bên ngoài là trước nhất, sau đó tới phần cơ, cuối cùng là thành tử cung.

Vậy bao lâu vết mổ được coi là liền da bình thường trở lại? Trung bình là sau 3 tháng và phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc vết mổ sau khi sinh của mẹ. Thông thường 7 ngày mẹ sinh mổ sẽ được xuất viện, lúc này vết khâu đã khô lại, gồ thành một đường cơ bản.

Sau khoảng 2-3 tuần vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào hoặc xoay người vẫn sẽ cảm thấy đau. Phải mất khoảng 3 tháng mới được coi là lành hẳn. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy hết đau và không cần lo về việc bục vết thương.

Với một số ít mẹ, cảm giác đau ở vết mổ có thể kéo dài đến tận 6 tháng, thậm chí 1.5 năm. Thành tử cung phải mất từ 2-3 năm mới lành hẳn. Đó là lý do bác sĩ thường khuyên nên đợi vài năm nữa mới được mang thai tiếp.

>> Bạn có thể xem thêm: Các dấu hiệu bục vết mổ đẻ, cần nhập viện gấp

Những dấu hiệu bất thường của vết mổ

1. Vết mổ bị ngứa

Vết mổ bị ngứa hay không phụ thuộc phần nhiều vào cơ địa của mỗi sản phụ. Thông thường vết mổ hình thành tế bào mới thì sẽ có hiện tượng ngứa nhưng hiện tương ngứa nhiều không phổ biến. Chỉ những mẹ có cơ địa hình thành sẹo lồi và không được kiêng cữ vết mổ đúng cách mới khổ sở.

Để tránh trường hợp ngứa vết mổ sau sinh, trong quá trình chăm sóc vết mổ và thay băng cần đảm bảo dụng cụ thay băng cho vết mổ cần được vô trùng; tránh cho vết mổ bị nhiễm khuẩn. Khi có hiện tượng vết mổ sau sinh bị ngứa cần tránh không được gãi vết mổ, vì vết mổ càng gãi càng gây tổn thương vết mổ và hình thành sẹo lớn hơn.

2. Vết mổ sau sinh bị lồi

Sẹo lồi là tình trạng cơ thể sản sinh quá mức collagen để phục hồi vết thương, do đó sau khi lành mô sẹo sẽ chồng lên vùng bị tổn thương, nhìn thấy sẹo gồ lên, sờ vết sẹo cứng và có thể ngày càng lan rộng ra làm ảnh hưởng thẩm mỹ.

Vẫn liên quan tới vấn để cách chăm sóc cơ thể sau sinh, nếu làm không đúng quy trình sẽ xuất hiện vết sẹo lồi. Mẹ cần biết rằng, sẹo không thể tự hết khi không điều trị, thậm chí còn có khả năng lớn dần theo thời gian.

Vì vậy, ngay khi vết mổ bắt đầu ăn da non, mẹ có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như hành tây, nha đam, rau má đắp lên vùng vết mổ để không cho sẹo hình thành. Nếu không có thời gian, mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng các loại kem trị sẹo của các thương hiệu uy tín.

3. Vết mổ bị sưng đỏ

bị đau vết mổ sau sinh 2 năm
Đau vết mổ sau sinh có phải là dấu hiệu bất thường không?

Đỏ ửng là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, tuy nhiên cần giảm dần theo thời gian nhưng sưng ở chỗ vết rạch hay sưng chân cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Ngay khi nhận thấy tình trạng xấu đi khi vết mổ đỏ hơn hoặc nóng rực, cần gặp ngay bác sĩ để thăm khám.

4. Vết mổ sau sinh bị chảy nước

Thông thường hiện tượng vết thương chảy nước vàng trong suốt (chảy huyết thanh hoặc dịch mô) xảy ra ngay sau thời gian khâu. Hiện tượng này sẽ hết sau khi vết thương khô (2- 3 ngày) và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu vết thương chảy nước vàng và có mùi hôi nghĩa là vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng.

5. Vết mổ bị cứng

Về lý thuyết, sau khi mổ một thời gian, vết mổ sẽ thành sẹo lồi, có màu hồng. Nhưng nếu mẹ cảm thấy nổi lên một cục nhỏ, vết mổ cứng cứng (nổi hạch) và thấy vết mổ sau sinh bị đau nhói khi ấn vào thì đó là do chỉ bên trong chưa tự tiêu hết.

Hiện tượng này không có gì đáng ngại, sau một thời gian nữa nó sẽ tự tiêu hết, vết mổ đẻ không còn sưng cứng, chai cứng và cũng không còn cảm thấy đau nữa. Vết mổ đẻ bị lồi là chuyện khá phổ biến, nó cũng không có gì nguy hiểm song lại khá mất thẩm mỹ.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 điều nhất định phải biết về vết mổ sau sinh

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách

ngứa vết mổ sau sinh

Khi mẹ đã nhận biết các dấu hiệu bất thường của vết mổ sau sinh; thì cũng nên biết cách chăm sóc vết mổ tránh nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là cách chăm sóc vết mổ sau sinh để ngăn ngừa sẹo mẹ bỉm nên biết:

  • Sau 1 tuần mổ: Mẹ chú ý giữ gìn vệ sinh cho vết mổ; tuyệt đối không tự ý tháo băng hoặc làm ướt băng. Vì điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc biến chứng vết mổ.
  • Sau 2 tuần mổ trở đi: Mẹ cần phải vệ sinh vết thương hàng ngày bằng dung dịch povidine 10% để nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng. Do vết thương mới bắt đầu khô nên mẹ chỉ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh; tránh ngâm mình trong bồn tắm làm vết mổ bị ướt.
  • Chế độ dinh dưỡng: Mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin A, B, C, K , khoáng chất và uống nhiều nước. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh ăn thịt bò, rau muống, xôi, ăn rau lang, các thực phẩm gây dị ứng và khó tiêu.
  • Cuối cùng mẹ cũng đừng quên thoa các loại mỹ phẩm giúp mờ sẹo để chiếc bụng của mẹ xinh xắn trở lại nhé.

Vết mổ sau sinh nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể dẫn đến các dấu hiệu bất thường. Khi gặp các biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu nên nhanh chóng đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Để tránh những bất thường do vết mổ sau sinh gây ra, mẹ bỉm nên chú ý cách chăm sóc vết mổ cho thật cẩn thận nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. C-section recovery: What to expect

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/c-section-recovery/art-20047310

Truy cập ngày 29/07/2022

2. C-Section Recovery Timeline and Aftercare

https://health.clevelandclinic.org/c-section-recovery/

Truy cập ngày 29/07/2022

3. Going home after a C-section

https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000624.htm

Truy cập ngày 29/07/2022

4. Cesarean Section

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=cesarean-delivery-92-P07768

Truy cập ngày 29/07/2022

5. Cesarean Section

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK546707/

Truy cập ngày 29/07/2022

6. Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻ

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de-1995

Truy cập ngày 29/07/2022

x