Kinh nghiệm của mình về bé trớ sữa, ho đêm, khóc đêm

Mình có vinh dự được mời tham dự lễ trao giải thưởng Câu chuyện đầu đời của bé. Tại buổi offline mình có nghe những trăn trở của một số mẹ về: bé ọc sữa, bé ho ban đêm, bé khóc đêm nên mình chia sẻ lại với các mẹ những gì mình biết (hơi dài).

1. Bé 6 tháng tuổi hay bị ọc sữa

Mình nói qua 1 chút về trớ sữa/ ọc sữa và trào ngược thực quản.

+ Trẻ sơ sinh khi mới sinh ra, dạ dày rất nhỏ. Ngày đầu là 5ml, ngày thứ 3 là 15ml, ngày thứ 7 là 50ml, ngày thứ 10 là 75ml. Từ 1 đến 6 tháng là 100ml cho 1 cử bú. Con số này là tương đối vì có bé sẽ bú nhiều hơn, có bé bú ít hơn. Và dạ dày của bé nằm theo chiều dọc nên bé dễ bị ọc sữa/trớ sữa sau khi bú. Hầu như trẻ nào cũng bị trớ sữa/ọc sữa giai đoạn đầu, qua 3 tháng sẽ giảm dần và đến 1 tuổi thì sẽ khỏi hẳn. Nhiều khi mẹ quên luôn chuyện bé hay ọc sữa nữa đó. Đối với ọc sữa/trớ sữa thì sữa sẽ chảy một ít ra từ khóe miệng. Một ngày bé có thể trớ/ọc nhiều lần -> không sao. Bên bác sỹ gọi là ọc sữa sinh lý. Mẹ chỉ cần cho bé ợ hơi sau bú, không đùa giỡn với bé khi mới bú xong, cho bé nằm nghiêng, chia nhỏ bữa ăn ra.

+ Còn trào ngược thực quản (là 1 cơn ác mộng đối với mình). Bé sẽ ọc ra thành vòi, bạn có thể tưởng tượng giống vòi nước của các anh lính cứu hỏa sao thì bé ọc ra như vậy đó, lên tận mũi. Một ngày ọc trên 4 lần. Sau bú 1 giờ vẫn còn ọc. Nếu bé bị như vậy thì mẹ cần chú ý các bước sau: khi bé ọc thì cố gắng bế bé nghiêng sang 1 bên để sữa không rơi ngược lại vào phổi, cho bé bú ít và thành nhiều cữ. Nếu bé ói quá nhiều lần/ngày cần đưa đến bệnh viện/ bác sỹ để hỗ trợ và điều trị. Hiện nay chưa có thuốc nào trị được bệnh trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh. Bác sỹ chỉ kê thuốc giúp bé giảm nôn ói, thuốc chống đầy hơi -> thuốc chống giảm ói rất nguy hiểm với hệ thần kinh của trẻ sơ sinh nên các mẹ không được tự ý mua cho bé uống, phải có chỉ định của bác sỹ, uống đúng liều lượng bác sĩ kê và không uống lâu dài. Những bé bị trào ngược thực quản bệnh lý hay bị khò khè nên mẹ chịu khó nhỏ nước muối sinh lý cho bé sáng/tối, sáng dậy thì vỗ rung để giúp phổi tống những đàm nhớt ra. Đặc biệt, mấy bạn này hay bị trào ngược vào ban đêm, nên mẹ cần chú ý cho bé nằm trên mặt phẳng nghiêng 15 - 30 độ.

2. Bé khoảng 3 tháng hay ho ban đêm

Theo bác sỹ Trí Đoàn giải thích thì ho không phải là bệnh, ho là phản xạ của cơ thể giúp phổi tống dị vật ra ngoài (vi khuẩn, đàm nhớt...). Giống khi mình hít phải khói hay sặc nước mình cũng ho vậy đó. Đặc biệt là thời gian từ  4 - 5 giờ sáng phổi tiến hành sàn lọc nên sẽ ho nhiều hơn. Bạn hãy chú ý người lớn tuối hay bản thân mình mỗi khi bị ho sẽ ho nhiều hơn vào giờ đó. Kinh nghiệm của mình là: tối mẹ xoa dầu ở gan bàn chân cho bé -> mang vớ. Nhỏ nước muối sinh lý, mỗi bên 1 - 2 giọt. Sáng mẹ cũng nhỏ nước muối sinh lý và vỗ rung cho bé. Có thể cho bé phơi nắng sớm, nắng trước 7h.

Nếu bé vẫn ho thì mẹ cần đưa bé đến bác sỹ để được khám và tư vấn.

3. Bé 1 tháng 10 ngày hay khóc đêm

Bé khóc thường là những nguyên nhân sau: khóc vì đói, khóc vì nóng, khóc vì lạnh, khóc vì buồn, khóc vì đau bụng, khóc vì tã bẩn.... Khi bé khóc mẹ cần xác định xem lý do bé khóc. Sau khi loại trừ từng lý do mẹ có thể biết bé đang cần gì và đáp ứng cho bé.

+ Đối với trẻ dưới 3 tháng, thỉnh thoảng bé sẽ khóc vì đau bụng (các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân, qua 3 tháng sẽ hết) -> mẹ cần massage cho bé đều đặn mỗi ngày giúp bé cảm thấy dễ chịu.

+ Ngoài ra, có thể bé đang rơi vào giai đoạn wonder week, ở giai đoạn này cơ thể của bé sẽ có những thay đổi làm bé cảm thấy khó chịu, bé sẽ khóc dai dẳn hơn, đeo bám mẹ, bỏ bú hay cáu gắt. Mẹ cần tìm hiểu thêm về wonder week để hỗ trợ bé vượt qua giai đoạn khó chịu đó. Thường sau mỗi đợt wonder week như vậy bé sẽ biết thêm kỹ năng mới như cầm nắm, lật, trườn, bò.....

Còn 1 khái niệm khác nữa là cluster feeding. Bé sẽ đòi bú gần như liên tục, dồn đập, mẹ sẽ có cảm giác là không đủ sữa cho bé bú. Bé đầu mình không biết nên cho bé bú thêm sữa công thức. Bé thứ 2 mình đã có kiến thức nên cứ bình tĩnh cho bé bú. Mẹ luôn đủ sữa cho bé. Càng về sau thì sữa càng giàu chất béo, có thể ít những đủ làm bé no. Cluster feeding thường xảy ra vào ban đêm :) . Qua giai đoạn cluster đó, bé cũng lớn thêm 1 chút :)

0
4.1k
0 Bình luận
Làm phiền mẹ MeiLe chia sẽ thêm ít kinh nghiệm.Bé nhà mình được 12 ngày. Ban ngày bé ngũ rất tốt nhưng đến đêm nhất là giấc 2h đến sáng bé hay giật mình và hay ọ ọe lúc ngũ. Và lúc bú bé hay khò khè.
5 năm trước
Thích
Trả lời
Làm phiền mẹ MeiLe chia sẽ thêm ít kinh nghiệm.Bé nhà mình được 12 ngày. Ban ngày bé ngũ rất tốt nhưng đến đêm nhất là giấc 2h đến sáng bé hay giật mình và hay ọ ọe lúc ngũ. Và lúc bú bé hay khò khè.
5 năm trước
Thích
Trả lời
Bé bị nghẹn mũi và ho thì lsao ạ
6 năm trước
Thích
Trả lời
Chỉ cho mình cách vỗ rung để tống đàm nhớt đi, vì cu con mình mỗi lần bú là khò khè nhiều..
7 năm trước
Thích
Trả lời
Kinh nghiệm hay wá, mấy ngày nay cứ 4_5h bé ho, e lo wá
8 năm trước
Thích
Trả lời
cảm ơn mon nhiều nha, toàn những kinh nghiệm hay và thực tế
8 năm trước
Thích
Trả lời
Cám ơn về chia sẻ kinh nghiệm hữu ích của mẹ Meile. Cháu nhà mình trong giai đoạn 3 tháng đầu cũng thường xuyên bị trớ sữa. Mình đau đầu và xót con vô cùng. Cũng áp dụng nhiều phương pháp nhưng không cải thiện là bao. Hy vọng với chia sẻ chân thành của mẹ sẽ cứu cánh cho mình phần nào!
8 năm trước
Thích
Trả lời
mẹ cố gắng cho bé ợ hơi sau mỗi lần bú :) và đừng căng thẳng quá. Bé nhận ra được sự căng thẳng của mẹ đó. Chỉ trớ sữa 1 chút xíu thôi. Ah, mẹ cần tránh ăn những thức ăn tạo khí trong ruột như các loại đậu, bắp cải...
8 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!