Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/05/2020

Thuốc uống cho bà bầu, bạn đã biết chưa?

Thuốc uống cho bà bầu, bạn đã biết chưa?
Thuốc uống cho bà bầu quan trọng như thế nào? Giai đoạn mang thai, bên cạnh nguồn thực phẩm chất lượng, các bà bầu thường uống thêm dưỡng chất để bù đắp nguồn dinh dưỡng còn thiếu trong chế độ ăn uống hoặc phải uống thuốc để chữa bệnh thông thường.  Lúc này, bạn cần […]

Thuốc uống cho bà bầu quan trọng như thế nào? Giai đoạn mang thai, bên cạnh nguồn thực phẩm chất lượng, các bà bầu thường uống thêm dưỡng chất để bù đắp nguồn dinh dưỡng còn thiếu trong chế độ ăn uống hoặc phải uống thuốc để chữa bệnh thông thường.

2. Canxi

Lượng cần bổ sung 200-300 miligam (mg) can-xi/ngày.

Canxi cũng rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Dưỡng chất này giúp ngăn tình trạng bạn bị suy giảm mật độ xương do em bé sử dụng canxi để phát triển xương.

Thuốc uống cho bà bầu

3. Sắt

Lượng cần bổ sung: tối thiểu 30 mg/ngày

Sắt giúp luân chuyển oxy đến các cơ quan và mô cho cơ thể của cả mẹ và bé. Tình trạng thiếu sắt có thể khiến mẹ bầu bị cao huyết áp, sản giật, nhiễm khuẩn hoặc tử vong.

Nước ta có tới 36,5% tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Các bác sĩ cho biết thiếu sắt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu. Vì vậy, việc phát hiện các dấu hiệu của thiếu máu sớm và có kế hoạch điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao sức khỏe thai phụ và giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em.

4. Iốt

Lượng cần bổ sung: 160-220 mcg/ngày.

Iốt rất quan trọng giúp bảo vệ chức năng tuyến giáp phụ nữ khỏe mạnh khi mang thai. Sự thiếu hụt iốt có thể gây ra thể chất còi cọc, khuyết tật tâm thần nghiêm trọng và điếc. Thậm chí, không đủ iốt có thể dẫn đến sẩy thai và thai chết lưu.

5. Thiamin (còn gọi là vitamin B1)

Lượng cần bổ sung: 3 mg thiamin/ngày

Dưỡng chất này giúp bạn và thai nhi chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng.

Ngoài ra, thiamin đặc biệt cần thiết cho trí não thai nhi phát triển.

Do đó, khi cơ thể thiếu vitamin B1, mẹ bầu và thai nhi sẽ bị rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng ở mức nặng, thần kinh trung ương cùng hệ tim mạch sẽ bị tổn thương.

Mẹ bầu có thể tự nhận biết tình trạng cơ thể thiếu vitamin B1. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn sẽ cảm thấy người rất mệt, tim đập nhanh, tiêu hóa bị rối loạn, kèm theo táo bón, thường xuyên lâm vào tình trạng chân tay bị tê bì, chuột rút… Nếu mẹ bầu thiếu vitamin B1 nặng trong thời gian dài, thai nhi có thể bị nguy hiểm như suy tim, liệt cơ.

Ngoài các dưỡng chất trên, bạn cũng cần bổ sung 400 IU vitamin D, 70 mg vitamin C, 2 mg riboflavin, 20 mg niacin, 6 mcg vitamin B12, 10 mg vitamin E, 15 mg kẽm mỗi ngay.

Thuốc uống cho bà bầu chữa bệnh thông thường

Thuốc uống cho bà bầu

Bị ốm khi mang thai là điều các mẹ bầu lo sợ. Mẹ bầu không biết nên dùng những loại thuốc nào để giảm những triệu chứng của bệnh mà lại không gây hại như gây ra dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé.

Để giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn trong suốt thai kỳ, mời bạn xem các khuyến nghị từ Marry Baby đối với một số loại thuốc được cho là an toàn. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng các loại thuốc không cần thiết trong ba tháng đầu tiên. Đó là khi các cơ quan của thai nhi phát triển nhanh chóng, khiến chúng cực kỳ dễ bị tổn thương trước các nguy cơ tiềm tàng của thuốc.

Đồng thời, bạn không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào mà không do bác sĩ chỉ định. Khi bị cảm, sốt, táo bón… hãy đi khám bác sĩ để được kê toa thuốc an toàn, tránh nghe theo lời người nọ người kia và tự ý mua thuốc về uống mẹ nhé!

Trước khi bạn dùng Prilosec hoặc một loại thuốc theo toa khác trong khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ các loại thuốc không kê đơn an toàn cho bà bầu sử dụng.

Ngoài ra, hãy chia nhỏ các bữa, và tránh xa các thực phẩm giàu dầu mỡ, chiên hoặc cay, thường gây kích ứng dạ dày. Cách ngủ nghiêng cũng có thể ngăn chặn tình trạng trào thực phẩm vào thực quản, gây ợ nóng.

6. Thuốc uống cho bà bầu chữa nhiễm trùng: Penicillin

Nếu bị nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc UTI cần dùng kháng sinh, bác sĩ có thể cho bạn dùng penicillin.

Theo các thống kê, chưa có bất kỳ dị tật bẩm sinh hay các vấn đề nào gây ra cho mẹ và bé liên quan đến penicillin. Đây là thuốc cho bà bầu sử dụng an toàn. Song bạn cũng không tự ý dùng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

7. Thuốc chữa nhiễm trùng do nấm: Monistat, Gynelotrimin

Nhiễm trùng nấm men là khá phổ biến trong khi mang thai. Tình trạng này sẽ không gây hại cho em bé nhưng lại gây khó chịu, ngứa ngáy cho mẹ bầu.

Kem trị nấm dạng thoa âm đạo monistat, gynelotrimin ở liều lượng thấp không ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Các thuốc uống Diflucan hoặc Fluconzaole lại có thể khiến mẹ bầu sinh con bị dị tật bẩm sinh. Vì thế, bạn không nên tự ý mua bất cứ thuốc nào về dùng, mà chỉ dùng khi bác sĩ chỉ định và đừng quên hỏi về những rủi ro cho thai nhi (nếu có).

Uyên Hồ

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x