Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/12/2020

Bé bú hay bị sặc: Mách mẹ cách xử trí và ngăn ngừa hiệu quả

Bé bú hay bị sặc: Mách mẹ cách xử trí và ngăn ngừa hiệu quả
Nôn trớ sinh lý là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu không để ý khi bé bú hay bị sặc, đường thở của bé có thể sẽ bị tắc nghẽn do sữa và gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy bé sặc sữa khi bú mẹ phải làm sao? Mẹ nên tham khảo ngay thông tin về cách xử lý và phòng ngừa dưới đây!
bé bị sặc sữa
Làm sao cho con bú không làm bé bị sặc sữa, mẹ có biết?

1. Nguyên nhân khiến bé bú hay bị sặc

– Do lỗ ở núm vú bình quá to, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp.

– Một số trẻ sơ sinh có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm núm vú nhưng không nuốt. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây sặc.

– Trẻ 3–4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện. Nếu mẹ vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ có thể cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.

2. Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ

Bé sặc sữa khi bú mẹ phải làm sao? Khi thấy dấu hiệu trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ, mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức. Khẩn trương lấy sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất là dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi, nhổ đi.

Nếu trẻ bị tắc thở lâu, khả năng cứu chữa càng khó khăn, khi hút xong nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được, sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái, mẹ nên nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay. Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, ở vị trí giữa hai xương bả vai. Sau đó lật trẻ lại quan sát. Nếu trẻ khóc được, hết tím tái, mẹ đưa con đến bệnh việc hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Nếu trẻ vẫn còn tím tái, mẹ ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, cụ thể là trên xương ức và dưới đường nối hai bên ngực. Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2. Làm 6 lần liên tiếp.

3. Trẻ bú hay bị sặc: Cách cho con bú không bị sặc

Trẻ bú hay bị sặc: Cách cho con bú không bị sặc

– Mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ.

– Mẹ không đùa với bé khi đang bú, làm bé cười dễ gây sặc.

– Khi cho bú, mẹ nên bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá.

– Mẹ nên cho bé bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những bé còn yếu, sinh non.

– Khi bé đang bú mà bị ho hoặc khóc thì mẹ phải ngừng cho bú ngay.

– Khi bé bú mẹ, nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà bé chưa nuốt kịp, mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.

– Với bé bú bình, mẹ cần chú ý chọn núm vú thích hợp với độ tuổi của bé, tránh trường hợp lỗ to sữa xuống nhiều dễ khiến bé bị sặc. Đừng cho trẻ tự cầm bình sữa nằm bú vì rất nguy hiểm. Nếu trẻ đã 8, 9 tháng tuổi, và mẹ bận việc gì đó không thể cho con bú nhưng con quá đói, hãy để bé ngồi bú. Mẹ cố định bé bằng ghế có dây đai bảo vệ. Nếu không yên tâm vì mình không thể để mắt đến con thì tốt nhất đừng cho bú, hãy đợi đến khi bạn có thể quan sát con bú hãy cho bú. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi mẹ tự cho con cầm bình bú mà không quan sát, vì thế mẹ cẩn thận nhé.

Khi cho bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, bé không phải mút nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x