Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 26/12/2022

Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào

Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào
Power pumping hay còn được gọi là phương pháp kích sữa power pumping là cách gọi sữa về cực mạnh. Cụ thể phương pháp này là gì? Tiến hành như thế nào cho đúng?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vậy nhưng nếu mẹ bị cạn sữa phải làm sao? Cùng theo dõi để biết về phương pháp kích sữa power pumping mẹ nhé!

1. Phương pháp kích sữa power pumping là gì?

Power pumping là một phương pháp vắt sữa có nguồn gốc từ các nước phương Tây. Đây là một cách kích sữa cho mẹ tắc sữa, dựa trên việc bắt chước bé bú gộp.

Cụ thể, phương pháp power pumping sẽ mô phỏng lại việc bạn cho trẻ bú. Cứ chia nhỏ lượng sữa vắt mỗi lần, giống như việc trẻ đòi bú. Sau đó, mẹ vắt sữa tăng dần về số lượng sữa vắt, nhờ đó tạo được dòng chảy mạnh hơn và kích sữa thành công.

Phương pháp này giúp tạo động lực để cơ thể người mẹ tạo sữa. Đây là một cách tốt để hỗ trợ kích sữa trong trường hợp mẹ ít sữa, giảm sữa hoặc mất sữa.

>> Mẹ có thể tham khảo: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp kích sữa power pumping

2.1 Ưu điểm của phương pháp kích sữa power pumping

  • Kích thích sữa mẹ sản xuất nhiều hơn: Cơ chế sản xuất sữa mẹ được thực hiện theo quy luật cung – cầu. Khi nhu cầu sữa mẹ của con tăng lên, bé bú liên tục sẽ tạo ra kích thích giúp sữa mẹ tạo ra nhiều hơn.
  • Thích hợp với mẹ ít sữa, mất sữa: Với nguyên tắc cung – cầu như trên, những tác động, kích thích liên tục lên bầu ngực đem lại nhưng hiệu quả bất ngờ với những mẹ bị ít sữa, mất sữa, giúp sữa dần trở lại.

2.2 Nhược điểm của phương pháp kích sữa power pumping

  • Tốn thời gian: Do áp dụng theo cơ chế bú gộp của bé nên các mẹ sẽ cần nhiều thời gian hơn để vắt, hút sữa.
  • Dễ tổn thương đầu vú và bầu ngực: Đây chính là nhược điểm lớn nhất của cách kích sữa theo phương pháp power pumping. Do sử dụng máy hút sữa thường xuyên, liên tục trong thời gian dài. Điều này cũng dễ khiến ngực chảy xệ.

3. Thực hiện phương pháp kích sữa power pumping như thế nào?

cách thực hiện vắt sữa power pumping
Cách thực hiện vắt sữa power pumping. Ảnh: Verywell

3.1 Cách thực hiện 1

Mẹ sẽ thực hiện phương pháp power pumping khoảng 70 phút/lần. Cứ chia thành 10 phút vắt sữa bằng dụng cụ vắt chân không, sau đó lại nghỉ 10 phút. Lặp lại quá trình trên 4 lần. Tổng cộng, mẹ sẽ cần 40 phút vắt sữa và 30 phút để nghỉ ngơi giữa các lần. Trong ngày, bạn có thể lặp lại quá trình trên 4-5 lần hoặc bất cứ khi nào rảnh.

Đối với mẹ ít sữa, bạn nên thực hiện power pumping cho tất cả các lần vắt sữa trong ngày. Trong quá trình vắt sữa, chị em cần phải đảm bảo thời gian thật đều nhau, tránh sai lệch sẽ làm giảm tác dụng kích sữa nhé!

>> Mẹ có thể tham khảo: Sau khi sinh bao lâu thì được uống sữa tươi?

3.2 Cách thực hiện 2

Theo cách này, thời gian vắt sữa và nghỉ sẽ khác so với cách thứ nhất một chút. Thời gian vắt sữa mẹ nên làm là 60 phút/lần: vắt trong 20 phút, nghỉ 10 phút rồi lại vắt 10 phút. Tiếp tục sau vắt 10 phút nghỉ 10 phút. Kết thúc quá trình bằng một lần vắt sữa 10 phút nhé mẹ.

Cách này sẽ có tổng thời gian vắt sữa là 40 phút và nghỉ chỉ 20 phút. Các chuyên gia khuyên mẹ hãy thực hiện cách này vào buổi sáng, đó là lúc sữa thường tiết ra nhiều hơn. Nếu dùng cách này, thì mẹ chỉ cần vắt vào buổi sáng chứ không cần lặp lại trong ngày như phương pháp đầu tiên.

4. Những lưu ý khi dùng phương pháp kích sữa power pumping

vắt sữa mẹ

Phương pháp hút sữa power pumping phù hợp nhất với mẹ đang cho con bú tại nhà hoặc trong giai đoạn nghỉ thai sản. Để chuẩn bị đi làm lại, bạn phải có chuẩn bị từ trước đó một tháng. Điều này sẽ giúp lượng sữa cho con ổn định ở mức trên 200ml và không bị tắc sữa sớm.

Một số lưu ý để phát huy tốt nhất tác dụng của phương pháp kích sữa power pumping:

  • Mẹ cần tùy vào sức khỏe để thực hiện power pumping. Nếu sức khỏe không tốt, không nên thực hiện phương pháp này quá nhiều sẽ gây mệt mỏi.
  • Thời gian vắt không cần phải quá chính xác. Điều quan trọng, mẹ cần phải chú ý tới số lần vắt cho đúng với phương pháp đề ra.
  • Mẹ nên thực hiện phương pháp kích sữa power pumping tốt nhất trong khoảng 1 tháng rưỡi là được. Trong thời gian này, mẹ cũng không thực hiện vắt sữa liên tục mà chia ra làm nhiều khoảng thời gian. Đợt 1 vắt sữa từ 1 đến 10 ngày, sau đó nghỉ 2, 3 ngày. Đợt 2 vắt sữa cũng đến 10 ngày và nghỉ 2, 3 ngày. Đợt vắt sữa cuối cùng khoảng 10 ngày.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bà đẻ có ăn được đậu phụ không? Lưu ý khi ăn đậu phụ cho mẹ sau sinh

  • Sau khi kích sữa đủ lượng như mong muốn, mẹ không nên dừng hẳn. Hãy kích sữa power pumping duy trì 2 lần/ngày để không bị tắc sữa trở lại nhé!
  • Để thực hiện được nhiều lần vắt sữa, mẹ cần đảm bảo được dinh dưỡng và cung cấp đủ nước. Nếu không, phương pháp này cũng khó có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Giữ cho đầu óc thư giãn, tránh căng thẳng quá nhiều.
  • Có thể dùng tay để vắt thì có thể đổi bên. Tuy vậy để đỡ tốn công, MarryBaby khuyên bạn nên dùng dụng cụ vắt chuyên dụng.

5. Gợi ý một số phương pháp kích sữa khác

kích sữa bằng cách cho bé bú mẹ trực tiếp hoàn toàn
Phương pháp kích sữa power pump

Ngoài phương pháp kích sữa power pumping, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp kích sữa khác như:

5.1 Cho bé bú mẹ trực tiếp hoàn toàn

Với trường hợp bé chịu tự bú mẹ nhưng ti vẫn hết sữa, thì mẹ nên cho con bú nhiều hơn để kích sữa. Cụ thể, mẹ sẽ ôm bé và cho bé bú đúng với khớp ngậm. Chỉ cần bé ngậm núm vú đúng cách, sữa cũng có thể chảy ra tốt hơn.

Cách kích sữa này không phù hợp với các bé có thói quen bú lắt nhắt, bú rồi ngủ luôn… bởi bé đã bị bú sai cách.

>> Mẹ có thể tham khảo: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh

5.2 Cho bé bú mẹ trực tiếp + bộ câu sữa

Đối với mẹ ít sữa, mất sữa mà bé không chịu bú bình thì đây là cách hiệu quả nhất. Cách làm như sau: Mẹ cho bé bú sữa ngoài qua bộ câu sữa. Khi này, bé sẽ được hấp thụ cả sữa mẹ bú trực tiếp và sữa công thức từ bộ câu sữa. Mẹ chỉ cần từ từ giảm sữa ngoài lại là có thể kích để tăng sữa mẹ lên nhiều hơn.

5.3 Cho bé bú mẹ trực tiếp + cốc hứng sữa

phương pháp kích sữa power pumping
Phương pháp kích sữa power pumping

Trước khi tìm hiểu về phương pháp kích sữa này, mẹ phải hiểu về cốc hứng sữa. Đây là một loại cốc có thể dùng hút sữa bằng lực chân không. Cốc này có thể tăng tới 18% lượng sữa.

Cách làm: Mẹ dùng cốc hứng sữa hút sữa một bên ngực, ngực bên kia thì cho bé bú như bình thường. Cách này chủ yếu dùng cho những mẹ muốn tăng thêm lượng sữa. Với các bé bú lắt nhắt, hay bú sữa ngoài thì cách này cũng sẽ không hiệu quả nhiều lắm.

5.4 Cho bé bú mẹ trực tiếp kết hợp vắt sữa bằng tay

Cách cho bé bú trực tiếp và vắt sữa bằng tay chuyên dùng cho các mẹ ít sữa và phải cho con bú dưới 100ml sữa công thức 1 ngày. Cách làm như sau: Mẹ ôm con và cho bé bú theo nhu cầu. Trong ngày, mẹ sẽ vắt sữa bằng hoặc nhiều hơn lượng sữa cần bổ sung cho con. Thời gian vắt sữa hợp lý là từ 30-60 phút sau khi bé bú xong.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bà đẻ có ăn được đu đủ chín không? Phụ nữ sau sinh phải biết

5. Hút sữa 1 bên ngay trong khi bé đang bú bên còn lại

Cách kích sữa này phù hợp với những mẹ khó kích thích phản xạ xuống sữa. Bởi vì việc bé bú sẽ giúp mẹ tạo ra phản xạ xuống sữa 1 cách dễ dàng. Cách làm: Mẹ cho bé bú một bên, một bên dùng máy hút sữa. Nhưng bạn cần lưu ý phải kích được phản xạ xuống sữa thì cách này mới thành công.

Phương pháp kích sữa power pumping hoàn toàn không khó thực hiện và phức tạp như nhiều người nghĩ. Do đó, MarryBaby khuyên các mẹ hãy cố gắng áp dụng để đảm bảo đủ sữa cho bé phát triển khỏe mạnh nhất nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pump Early, Pump Often: A Continuous Quality Improvement Project
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4720864/
Truy cập ngày: 26/12/2022

2. Pumping Breast Milk
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/pumping-breast-milk.html
Truy cập ngày: 26/12/2022

3. POWER PUMPING: DOES IT WORK?
https://fedisbest.org/2016/09/power-pumping-does-it-work/
Truy cập ngày: 26/12/2022

4. Best Pumping and Expression
https://breastfeedingnm.org/wp-content/uploads/2018/03/Myers_Best-Pumping-Practices.pptx.pdf
Truy cập ngày: 26/12/2022

5. What is Power Pumping: What is it?
https://www.breastfeedingcenter.org/blog/2021/10/8/what-is-power-pumping-what-is-it
Truy cập ngày: 26/12/2022

x