Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 24/11/2023

Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé an toàn, hiệu quả và không đau

Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé an toàn, hiệu quả và không đau
Không phải ba mẹ nào cũng lưu ý đến cách lấy ráy tai cho bé. Vệ sinh tai không đúng cách có thể khiến cho con bị đau và viêm tai, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé.

Rất nhiều mẹ khi thấy tai con có những vụn ráy nhỏ thì đã vội vàng đem tăm bông hay dụng cụ lấy ráy tai để “xử lý” mà chưa hiểu đúng cách lấy ráy tai cho bé. Mẹ chỉ nên lấy ráy tai cho bé trong một số trường hợp như tai con có nhiều ráy tai khô, cứng khiến bé khó chịu, ngứa ngáy và gây khó khăn cho bác sĩ khi thăm khám màng nhĩ. Vậy, ráy tai là gì và cách lấy ráy tai khô cứng cho bé như thế nào?

1. Ráy tai là gì?

Ráy tai là các chất tự nhiên tiết ra từ những tuyến bã trong ống tai, giữ cho đôi tai của bé luôn khỏe mạnh. Các tuyến ceruminous trong tai tiết ra ráy tai như một cách để bẫy bụi bẩn, bụi, và các hạt khác có thể gây tổn hại màng nhĩ. Ráy tai có ở mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành.

Thông thường, ráy tai nằm ở 1/3 phần ngoài của ống tai. Chúng có nhiều lợi ích như giúp điều hòa pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ môi trường bên trong tai khỏi thấm nước. Đây chính là một phần cơ chế để bảo vệ tai, vừa làm sạch vừa ngăn bụi, vi khuẩn tấn công vào sâu trong tai trẻ.

Phần lớn các trường hợp ống tai sẽ tự làm sạch nhờ động tác chuyển động của các tế bào chết và ráy tai sẽ di chuyển từ màng nhĩ ra ngoài. Trong khi đó, nhiều người lại nhầm tưởng rằng nó là một loại chất bẩn cần phải được vệ sinh hàng ngày hoặc hàng tuần.

Thông thường, khi ráy tai được tạo thành, chúng sẽ khô lại hoặc vón cục để di chuyển ra tai ngoài của bé. Đôi khi, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà ráy tai nhiều hay ít, khô hay xốp, có thể tự đẩy ra ngoài tai được hay không. Bé nhiều ráy tai cũng không có nghĩa là bé đang “ở dơ” đâu mẹ nhé!

Cách lấy ráy tai cho bé
Không tham khảo trước cách lấy ráy tai khô cứng cho bé, mẹ có thể sẽ làm tổn thương cơ quan mỏng manh này

2. Nguy cơ viêm tai khi lấy ráy tai không đúng cách

Tai các bé rất nhỏ và mỏng manh, nếu mẹ lấy ráy tai cho bé không đúng cách sẽ vô tình làm trầy xước gây tổn thương cho tai của bé khiến cho ống tai bị viêm nhiễm hay viêm tai giữa. Hơn nữa, vì không nhìn rõ ráy tai nằm ở vị trí nào trong tai, mẹ thậm chí còn vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây bít tắc ống tai, cản trở thính lực, nặng có thể làm tổn thương màng nhĩ hoặc tai giữa.

Có nhiều mẹ lại lạm dụng dụng cụ lấy ráy tai “thông minh” mà nhiều trang web quảng cáo rầm rộ. Dụng cụ này được xem như “bảo bối” vừa giúp làm sạch bụi bẩn trong tai bé vừa an toàn dễ sử dụng. Song thực tế, mẹ không thể chắc chắn về xuất xứ, chưa kể cách vệ sinh và bảo quản không đúng cách có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, vô tình lại đưa vi khuẩn vào tai con.

>> Xem thêm: Ngoáy tai bằng tăm bông bị chảy máu ở trẻ có nguy hiểm không?

3. Có nên lấy ráy tai cho bé?

Có nên lấy ráy tai cho bé? Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé
Có nên lấy ráy tai cho bé? Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé

Lấy ráy tai chỉ thực sự cần thiết khi trong tai bé có quá nhiều ráy, đóng cục, cứng và làm cản trở việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ trong lúc thăm khám. Một số trường hợp gây tắc nghẽn ống tai ngoài, ảnh hưởng tới thính lực của trẻ em.

Nhiều trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều khiến cho bé luôn ở trong tình trạng khó chịu và ngứa ngáy. Trẻ thường dùng tay cố thò vào trong tai để ngoáy. Khi đó mẹ nên đưa con đến bác sĩ để dùng các dụng cụ lấy ráy tai cho bé an toàn và đảm bảo vệ sinh.

Mẹ có thể kết hợp các buổi đi khám sức khỏe, tiêm ngừa cho con định kỳ sau khi sinh với việc lấy ráy tai để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, cũng không nên ngoáy tai thường xuyên cho bé. Điều này sẽ làm cho trẻ dễ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nếu không được ngoáy tai.

>> Xem thêm: 6 cách phòng ngừa tai trẻ sơ sinh có mùi hôi mẹ cần biết

4. Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé an toàn

Ráy tai đọng lại không thoát ra ngoài được cũng có thể gây nhiễm trùng tai. Khi mẹ nhận thấy có dịch vàng hoặc nâu chảy ra ngoài có mùi hôi là một dấu hiệu đáng báo động. Vậy đâu mới là cách lấy ráy tai cho bé vừa an toàn, vừa hiệu quả?

Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh: Mẹ chỉ cần vệ sinh phần tai ngoài của con bằng khăn vải thấm ướt để hạn chế tích tụ bụi. Sau khi con tắm xong, nếu nước lọt vào tai bé, mẹ chỉ cần nghiêng đầu bé cho nước chảy ra ngoài, sau đó dùng khăn bông khô sạch lau phần vành tai. Phần nước nhỏ đọng trong tai sẽ tự khô ngay sau đó. Đây cũng là cách lấy ráy tai cho trẻ nhỏ theo đúng chuẩn mà các chuyên gia khuyến khích. Mẹ có ngạc nhiên không, khi cách lấy ráy tai cho bé hiệu quả nhất lại chính là… không cần làm gì cả?

Cách lấy ráy tai cho bé
Đừng vội tìm cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh vì điều này không cần thiết

Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé lớn hơn: Ráy tai giúp bảo vệ đôi tai khỏi vi khuẩn, các bào tử nấm, côn trùng và nước. Dạng ráy tai xốp hay khô phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi bé. Đối với các bé lớn, khi thấy con có nhiều ráy tai, mẹ có thể nhỏ một vài giọt nước muối để ráy tai mềm và giúp bé lau sạch. Hiện nay, có một số loại dung dịch làm tan ráy tai cho bé cùng với thành phần là nước biển đã qua xử lý. Khi nhỏ vài giọt dung dịch này vào tai bé, ráy tai sẽ được đẩy ra ngoài tai, mẹ chỉ cần dùng miếng vải sạch đẩy ráy tai ra. Lưu ý, nếu tai con bình thường, không có bất cứ khó chịu nào thì mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai cho bé.

Dù bé lớn hay bé nhỏ, để an toàn hơn cho con, mẹ có thể dẫn bé đến bác sĩ để được lấy ráy tai theo đúng chuẩn, tránh trường hợp lấy ráy tai cho bé sai cách gây nguy hiểm cho con.

Nhiều mẹ truyền tai nhau cách lấy ráy tai khô cho bé bằng oxy già. Nhưng nếu mẹ muốn sử dụng dung dịch hydrogen peroxide (ôxy già) để làm sạch tai cho bé thì nhất thiết phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tùy ý sử dụng. Nhiều trường hợp da trong ống tai bé quá mẫn cảm có thể dẫn tới đỏ, rát hay mưng mủ.

>> Xem thêm: Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ cha mẹ nên lưu ý

5. Vệ sinh tai thế nào cho con mới là đúng?

Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé như thế nào mới chuẩn?
Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé như thế nào mới chuẩn?

Trong trường hợp khi sấy tóc cho con, mẹ nên dùng máy sấy hơ qua tai cho bé nhằm giúp môi trường bên trong tai trẻ khô nhanh hơn. Tuy nhiên, cần chỉnh nhiệt độ đừng để nóng quá làm phỏng tai con yêu.

Trường hợp nếu trẻ có biểu hiện ngứa tai, mẹ nên dùng tay ấn vào cửa tai để con thấy thoải mái hơn. Nếu ráy tai bịt kín hay có cảm giác khó chịu, khó nghe, bạn vẫn nên đưa bé tới bác sĩ kiểm tra để có cách lấy ráy tai cho trẻ phù hợp thay vì tới các tiệm cắt tóc gội đầu để thực hiện.

Một số hậu quả cho bé khi lấy ráy tai khô sai cách

Mẹ lấy ráy tai cho bé sai cách có thể gây ra một số hậu quả sau:

  • Ù tai, nghe kém: Ráy tai khô cứng có thể bị đẩy sâu vào ống tai, bám sát vào màng nhĩ, gây ù tai và nghe kém.
  • Viêm tai ngoài: Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng da ống tai ngoài, do ngoáy tai sai cách, gây rách da, chảy máu và khiến vi khuẩn phát triển.
  • Thủng màng nhĩ: Đây là hậu quả nguy hiểm nhất khi dùng các dụng cụ dài, nhọn để lấy ráy quá sâu. Khi màng nhĩ bị thủng, ráy tai và các chất bẩn có thể xâm nhập vào tai giữa, gây viêm tai giữa.
  • Viêm tai giữa: Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa khi màng nhĩ bị thủng và vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa.

Lưu ý để giữ tai trẻ luôn sạch sẽ

Lưu ý để giữ tai trẻ luôn sạch sẽ

Để giúp tai trẻ luôn sạch sẽ, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để lấy ráy tai cho trẻ khi cần thiết, tránh tự ý dùng dụng cụ lấy ráy tai cho bé hoặc tăm bông để đảm bảo an toàn.
  • Với trẻ lớn hơn, mẹ không nên vệ sinh tai bé quá thường xuyên, thông thường bạn chỉ nên vệ sinh tai cho trẻ theo cách lấy ráy tai khô cứng cho bé mà chuyên gia khuyến cao ở trên. Thông thường, mẹ chỉ nên ngoáy tai cho trẻ 2-3 tháng/1 lần.
  • Nếu thấy ráy tai đã rã, ba mẹ hãy tiếp tục nhỏ tai cho bé thêm vài hôm nữa để ráy tai rã và bị đẩy hết ra ngoài ống tai. Trong trường hợp ráy tai chỉ mềm mà không rã ra để đẩy ra ngoài thì phụ huynh hãy đưa bé đến bác sĩ để hút ráy.
  • Khi có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tóm lại, các bố mẹ không cần thiết phải lấy ráy tai cho con, ngoại trừ trường hợp tai của bé bị bít kín bởi ráy tai khô cứng hoặc chảy mủ gây hiện tượng đau nhức tai khiến bé luôn kéo tai hoặc khóc, chảy dịch ra ngoài tai có mùi hôi khó chịu, thính lực kém hơn thường ngày. Khi gặp trường hợp này, mẹ không nên tự ý vệ sinh tai cho con mà nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa Tai-Mũi-Họng. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên môn để vệ sinh tai cho bé. Ngoài ra, khi tai của bé khi đã bị nhiễm trùng, mẹ có thể rửa tay sạch và massage khu vực xung quanh tai của con giúp bé cảm thấy thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x