Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 10/10/2022

Nằm võng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Nằm võng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Không cảm thấy thoải mái khi nằm trên giường hoặc đơn giản là do sở thích cá nhân, nhiều mẹ bầu quyết định chọn võng làm nơi "nương tựa" mỗi khi cơn buồn ngủ kéo đến.

Vậy bà bầu nằm võng khi mang thai có được không? Đây là vấn đề được nhiều người tranh cãi vì lo sợ không an toàn cho mẹ và con. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp giải đáp những điều này. Các mẹ tham khảo nhé!

Vì sao nằm võng ngủ ngon hơn?

Theo nghiên cứu của Sophie Schwartz, chuyên gia đến từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ). Những rung lắc nhẹ nhàng khi đưa võng sẽ giúp con người nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ; và ngủ sâu hơn so với khi nằm trên giường.

Bằng cách đo điện não đồ của những người tình nguyện tham gia nghiên cứu. Chuyên gia phát hiện ra rằng, không chỉ ngủ nhanh hơn, nằm võng còn có thể thay đổi bản chất giấc ngủ; đồng thời có tác dụng giúp cải thiện trí nhớ.

Các chuyên gia hy vọng rằng, nghiên cứu có thể được sử dụng để điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ. Mặc dù nằm võng có thể tác động đến giấc ngủ ngon hơn. Nhưng hầu hết các chuyên gia y tế đều không khuyến khích việc nằm ngủ trên võng; nhất là nằm võng khi mang thai.

Bởi vì cơ thể sẽ bị bó hẹp với tư thế đầu nằm trên cao, chân cao. Nhưng ngực bị ép gây khó khăn khi hô hấp. Bên cạnh đó, khi đầu nằm quá cao, cơ thể khó khăn khi lưu chuyển máu lên não. Điều này sẽ gâu thiếu máu, thiếu oxy lên não; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, khi nằm võng, mẹ bầu sẽ có nguy cơ té ngã cao hơn, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

>> Mẹ có thể quan tâm: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển ‘chồng hát, vợ khen hay’

Có bầu có được nằm võng không?

Câu trả lời cho câu hỏi có bầu có được nằm võng không là không mẹ nhé. Dưới đây là một số ảnh hưởng của thói quen nằm võng đến mẹ và thai nhi.

1. Bà bầu nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép

Bà bầu luôn cần một tư thế ngủ thật thoải mái để cả mẹ và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh. Nếu nằm võng khi mang thai, cơ thể sẽ bị gò bó; khó khăn trở mình; thay đổi tư thế mỗi khi cảm thẫy không thoải mái; tay chân nhức mỏi…

Thậm chí nếu mẹ bầu nằm võng tư thế gập người, lại nằm nghiêng sẽ chèn ép lên thai nhi, gây ra sự khó chịu hay bức bối cho bé con trong bụng.

2. Tăng nguy cơ bị ngã khi bà bầu nằm võng

Bụng của mẹ bầu ngày một lớn, di chuyển, đi lại cũng vì thế mà khó khăn hơn. Do đó, bà bầu không nên nằm võng bởi rất có thể không may bị té ngã mỗi khi đứng lên, ngồi xuống võng. Điều này nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

bầu nằm võng
Bà bầu có nên nằm võng khi mang thai không?

3. Bà bầu nằm võng làm ảnh hưởng đến hoạt động hệ hô hấp

Dễ nhận thấy tư thế khi bà bầu nằm võng, cơ thể sẽ bị bó hẹp lại, phần đầu cao, chân cao trong khi phần thân dưới lại ở vị trí thấp hơn với dáng hơi gập sẽ gây sức ép lên ngực, làm cản trở hoạt động hệ hô hấp, dễ dẫn đến khó thở.

Bên cạnh đó, khi đầu nằm quá cao phía trên khiến việc lưu thông máu lên não gặp khó khăn, gây sức ép lên tim. Dẫn đến hậu quả tất yếu là thiếu máu, thiếu oxy lên não, không hề tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

4. Mẹ bầu nằm võng nhiều cột sống bị ảnh hưởng

Phụ nữ mang thai nếu không được cung cấp đủ canxi lại thêm chế độ sinh hoạt kém khoa học, có thói quen nằm võng khi mang thai dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến xương sống, đau dây thần kinh cột sống và thoát vị đĩa đệm…

Mách bầu tư thế nằm chuẩn khi mang thai

Bên cạnh nằm võng khi mang thai, mẹ nên tham khảo các tư thế nằm phù hợp theo từng thời điểm để giấc ngủ ngon hơn nhé.

1. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Trong giai đoạn này, thai nhi vẫn còn nhỏ và bụng mẹ bầu cũng chưa quá lớn. Do đó, bầu có thể nằm ngủ nhiều tư thế, ngay cả nằm ngửa cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh nằm sấp, vì tư thế này không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

2. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2

Tại thời điểm này, bầu đã có thể nhìn thấy bụng mình “lấp ló” sau lớp áo. Bà bầu nên chú ý bảo vệ bụng, tránh các lực va đập từ bên ngoài.

Tư thế nằm nghiêng lúc này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, nếu cảm thấy phần chân hơi nặng nề, bầu có thể dùng một chiếc gối mềm để kê cao chân.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

3. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3

Tử cung của mẹ có xu hướng xoay về phía bên phải trong những tháng cuối thai kỳ, do đó, các chuyên gia thường khuyến khích bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu có thể dùng gối nhỏ đỡ bụng khi nằm. Đặc biệt, chỉ nên hơi cong chân, tránh tư thế nằm “co ro” như con tôm, không có lợi cho sức khỏe.

Cách giúp mẹ bầu nằm ngủ ngon giấc hơn

Ngoài việc nằm võng khi mang thai, mẹ nên làm những việc sau để cải thiện giấc ngủ ngon và sau hơn nhé.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp xương khớp được thư giãn; tăng độ dẻo dai; khả năng lưu thông máu tốt hơn và giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin B giúp cải thiện tâm trạng căng thẳng và mệt mỏi; mẹ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Mỗi ngày, mẹ nên uống 2,5 – 3 lít nước giúp thanh lọc cơ thể; giúp các hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi và ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế dùng các món ăn cay, chua, chiên xào nhiều dầu mỡ; tránh các thức uống chứa caffeine.
  • Massage chân giúp giảm cảm giác đau mỏi; thải độc tố; giúp khí huyết lưu thông và ngủ ngon hơn.
  • Mẹ hãy tránh xa điện thoại và các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Mẹ nên dành khoảng 30 phút trước khi ngủ để nghe nhạc hoặc đọc các thể loại sách yêu thích.

Đến đây thì chắc mẹ bầu cũng có được cho mình về vấn đề nằm võng khi mang thai rồi phải không. Nằm võng chỉ phù hợp với những giấc ngủ ngắn và không nên hình thành thói quen ngủ võng, đặc biệt với bà bầu. Hy vọng với những thông nằm võng khi mang thai ở trên sẽ giúp mẹ tìm được giải pháp cho giấc ngủ ngon hơn. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Insomnia During Pregnancy: Snooze or Lose!

https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/insomnia-during-pregnancy/

Truy cập 9/5/2022

2. Hammocks make a difference to maternal health

https://www.thenewhumanitarian.org/report/93195/philippines-hammocks-make-difference-maternal-health

Truy cập 9/5/2022

3. Effects of hammock positioning in behavioral status, vital signs, and pain in preterms: a case series study

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6095095/

Truy cập 9/5/2022

3. Assessment of the influence of the hammock on neuromotor development in nursing full-term infants

http://pepsic.bvsalud.org/scielo.php?script=sci_arttext&pid=S0104-12822014000100016

Truy cập 9/5/2022

4. Insomnia during pregnancy: Diagnosis and Rational Interventions

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5017073/

Truy cập 9/5/2022

5. Sleeping During Your Third Trimester

https://www.sleepfoundation.org/pregnancy/sleeping-during-3rd-trimester

Truy cập 9/5/2022

x