Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Huyền
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/11/2020

Bà bầu bị khó thở có nguy hiểm không?

Bà bầu bị khó thở có nguy hiểm không?
Khi mang thai, bạn phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với nhiều triệu chứng như buồn nôn, khó chịu, chóng mặt, đau lưng, nhức đầu... Có triệu chứng bình thường không làm bạn lo lắng nhưng cũng không ít những triệu chứng khiến bầu "đứng ngồi không yên". Khó thở thì sao nhỉ? Bà bầu bị khó thở có ảnh hưởng đến thai nhi?
Khó thở khi mang thai
Một số trường hợp bà bầu khó thở có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe

1/ Khó thở vì đâu?

Khó thở khi mang thai có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như quần áo chật chội hoặc đơn giản, việc cố chống lại cơn buồn ngủ cũng có thể khiến bà bầu khó thở… Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất có lẽ là do khi mang thai, bầu phải sẽ cần ô-xy nhiều hơn bình thường và thở nhanh là một trong những cách để “nạp” ô-xy vào cơ thể. Hoóc-môn progesterone tăng lên khiến phổi bị ảnh hưởng trực tiếp, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não khiến nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Không ít lần, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy như mình vừa trải qua một cuộc chạy đua gắng sức.

Tình trạng bà bầu bị khó thở có thể bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ khi bé cưng ngày càng tăng dần về kích thước và gây áp lực lên phần cơ nằm dưới phổi, khiến mẹ có thể cảm thấy khó khăn hơn để thở. Thậm chí, với những người mang đa thai hoặc gần chuyển dạ, tình trạng khó thở này còn trở nên nghiêm trọng hơn.

2/ Xử sao khi bị khó thở?

Mỗi một nguyên nhân sẽ có cách xử lý khác nhau. Với những bà bầu bị khó thở do quần áo chật, do cơn buồn ngủ hay do mùi khó chịu nên thay đổi thói quen mặc chật hoặc giờ giấc ngủ nghỉ của mình cho phù hợp. Nếu là nguyên nhân khác, khi cảm thấy khó thở, bầu nên lập tức nghỉ ngơi, dù ngồi hay đứng ngồi cũng nên giữ thẳng lưng để phổi có thể dễ dàng tiếp nhận ô-xy hơn. Hành động cong người sẽ chỉ càng khiến bầu cảm thấy khó thở hơn.

Nếu bị khó thở trong lúc đang ngủ, bạn có thể kê thêm vài chiếc gối nhỏ ở phần trên để hạn chế bớt áp lực chèn lên phổi.

3/ Khó thở khi mang thai: Khi nào cần lo?

Những tình trạng khó thở và thở gấp với những nguyên nhân thông thường sẽ không gây hại cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bầu chỉ cần duy trì một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, đi lại nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc, quá sức là được.

Khó thở đi kèm với những triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… có thể là “báo động” nguy cơ huyết áp thấp khi mang thai. Đặc biệt, với những mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp, hen suyễn…, khó thở có thể dẫn đến tình trạng rất nguy hiểm. Nếu bị khó thở kéo dài, kèm theo những triệu chứng như nhịp thở nhanh, kéo dài, đau ngực hoặc đau những chỗ khác trên cơ thể khi thở, ho liên tục kèm sốt, ớn lạnh… bạn nên nhanh chóng đi khám để được kiểm tra và điều trị sớm.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x