Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/05/2014

Làm gì để mẹ có nhiều sữa cho con bú? (Phần 1)

Làm gì để mẹ có nhiều sữa cho con bú? (Phần 1)
Làm thế nào để mẹ có nhiều sữa cho con bú là mối quan tâm hàng đầu của tất cả chị em đang và sẽ nuôi con bằng sữa mẹ.

Tình trạng ít sữa có thể bắt nguồn từ sự mất cân bằng hormone bên trong cơ thể mẹ dẫn đến từ khi mới sinh mẹ đã tiết ít sữa. Hoặc cũng có nhiều trường hợp mẹ ban đầu có đủ sữa cho con bú nhưng lượng sữa bị giảm dần theo thời gian.

Các mẹ đã bao giờ nghe tới prolactin hay chưa? Đây chính là loại hormone quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ đấy. Việc thiếu prolactin có thể là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa. Bên cạnh đó, các mẹ có núm vú ẩn cũng có thể gặp khó khăn khi cho con bú.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ tiết ít sữa cũng là do mẹ mà có khi lại do em bé mới sinh, chẳng hạn trẻ có khiếm khuyết về răng miệng như bệnh hở hàm ếch hoặc trẻ bị bệnh hiểm nghèo đều sẽ dẫn đến việc bú mớm bị cản trở. Cả trong trường hợp trẻ khi mới sinh được cho bú bình cũng có thể khiến việc bú mẹ sau đó trở nên kém thuận lợi hơn.

Khi phát hiện ra mẹ ít sữa, cần tìm hiểu được nguồn cơn để có hướng cải thiện phù hợp. Chắc hẳn các mẹ sẽ rất sốt ruột khi thấy sẽ không về hoặc về ít nhưng lo lắng cũng không giúp giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến mẹ thêm mệt mỏi mà thôi. Cho nên cần phải thật bình tĩnh mẹ nhé.

de me co nhieu sua 3
Nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một cách để gắn kết mẹ con

Dưới đây là các phương pháp giúp chị em thuận lợi hơn trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Sinh con tự nhiên

Việc sinh mổ cần dùng nhiều thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng vết mổ nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa sau khi sinh. Còn khi sinh thường, hàm lượng oxytocin và prolactin được tối ưu hóa, kích thích sữa về nhanh và nhiều hơn. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng chịu ít nhiều tác động của các loại thuốc nói trên, ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ của bé.

Cho con bú ngay sau khi sinh

Sinh thường được coi là bước khởi đầu thuận lợi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ nhưng như thế không có nghĩa là những mẹ sinh mổ sẽ không thể cho con bú thành công. Dù sinh thường hay sinh mổ, mẹ đều nên cố gắng cho con bú trong vòng một giờ sau sinh để tận dụng được nguồn sữa non quý giá, đồng thời có những cử chỉ âu yếm, gần gũi với con càng nhiều càng tốt. Ở bên con và cho con bú bất cứ khi nào bé muốn sẽ tạo nên phản xạ tích cực cho cơ chế sản xuất sữa của mẹ.

Tích cực cho con bú

Sữa mẹ được sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa càng tiết ra nhiều. Thế nên, mẹ cứ thoải mái cho bú khi con đòi bú mà không nhất thiết phải tuân theo một “thời gian biểu” cho bú nào cả nhé.

Hạn chế sử dụng bình sữa

Mẹ có biết rằng trẻ sơ sinh cần sử dụng những cử động lưỡi và hàm khác nhau khi bú mẹ và bú bình? Khi bé mới làm quen với việc bú mẹ nhưng cùng lúc lại “học” bú bình, việc bú mẹ của bé có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Do đó, mẹ nên hạn chế việc cho con bú bình, ngay cả khi đó là sữa mẹ, cũng như việc dùng núm vú giả ở thời kỳ đầu sau sinh.

Cân nhắc khi dùng máy hút sữa

Khá nhiều mẹ thường dùng máy hút sữa ngay sau mỗi cữ bú của con vì nghĩ rằng việc này sẽ kích thích sản xuất sữa nhiều hơn. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia dinh dưỡng, thói quen này ở những tuần đầu sau sinh sẽ làm mất đi sự cân bằng tự nhiên giữa lượng sữa mà mẹ sản xuất ra với lượng sữa mà bé cần. Các mẹ sẽ mất thêm thời gian cho việc này một cách không cần thiết mà còn có thể dẫn đến tình trạng căng tức ngực hoặc nghiêm trọng hơn là áp xe vú do sữa ra quá nhiều. (còn tiếp)

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x