Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Tham vấn y khoa: BS CKI. Lai Ngọc Hiền
Cập nhật 12/09/2023

Bà bầu ăn nhãn được không? Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn nhãn

Bà bầu ăn nhãn được không? Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn nhãn
Bà bầu ăn nhiều rau củ quả và trái cây rất tốt cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải trái nào mẹ bầu ăn nhiều cũng sẽ mang đến lợi ích cho hai mẹ con.

Mùa trái nhãn cũng đang đến, không ít người thắc mắc “Bà bầu ăn nhãn được không?” Để tìm hiểu được vấn đề có thai ăn nhãn có tốt không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu có được ăn nhãn không?

Có bầu ăn nhãn được không? Hiện nay, MarryBaby vẫn chưa tìm thấy có một nghiên cứu chính thức nào nhắc về những tác hại của việc ăn nhãn khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu không nên ăn nhiều nhãn; nhất là những người có dấu hiệu dọa sảy thai.

Bà bầu ăn nhãn có tốt không? Ngoài ra, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp khi mang thai cũng không nên ăn nhiều nhãn. Vì việc ăn nhãn có thể làm cho các triệu chứng của bệnh lý trở nên nghiêm trọng.

Hơn nữa theo Đông y, nhãn là một vị thuốc bổ được dùng phổ biến có vị ngọt, tính bình, ấm, giúp an thần, chữa mất ngủ, thiếu máu và còn hỗ trợ làm tăng tuổi thọ…

Nhãn – Euphoria longan (Lour.) Steud. còn có tên gọi là long nhãn, nhãn nhục, lệ chi nô, á lệ chi, quế viên… Tuy nhãn có tác dụng bổ tâm tỳ, an thần, lợi khí, dưỡng huyết nhưng khi cơ thể có đờm hỏa hoặc thấp ở trung tiêu hoặc bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ thì cũng không nên dùng. Vì vậy, bà bầu cũng không nên dùng quá nhiều nhãn.

>> Bạn có thể xem thêm: Công dụng của trái bình bát, mẹ bầu ăn ngay loại quả rẻ tiền mà bổ dưỡng nhé!

Nguồn dinh dưỡng từ trái nhãn mang đến

có thai ăn nhãn được không
Bà bầu có thai ăn nhãn được không?

Sau khi tìm hiểu được vấn đề bà bầu có thai ăn nhãn được không, chúng ta hãy tham khảo tiếp theo thành phần dinh dưỡng có trong 100g nhãn bao gồm những gì nhé.

  • Nước: 82.8g
  • Năng lượng: 60Kcal
  • Protein: 1.3g
  • Chất béo: 0.1g
  • Carbohydrate: 15.1g
  • Chất xơ: 1.1g
  • Canxi: 1mg
  • Sắt: 0.13mg
  • Magie: 10mg
  • Phốt-pho: 21mg
  • Kali: 266mg
  • Natri: 0.0mg
  • Kẽm: 0.05mg
  • Đồng: 0.169mg
  • Magan: 0.052mg
  • Vitamin C: 84mg
  • Vitamin B1: 0.031mg
  • Vitamin B2: 0.14mg
  • Vitamin B3: 0.3mg

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

Những lợi ích từ nhãn mang đến cho bà bầu

ăn nhãn có tốt không
Bà bầu ăn nhãn có tốt không?

Như vậy bà bầu không những được ăn nhãn mà trái cây này có mang đến các lợi ích sau nếu ăn vừa đủ:

  • Cải thiện vấn đề tiêu hoá: Nhãn có chứa nhiều loại đường, ít chất béo và protein thực vật dễ hấp thu, rất có ích trong việc kích thích quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hoá.
  • Bổ sung vitamin: Nhãn có nhiều vitamin C có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cả mẹ và bé một cách tự nhiên và không gây tác dụng phụ.
  • Tăng cường thể lực: Nhãn có thể giúp bạn giảm mệt mỏi vì có chứa nhiều loại đường khác nhau như glucose và sucrose nên giúp phục hồi năng lượng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn được lá tía tô không? 5 công dụng khiến mẹ bầu phải bất ngờ!

Một số lưu ý khi bà bầu ăn nhãn trong thai kỳ

Sau khi chúng ta đã có đáp án cho vấn đề bà bầu có được ăn nhãn khi có thai không; chúng ta cũng cần biết thêm một số lưu ý khi ăn nhãn nữa mẹ bầu nhé.

  • Thời gian ăn nhãn tốt nhất là sau bữa ăn: Sau bữa ăn từ 1-2 giờ là thời điểm tốt nhất để bạn ăn nhãn.
  • Không ăn quá nhiều nhãn: Trong nhãn có nhiều vitamin C nếu ăn nhiều có thể gây xót ruột và khó chịu. Hơn nữa, nhãn có tính ôn ấm. Nếu ăn nhiều có thể gây ra táo bón, tăng cân, tăng lượng đường trong máu…ảnh hưởng không tốt cho thai phụ.

Như vậy, bạn đã biết bà bầu ăn nhãn được không rồi phải không? Bà bầu không những được ăn nhãn mà trái cây này cũng rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không những vì thế mà bạn lại ăn quá nhiều nhãn. Nếu ăn nhiều nhãn thì bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với sự gia tăng cân nặng, đái tháo đường thai kỳ đấy nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Longans, raw

https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/169089/nutrients

Truy cập ngày 16/08/2023

2. 9 lợi ích bất ngờ của quả nhãn

https://vfa.gov.vn/dinh-duong/9-loi-ich-bat-ngo-cua-qua-nhan.html

Truy cập ngày 16/08/2023

3. LONG NHÃN

https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/long-nhan

Truy cập ngày 16/08/2023

4. Antioxidant and Anti-Inflammatory Properties of Longan (Dimocarpus longan Lour.) Pericarp

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3433710/

Truy cập ngày 16/08/2023

5. The effects of polyphenols and other bioactives on human health

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30746536/

Truy cập ngày 16/08/2023

x