Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/08/2022

Cập nhật 9 mẹo trị sổ mũi cho bà bầu vừa hiệu quả vừa an toàn

Cập nhật 9 mẹo trị sổ mũi cho bà bầu vừa hiệu quả vừa an toàn
Theo thống kê, có tới 30% bà bầu bị sổ mũi khi mang thai mà không phải dị ứng hoặc mắc bệnh nhiễm trùng.

Sổ mũi tuy không gây nguy hiểm nhưng khiến bà bầu khó chịu và mệt mỏi. Dưới đây là một vài gợi ý về cách trị sổ mũi cho bà bầu, mẹ lưu ngay lại nhé.

Nguyên nhân gây sổ mũi ở bà bầu

  • Estrogen cao: Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên nghẹt mũi, sổ mũi. Một trong số đó là do hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy.
  • Lưu lượng máu tăng: Lượng máu tăng 50% trong cơ thể trong thai kì làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.
  • Thay đổi không khí: Trung bình, mỗi ngày có khoảng 9.000 lít không khí đi qua lỗ mũi của một người trưởng thành để vào phổi. Dù không khí có khô đến đâu, có lạnh đến đâu đi nữa, mũi vẫn phải làm cho không khí đủ ấm (vừa bằng với thân nhiệt) và ẩm (bằng độ ẩm của cơ thể) trước khi vào đến phổi. Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo, đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi. Khi hít thở mạnh, không khí ra vào tạo nên tiếng kêu sột soạt, đó là dấu hiệu của sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Do nhiễm vi khuẩn: Một số hiện tượng sổ mũi do bệnh lý như cảm lạnh và cúm khi mang thai… do vi khuẩn gây nên và có thể lây lan do sức đề kháng của mẹ bầu yếu hơn bình thường.
  • >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bầu bị cảm phải làm sao? Cách trị cảm cúm cho bà bầu an toàn từ tự nhiên

    Mẹo trị sổ mũi cho bà bầu mà không dùng thuốc

    mẹo trị sổ mũi cho bà bầu
    Trị sổ mũi cho bà bầu tại nhà

    Nếu bà bầu chỉ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi mà không kèm các triệu chứng khác thì có thể mắc viêm mũi thai kỳ. Tình trạng nghẹt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt có thể mắc cảm lạnh, cảm cúm hoặc bệnh truyền nhiễm.

    Nếu dấu hiệu sổ mũi nặng khiến mẹ bầu mệt mỏi, mẹ nên đi khám bệnh. Song nếu tình trạng chỉ nhẹ, mẹ có thể áp dụng cách trị sổ mũi cho bà bầu tại nhà dưới đây.

    1. Trị sổ mũi cho bà bầu bằng thuốc nhỏ mũi

    Nếu sổ mũi nhẹ, mẹ bầu có thể dùng nước nhỏ mũi dạng giọt hoặc phun sương. Xịt mỗi bên khoảng 5 – 10 phút, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn.

    2. Súc miệng bằng nước muối

    Pha 1/4 thìa cà phê muối với 1 lít nước để súc miệng hàng ngày. Mẹ bầu nên ngửa cổ lên khi súc miệng để nước muối chảy vào cổ họng

    3. Kê cao gối khi ngủ

    Nếu bị sổ mũi, mẹ sẽ dễ bị nghẹt mũi vào ban đêm gây ra tình trạng khó ngủ. Để dễ ngủ hơn, bạn hãy kê cao gối khi ngủ để thoải mái hơn.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết

    4. Dùng máy tạo độ ẩm trị sổ mũi cho bà bầu tại nhà

    Mẹ nên để máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là đêm khi ngủ để giúp đường mũi thông thoáng hơn. Ngoài ra, bạn không nên ngủ máy lạnh vì sẽ làm tình trạng thêm trầm trọng.

    5. Uống nhiều nước

    uống nhiều nước để trị sổ mũi cho bà bầu
    Uống nhiều nước để trị sổ mũi cho bà bầu

    Việc uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Có thể pha thêm đường hay mật ong nếu không quen với vị chua của chanh.

    6. Tập thể dục nhẹ nhàng

    Đây cũng là một trong những cách trị sổ mũi cho bà bầu hiệu quả. Tốt nhất bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, khi mặt trời vừa lên.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tập thể dục cho mẹ bầu: 7 bài tập yoga cho thai kỳ luôn khỏe mạnh

    7. Tránh tiếp xúc các hóa chất

    Để trị sổ mũi cho bà bầu, mẹ hãy tránh những chất kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu, phấn hoa… Đây là những chất có thể làm tình trạng nghẹt mũi ở mẹ bầu thêm trầm trọng.

    8. Không ăn cay

    Mẹ bầu sẽ bị chảy nước mũi nhiều hơn nếu ăn thực phẩm cay như tiêu, ớt, mù tạt, cà ri…

    9. Hạn chế uống sữa

    Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản mau lẹ hơn.

    Trong sữa bò có rất nhiều chất lactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Đồng thời, những thực phẩm làm từ sữa như kem cũng không nên ăn nhiều.

    Bà bầu có nên dùng thuốc khi bị sổ mũi?

    có nên dùng thuốc để trị sổ mũi cho bà bầu không?
    Có nên dùng thuốc để trị sổ mũi cho bà bầu không?

    Vẫn có các loại thuốc trị sổ mũi cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu muốn dùng thuốc, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để có được sự hướng dẫn, chỉ định cụ thể. Việc dùng thuốc sai cách có thể mang đến nhiều ảnh hưởng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

    Chính vì thế, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ.

    >> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những loại thuốc bà bầu không được uống: lưu ý cho mẹ bầu

    Phòng tránh sổ mũi cho bà bầu

    • Để phòng tránh sổ mũi, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa…
    • Tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Có thể uống nước ấm mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng
    • Súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
    • Tuyệt đối không đi dưới trời mưa để nhiễm lạnh.
    • Tránh tiếp xúc với người bệnh như cảm cúm, ho, sốt… vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
    • Không nên để quạt thổi trực tiếp vào mặt khi ngủ

    Để trị sổ mũi cho bà bầu, việc áp dụng những biện pháp an toàn, tự nhiên vẫn tốt hơn vội vàng uống thuốc. Trong giai đoạn này, khi uống bất cứ loại thuốc nào, mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Sneezing in Pregnancy – Causes, Effects and Treatment
    https://parenting.firstcry.com/articles/sneezing-during-pregnancy-causes-effects-and-treatment/
    Ngày truy cập: 22.8.2022

    2. Sneezing During Pregnancy: Causes And Tips To Get Relief
    https://www.momjunction.com/articles/sneezing-during-pregnancy_00484977/
    Ngày truy cập: 22.8.2022

    3. Common Changes During Pregnancy: First trimester
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=common-changes-during-pregnancy-138-W1311
    Ngày truy cập: 22.8.2022

    4. Pregnancy and the flu
    https://medlineplus.gov/ency/article/007443.htm
    Ngày truy cập: 22.8.2022

    5. Cold and flu during pregnancy
    https://www.healthdirect.gov.au/cold-and-flu-during-pregnancy
    Ngày truy cập: 22.8.2022

    x