Trời trở lạnh, trẻ dễ viêm đường hô hấp trên
Thời tiết chuyển mùa khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như: viêm mũi họng, hầu, thanh quản và viêm xoang…
Thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí thấp… là những yếu tố thuận lợi cho virút, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Yếu tố này kết hợp với hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa hoàn chỉnh, khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như: viêm mũi họng, hầu, thanh quản và viêm xoang…
Do đặc điểm vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, virút và các tác nhân gây bệnh khác. Virút là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên, đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh do nhiễm các loại virút như: Influenza, Parainfluenza, Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…
Triệu chứng, thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất. Sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 – 400C. Kèm theo sốt, trẻ thường nhức đầu, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy… Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 – 10 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.
Sổ mũi và chảy nước mũi, với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm.
Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Khó thở thường là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp đứa trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè… Sau đợt cấp, nếu không chữa trị không tốt bệnh chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi. Một số trẻ nước mũi chảy thường xuyên một hoặc cả hai bên mũi. Một số trẻ em bị VA mãn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh, trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau đầu.
Chăm sóc và điều trị tại nhà: với các trường hợp nhẹ và không có biến chứng, cần cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ quá mức, tăng cường rau xanh và cho trẻ uống nhiều nước hoa quả. Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường như: Panadol, Efferalgan, Tylenol… kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú.
Trường hợp bé ho có thể cho bé uống thuốc ho dạng thảo dược để làm dịu cơn ho, các thuốc ho dạng khác cần sự chỉ định của bác sĩ. Theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn… Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như: sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…
Về phòng bệnh: cần có giải pháp phòng bệnh cho bé ngay từ đầu và việc làm này cần làm thường xuyên khi thời tiết vào giai đoạn chuyển mùa. Trước tiên, cần tạo cho bé miễn dịch chủ động như thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Cần vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ. Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ. Người lớn khi tiếp xúc với trẻ thì phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn. Không nên mở rộng ngay cửa sổ, cửa phòng lúc sáng sớm vì gió sáng lạnh, có thể thổi vào người trẻ khiến bị ho, viêm họng.
Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Người tiếp xúc với bé cần dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào những ngày thời tiết chuyển mùa, tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô.
Khi trẻ gặp phải các triệu chứng về hô hấp, nên khai thông đường hô hấp trên, làm sạch chất nhầy trong mũi và sát khuẩn họng bằng phương pháp xịt phun sương trực tiếp nước biển sâu có chứa khuynh diệp, bạc hà vào mũi họng và không quên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
le thi dinh
Các bé còn nhỏ nên hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh do đó hay bị ốm
linh light
Thế nên mẹ cần chăm sóc bé chu đáo
le thi dinh
Mình chỉ muốn sinh sống trong Nam thôi, ghét mua này quá
linh light
Bé lớn lên sẽ đỡ mẹ ạ, ở mình có mùa đông cũng thích mà
Thạch Thị Thảo
Vừa uống thuốc tuần trước, tuần này lại bị, chán ghê
le thi dinh
Con nhỏ là điều khó tránh mom à
linh light
Thế hả mẹ, khổ thân con quá
Trần Nhật Linh
Bài chia sẻ của mẹ hay quá mẹ nào có em bé tham khảo nè
le thi dinh
Đọc để hạn chế ho và sổ mũi cho bé
lê Thị Ngọc
nên ba mẹ chú ý giữ gìn cho trẻ nhé
Thạch Thị Thảo
Em cũng cẩn thận lắm nhưng thời tiết khắc nghiệt thật
le thi dinh
Đôi khi cũng nên để cho cơ thể bé thích nghi với hoàn cảnh nữa
Nguyễn Hà
Bài chia sẻ của mẹ hữu ích quá
Thạch Thị Thảo
Phòng là biện pháp tốt mom nhỉ?
le thi dinh
Phòng bệnh là việc làm thường xuyên nhất là giai đoạn chuyển mùa
Nguyễn Xuyến
Đang mùa các bé dễ bị ho và sổ mũi, các mẹ lưu tâm nha
Thạch Thị Thảo
Khó mà tránh được vì cái thời tiết đáng ghét này
le thi dinh
Thật là khổ với cái mùa lạnh mẹ nhỉ?
yến vi
Ra đường là phải mặc ấm, đeo khẩu trang các mẹ nhé
Nguyễn Xuyến
Hạn chế đến những nơi đông người trong mùa dịch bệnh
le thi dinh
Tối nhà em hạn chế ra đường, lạnh lắm
TRẦN MINH THÙY
Thời tiết mùa này thật khắc nghiệt
yến vi
Nên mẹ cần có nhiều kiến thức chăm con
TRẦN MINH THÙY
Con em cũng uống thuốc cả tuần nay
yến vi
May nhà em cũng chỉ qua loa thôi
Thạch Thị Thảo
Khổ thân các con quá
le thi dinh
bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để chủ động tăng sức đề kháng cho bé nhé mom