Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 18/03/2022

Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ có đáng lo?

Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ có đáng lo?
Nhiều mẹ bầu cảm thấy thai nhi nằm bên phải bụng mẹ trong hầu hết thai kỳ. Điều này có bất thường không? Câu trả lời về vị trí năm của thai nhi trong bụng mẹ cùng với những lưu ý về tư thế của mẹ bầu sẽ giúp mẹ có môt thai kỳ khỏe mạnh.

Khi mẹ mang thai, tử cung có khuynh hướng dịch dần về bên phải. Tuy nhiên, điều này không quyết định việc thai nhi nằm bên phải hay bên trái bụng mẹ. Vị trí nằm của bé không theo quy luật cố định, nên sẽ có những trường hợp mẹ cảm thấy bé nằm bên trái, nhưng lại có mẹ thấy bé nằm bên phải. Vậy thai nhi nằm bên phải bụng mẹ có phải bình thường không?

Nguyên nhân từ phía thai nhi

1. Do ngôi thai

Mỗi tháng thai kỳ đi qua, em bé sẽ phát triển nhanh chóng, di chuyển nhiều và cũng sẽ đặt mình ở các vị trí khác nhau.

Dó 3 tư thế chính của thai nhi là ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngàng. Tư thế ngôi đầu có nghĩa là đầu của thai nhi trình diện trước khung chậu người mẹ. Tư thế ngôi mông là ngôi mông hướng xuống. Tư thế ngôi ngang có nghĩa là thai nằm ngang trong tử cung.

Tư thế nằm của em bé trong bụng là nguyên nhân khiến bụng mẹ không cân xứng, đặc biệt trong trường hợp bụng mẹ mõng, thành bụng nhão thì khi thai nhi thay đổi vị trí khiến bụng mẹ bị lệch về bên này hay bên kia là bình thường.

Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ
Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ có đáng lo?

2. Do em bé chuyển động

Từ khoảng tuần thứ 9 thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ bầu đã có những chuyển động đầu tiên. Tuy nhiên, phải đến 18-20 tuần thì mẹ mới có thể cảm nhận rõ ràng cử động này.

Đến tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi phát triển nhanh chóng, kèm theo các hoạt động cử động và di chuyển của thai nhiều hơn, vào khoảng những tuần 30-32 khi lượng nước ối đạt tối đa thì em bé càng có không gian để “chơi đùa” và thay đổi tư thế nằm trong tử cung. Mẹ thậm chí có thể nhìn thấy bàn chân, bàn tay nhỏ của thai nhi gồ lên trên bụng mình. Tuỳ vào tư thế thai nhi nằm trong tử cung là bên phải hay bên trái mà. bụng của mẹ sẽ có vẻ cao một bên, thấp một bên. Nếu bé nằm nghiêng bên trái, bạn sẽ thấy bụng bên trái cao hơn bên phải. Nếu bé nằm nghiêng bên phải thì ngược lại, dẫn đến không cân xứng hai bên.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị đau hông trái khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ có bình thường?

Thông thường, khi thai còn nhỏ, bé sẽ di chuyển, nhào lộn trong bụng mẹ nên không ở một vị trí cố định nào. Khi ở vào các tháng cuối, thai nhi đã lớn nên bụng mẹ không còn nhiều khoảng trống cho bé nhào lộn, xoay trở, nên bé sẽ nằm yên một chỗ ổn định trong bụng mẹ. Vị trí của thai nhi trong những tuần cuối cùng sẽ quyết định ngôi thai khi chuẩn bị sinh.

Nhiều mẹ bầu thậm chí sẽ thấy bụng méo hẳn về một bên. Tuy nhiên, điều này là rất bình thường và không đáng để lo lắng.

Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ
Khi siêu âm, mẹ sẽ biết chính xác thai nằm bên trái hay bên phải

Việc thai nhi nằm bên phải bụng mẹ có thể được xác định bằng việc bụng gồ lên ở bên phải và mẹ sẽ cảm nhận nhiều cú đạp ở bên trái bụng. Lúc này, lưng của thai nhi thường nằm bên phải, chân và tay của bé sẽ nằm bên trái, vì thế, mẹ thường cảm nhận được những cú đạp chân vào tay của bé vào bụng mẹ. Ngược lại, nếu mẹ thường xuyên cảm thấy các cử động ở phần bụng bên phải, nhiều khả năng thai nhi đang nằm bên trái bụng mẹ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 38 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm hay không?

Từ khoảng tuần thứ 32 đến 36, thai nhi bắt đầu quá trình bình chỉnh và cố định ngôi thai, trong đa số trường hợp đầu quay xuống dưới để sẵn sàng cho giai đoạn bé chào đời, đầu thai nhi lọt vào khung chậu của mẹ để theo ống sinh ra ngoài trong quá trình chuyển dạ sanh.

Những tư thế bất thường của thai nhi trong tử cung gây bất lợi cho quá trình sinh nở có thể đến từ bất thường cấu trúc tử cung, nhau, ối, hoặc đa thai… Để biết chính xác thai nhi khỏe mạnh, không có bất thường gì, mẹ nên đi khám thai định kỳ. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ thấy được chính xác tình trạng của thai nhi.

Nằm nghiêng bên trái, mẹ lợi đủ đường

Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ
Thai nhi nằm bên phải bụng mẹ là chuyện bình thường

Nếu ở 3 tháng đầu mang thai, mẹ có thể thoải mái nằm tư thế nào tùy thích, vì bụng bầu còn nhỏ chưa tác động đáng kể lên cơ thể mẹ, thì đến 3 tháng tháng cuối của thai kì, tư thế ngủ của mẹ bầu rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Những tháng cuối, nếu thai nhi nằm bên phải bụng mẹ, tư thế ngủ nghiêng bên trái của mẹ bầu không chỉ an toàn mà còn có rất nhiều lợi ích mà không phải mẹ bầu nào cũng biết:

  • Việc nằm nghiêng bên trái giúp mẹ bầu tăng cường lượng máu và oxy đến tử cung để nuôi thai nhi.
  • Không gây chèn ép lên vùng gan vì gan nằm bên phải.
  • Tư thế này sẽ không gây chèn ép tĩnh mạch chủ dưới giúp máu về tim dễ hơn cũng như không gây ứ máu ở nữa dưới cơ thể giúp giảm phù chân sinh lí, giảm giãn các tĩnh mạch bao gồm cả hệ thống thông nối như tĩnh mạch trĩ.
  • So với nằm ngữa thì nằm nghiêng trái giúp giảm áp lực lên phần dưới của thân, tránh đè ép các mạch máu ở phần sau khoang bụng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau rốn khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

Lúc này thai nhi đã lớn có thể gây ra tình trạng mạch máu di chèn vào động mạch chủ của bụng, khiến máu lưu thông không tốt, thêm nữa thai nhi nằm bên phải bụng mẹ nên tư thế tốt cho cả mẹ và con trong giai đoạn này là mẹ nằm nghiên bên trái và gác chân lên một chút dối với những mẹ bầu bị phù nề. Việc mẹ bầu nằm nghiêng bên trái sẽ giúp máu ở động mạch chủ di chuyển vào tử cung dễ hơn, và cung cấp nhiều oxy, dưỡng chất cho thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu không nên nằm ngửa hay nằm sấp khi bước vào 3 tháng cuối vì hai tư thế này đều không tốt cho thai nhi. Mẹ bầu nằm ngửa sẽ chèn tử cung lên xương sống gây đau lưng, còn khi nằm sấp làm cho chức năng hô hấp của suy giảm khiến mẹ bầu khó thở, làm cho thai nhi bị áp lực, thiếu ôxy và có thể bị ngộp. Lưu ý với những mẹ bầu làm việc văn phòng thì không bao giờ gục bàn lên bàn để ngủ trưa điều này sẽ gây khó chịu cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu nghỉ trưa ở văn phòng có thể ngửa đầu ra ghế với chiếc ghế tựa đầu để chợp mắt.

Như đã nối ở trên thì nằm nghiêng phải sẽ không tốt cho thai nhi và mẹ so với tư thế nằm nghiêng trái: nó có thể giảm máu đến tử cung để cung cấp cho thai, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây ứ máu ở nữa thân dưới và cản trở máu về tim…

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Your baby in the birth canal
https://medlineplus.gov/ency/article/002060.htm
Truy cập ngày 15/2/2022

2. Fetal Positions for Birth
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9677-fetal-positions-for-birth
Truy cập ngày 15/2/2022

3. Baby positions in the womb before birth
https://www.nct.org.uk/labour-birth/getting-ready-for-birth/baby-positions-womb-birth
Truy cập ngày 15/2/2022

4. Getting baby in the right position for birth
https://www.qld.gov.au/health/children/pregnancy/antenatal-information/journey-of-labour/getting-baby-in-the-right-position-for-birth
Truy cập ngày 15/2/2022

5. Unusual presentations and positions and multiple pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1115589/
Truy cập ngày 15/2/2022

x