Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/04/2021

Bị nước ăn chân phải làm sao? Mách bà bầu cách chữa cho chân mịn, đẹp

Bị nước ăn chân phải làm sao? Mách bà bầu cách chữa cho chân mịn, đẹp
Bị nước ăn chân là một tình trạng phổ biến trong các mùa mưa ẩm. Nước ăn chân gây ngứa ngáy, nhức nhối khó chịu, vì vậy bà bầu nên cẩn thận nhé.

Bị nước ăn chân hay nấm kẽ chân là một bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra làm tổn thương vùng da ở kẽ ngón chân và cũng có thể lây sang móng chân hoặc bàn tay. Căn bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa ở miền Nam và mùa hè ở miền Bắc do đường xá ngập úng. Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc ở môi trường ẩm ướt cũng dễ bị nhiễm loại nấm này, nhất là người làm nông.

Bị nước ăn chân

Nấm ăn chân phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, nếu mẹ bầu thường xuyên dầm chân trong nước sẽ dễ bị nước ăn chân. Ngoài ra, bà bầu có thể bị nước ăn chân do các nguyên nhân khác như:

  • Đi chân trần trong phòng thay đồ bơi, vòi hoa sen và khu vực hồ bơi
  • Dùng chung tất, giày hoặc khăn tắm với người bị nhiễm bệnh
  • Đi giày chật, bít mũi
  • Chân ra nhiều mồ hôi
  • Da lòng bàn chân, kẽ chân bị xước

Triệu chứng của bệnh nước ăn chân

Khi bị nước ăn chân, bà bầu thường gặp phải các triệu chứng như:

  • Ngứa châm chích hoặc cảm giác bỏng rát giữa các ngón chân và lòng bàn chân
  • Da bị phồng rộp và ngứa ở kẽ ngón chân hoặc lòng bàn chân
  • Da ngón chân và lòng bàn chân bị bong tróc hoặc nứt
  • Móng chân đổi màu, dày và dễ gãy
  • Móng chân bị bong ra

♦ Ngâm chân trong nước muối loãng: Bạn có thể ngâm chân trong nước muối hoặc giấm pha loãng để giúp làm khô các vết phồng rộp.

Thoa dầu trà: Dầu cây trà đã được sử dụng như một liệu pháp thay thế để điều trị bệnh nấm da chân. Một nghiên cứu năm 2002 báo cáo rằng dung dịch 50% dầu cây trà đã điều trị hiệu quả bệnh nấm da chân ở 64% người tham gia thử nghiệm.

♦ Ngâm chân với nước phèn: Phèn chua có tác dụng tiêu diệt các tế bào nấm gây nước ăn chân. Bạn có thể pha phèn với nước ấm và ngâm chân mỗi tối. Sau đó, bạn dùng khăn khô lau chân trước khi xỏ tất.

Bị nước ăn chân phần lớn là do tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Chứng bệnh ngoài da này gây ngứa ngáy khiến bà bầu khó chịu và nếu tình trạng nặng hơn còn có thể làm bạn khó ngủ, ảnh hưởng đến cảm xúc và sức khỏe thai kỳ. MarryBaby hy vọng những chia sẻ về bệnh nước ăn chân trong bài viết này sẽ giúp ích cho bà bầu trong mỗi mùa mưa ẩm.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/athletes-foot#prevention https://www.nhs.uk/conditions/athletes-foot/ https://www.medicinenet.com/athletes_foot/article.htm
x