Đa số bệnh ho gà là trẻ em dưới 1 tuổi hay mắc bệnh nhiều hơn và bệnh Ho gà ở VN mình được chủng ngừa ngay khi trẻ tròn 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ho gà đang trở lại với sự xuất hiện nhiều ca bệnh một cách bất thường vì thế mà làm mẹ chúng ta cũng không nên chủ quan bỏ qua tình trạng và nguyên căn gây nên bệnh này cho trẻ phải không cả nhà, Hôm nay mẹ bb sưu tầm về Biểu hiện, Cách phòng bệnh và chăm sóc trẻ bị ho gà để chị em chúng ta quan sát, so sánh và chăm sóc con nhé các mẹ.
Biểu hiện của bệnh ho gà:
- Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ thường xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ.
- Giai đoạn kịch phát:
+ Cơn ho kéo dài, xuất hiện một cách tự nhiên hay do một kích thích nhỏ.
+ Trẻ ho rũ rượi, đỏ mặt, thở rít (khi hít thở sẽ xuất hiện tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà), nôn nhiều đờm, đặc quánh. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những cơn ngừng thở ngắn. Giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra trong giai đoạn này còn thấy một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.
- Giai đoạn hồi phục: Cơn ho ngắn lại, số cơn giảm. Ho còn có thể tồn tại trong vài tuần
Các yếu tố tiên lượng bệnh của trẻ nặng? Trẻ bị ho gà có kèm theo 1 trong các yếu tố sau tiên lượng bệnh của trẻ sẽ là nặng:
- Trẻ dưới 6 tháng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng
- Ăn uống kém, nôn nhiều.
- Cơn ngừng thở kéo dài.
- Co giật
- Viêm phổi
Trẻ bị bệnh ho gà có thể chăm sóc tại nhà được không? Với những trẻ mắc ho gà thể nhẹ: Số cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường, trong cơn ho không tím mặt, những trường hợp này mẹ có thể chăm sóc tại nhà.
- Đảm bảo môi trường sống tránh chất kích thích như: khói thuốc lá, bụi, hóa chất.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh kích thích.
- Với trẻ bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ bình thường. Với trẻ ăn dặm và trẻ lớn: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, ăn ít một, chia làm nhiều bữa.
- Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ. Sau mỗi cơn ho vệ sinh sạch đờm ở miệng của trẻ, dùng khăn mềm lau sạch miệng bằng nước muối ấm. Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 9‰. Với trẻ lớn vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối
- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác để tránh lây lan bệnh
- Cho trẻ uống thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay? Khi trẻ ho có kèm 1 trong các dấu hiệu sau:
- Trẻ có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài
- Ăn kém, nôn chớ nhiều
- Ngủ ít
- Thở nhanh/ khó thở
Phòng bệnh ho gà cho trẻ bằng cách nào?
– Tiêm phòng: Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất lên tới 90%.
– Cách ly người bệnh: Cho trẻ tránh xa những người có dấu hiệu bị ho gà. Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cũng không nên cho tiếp xúc với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ chưa được tiêm phòng. Nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.
Thành viên nổi bật trong tuần
-
Muốn con cái đại cát, phú quý mẹ đừng...Mẹ là cả thế giới của con. Và con cũng là cả bầu trời của mẹ. Mẹ nào cũng...
-
Em bé sơ sinh nặng nhất thế giới bao...Với cân nặng 18 kg, một em bé sơ sinh người Ấn Độ đã lật đổ kỷ lục thế giới...
-
Sau bao ngày ngóng trông, "hoàng tử bé"...Hành trình làm mẹ lần thứ ba của công nương Kate không hề dễ dàng. Nhưng sau...
-
Sự thật của hạnh phúc gia đình chỉ giản...Dù bạn là ai khi xem những bức tranh mô tả về cuộc sống gia đình của nghệ sĩ...
-
Ca sĩ Thủy Tiên: Không dám khoe con vì...Kể từ khi chào đời đến nay, Bánh Gạo luôn được Công Vinh và Thủy Tiên giấu...
Vậy làm sao để biết được bệnh Ho gà chị ơi, cần kiêng những gì khi bị mắc bệnh này vậy ạ
Đọc mà thấy khó phân biệt Ho gà với ho thông thường chị nhỉ, khéo phải đưa đi khám mới biết ý chứ
Hic, bé đau gì cũng lo cả các mẹ ơi
Trẻ con ốm là phải lo chứ, hông lo sao được, chúng chưa biết nói rõ đau gì chổ nào mà
Vậy nếu bé con bị bệnh Ho gà thì nên kiêng những gì vậy Mẹ Bin Bo ơi?
Khi bé bị bệnh ho gà nên chú ý không nên:
Không nên tiêu thụ các thực phẩm dễ gây kích ích niêm mạc họng, gây ho nhiều hơn như: đậu phộng, các loại gia vị cay như: ớt, hạt,tiêu,...
Không nên ăn các thực phẩm được chiên, rán, nướng vì đây là thực phẩm khó tiêu, dễ gây ho nhiều hơn.
Không nên Sử dụng các loại thực phẩm được làm từ bột mì trắng, đường như: kem, nước giải khát. Các loại thực phẩm lên men như: dưa muối, cà muối, kim chi...
Không nên Uống cà phê và hút thuốc lá
Bệnh ho gà thường diễn ra trong thời gian nào vậy nhỉ?
Bệnh phát sinh ở mọi thời điểm trong năm luôn đó em, chỉ cần có ổ dịch hoặc phát sinh bất kỳ đều có thể bị hết nè
Hic, đọc xong vẫn không mường tượng được ho gà khác ho thông thường ở điểm gì chị ạ,khổ thế chứ
Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. đó chính là những dấu hiệu nhận dạng của bệnh nha em
Bệnh này giống vói triệu chứng của ho thông thường quá mẹ nhỉ, không đi khám chắc khó phát hiện ra đó ạ
uh nói chung con chớm bệnh mẹ nên đi khám cho con cho an toàn nhé
Có dễ nhầm bệnh ho gà với bệnh khác không hả bạn ơi?
có đó bạn ơi, bạn cứ theo dõi nhé, dễ nhầm với viêm phổi cấp ấy
Giờ mình mới biết bệnh ho gà có triệu chứng là như thế nào đấy, cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin bổ ích này nhé
không có gì nè, cùng nhau chia sẽ cùng nhau học hỏi là chính hén
Bệnh ho gà có dễ nhầm với các bệnh ho khác không hả chị ơi?
có chứ em, mỗi bệnh biểu hiện khác nhau mà, nên dễ nhầm nhát là bệnh viêm phổi cấp