Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/10/2020

Thực hư việc bà bầu không nên ăn tôm khi mang thai

Thực hư việc bà bầu không nên ăn tôm khi mang thai
Bà bầu có nên ăn tôm? Bà bầu ăn tôm có tốt không? Nếu đang có những thắc mắc này, mẹ bầu hãy đọc ngay để hiểu nhé!
Bà bầu có nên ăn tôm? Bà bầu ăn tôm có tốt không?
Bà bầu có nên ăn tôm? Bà bầu ăn tôm có tốt không?

Nhiều phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn hải sản vì thực phẩm này chứa nhiều thủy ngân, sẽ gây hại đến thai nhi. Vậy sự thật là như thế nào, bà bầu có nên ăn tôm hay không? MarryBaby sẽ giải thích giúp bạn.

Bà bầu có nên ăn tôm? Bà bầu ăn tôm có tốt không?

Bà bầu ăn tôm rất tốt, bởi vì tôm được xếp vào danh sách các hải sản chứa hàm lượng thủy ngân thấp, bên cạnh cá hồi, cá ngừ đóng hộp, cá da trơn, cá tuyết, cá minh thái, cá rô phi…

Dù vậy, bà bầu vẫn chỉ nên ăn giới hạn các loại hải sản này vào khoảng 340g/tuần, và phải ăn dưới dạng nấu chín kỹ vì chúng có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn listeria gây viêm màng não. Các loại vi khuẩn này sẽ tấn công bào thai thông qua nhau thai, dọa sảy thai.

Hải sản sống cũng chứa kháng sinh có thể cản trở sự phát triển của thai nhi. Do đó bà bầu không nên ăn sushi, sashimi, hàu hay gỏi có hải sản sống.

Lợi ích của tôm đối với phụ nữ mang thai

tôm tích
Tôm có hàm lượng thủy ngân thấp

Tôm cung cấp cho bà bầu nhiều vitamin và khoáng chất không hề thua kém các viên uống bổ sung. Tôm chứa canxi, kali, magie cần thiết cho sự phát triển xương và điều tiết quá trình sản xuất enzyme. Ngoài ra còn có selen, phốt pho, vitamin A, D, E, B3 và B12 rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Hàm lượng chất béo thấp: Trong 100g tôm chỉ chứa chưa tới 100 calo, do đó mẹ bầu không lo bị tăng cân khi ăn tôm nhé.

Dồi dào protein: Tôm chứa hàm lượng protein cao, rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Hầu hết protein trong tôm giúp tăng cơ bắp và duy trì thân hình thon thả. Tôm cũng rất giàu amino axit, đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển hóa và xây dựng cơ bắp.

Giàu sắt: Trong mỗi 100g bạn nạp vào dạ dày, bạn sẽ nhận được 1,8g sắt. Chất sắt rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ và bổ sung máu cho bào thai, giảm nguy cơ sinh non.

♦ Tăng cường trí tuệ của mẹ và bé: Omega-3 trong tôm là siêu dưỡng chất tham gia vào quá trình phát triển hệ thần kinh và mắt của thai nhi. Omega-3 chứa EPA và DHA giúp trẻ thông minh ngay từ trong bào thai.

Tryptophan giúp sản xuất hormone hạnh phúc serotonin. Sự kết hợp của omega-3 và vitamin B12 giúp tăng cường chức năng não, giúp mẹ luôn minh mẫn và ngăn ngừa tình trạng sa sút trí tuệ.

Bảo vệ da và mắt của bà bầu: Các chất chống oxy hóa trong tôm giúp bảo vệ tế bào không bị phá hủy. Astaxanthin ngăn ngừa nếp nhăn và hạn chế những tổn hại khi làn da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Astaxanthin cũng giúp bảo vệ võng mạc mắt không bị oxy hóa khi ra ngoài nắng.

Tăng cường sức khỏe xương của mẹ và thai nhi: Tôm chứa phốt pho và vitamin D, khi kết hợp với canxi sẽ cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho xương. Tổ hợp này ngăn ngừa nguy cơ gãy xương ở mẹ và giúp bé phát triển chiều cao tối ưu.

Giúp tim khỏe mạnh: Mẹ bầu ăn tôm có thể giảm cholesterol xấu và triglyceride, đồng thời gia tăng cholesterol tốt. Omega-3 trong tôm cũng có tác dụng chống viêm, giúp bảo vệ tim mạch.

Cách chế biến các món tôm dinh dưỡng cho bà bầu

Dưới đây là các món tôm được nấu chín kỹ, thích hợp để mẹ bầu dưỡng thai:

1. Cách làm món măng tây xào tôm tươi

Cách làm món măng tây xào tôm tươi
Tôm chứa nhiều sắt, tốt cho thai kỳ

Nguyên liệu

  • 100g măng tây
  • 100g tôm tươi
  • 4 tép tỏi, ít tiêu xay
  • 1/3 thìa cà phê hạt nêm
  • 2 thìa cà phê dầu ăn
  • 1/2 thìa cà phê nước mắm

Cách làm

  • Măng tây bỏ gốc già, rửa sạch. Cắt nhỏ măng thành khúc dài 5-6cm. Nhiều người cho rằng nên chọn măng to để xào, nhưng thực chất măng to hay nhỏ không ảnh hưởng đến độ giòn của măng. Bạn nên chọn măng xanh chắc, còn măng tim tím phần gốc thường hơi già.
  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen.
  • Bạn bắc nồi nước lên bếp, rắc thêm tí muối rồi đun sôi. Sau đó cho măng vào trần. Đợi nước sôi trở lại khoảng 1 phút thì bạn tắt bếp, vớt măng ra để ráo.
  • Băm nhuyễn tỏi. Bà bầu nào không thích mùi tỏi thì nên thái lát.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, phi tỏi vàng đều, sau đó cho tôm vào xào. Cho bột nêm, xào thêm khoảng 2 phút thì cho nước mắm.
  • Sau đó cho măng vào xào chung với tôm.

Múc măng ra đĩa, rắc tiêu lên và thưởng thức cùng cơm trắng. Vậy là mẹ bầu đã có món tôm tươi xào măng vô cùng hấp dẫn để tẩm bổ. Măng tây rất giàu vitamin K, giúp vận chuyển canxi đi khắp cơ thể, hỗ trợ quá trình phát triển xương của thai nhi. Măng tây cũng rất giàu folate, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.

2. Cách nấu cà ri tôm càng xanh

Cách nấu cà ri tôm càng xanh
Tôm cà ri ăn với cơm trắng thật hấp dẫn

Nguyên liệu

  • 600g tôm càng xanh, tương đương 6 con (tôm sông). Bọn chọn tôm còn sống, cầm lên xem thấy chân còn ngoe nguẩy
  • 1 củ khoai môn (150g, khoai sáp hoặc khoai cao đều được). Bạn có thể thay bằng khoai lang hoặc khoai tây
  • Nửa củ hành tây (50g)
  • 3 cây sả
  • 1 quả ớt sừng, vài cọng rau mùi (ngò rí)
  • 200g chuối sáp (5 quả)
  • 2 tép tỏi, 4 tép hành
  • 1 gói bột cà ri
  • 2 thìa súp đường, nửa thìa súp hạt nêm, muối, tiêu xay
  • 300ml nước cốt dừa dão
  • Bánh mì, bún tươi
  • Màu dầu điều (hoặc dầu ăn)

Cách làm

  • Cắt bỏ râu tôm, để lại chân và càng cho đẹp. Rửa sạch, vớt ráo nước.
  • Băm nhuyễn tỏi và hành tím.
  • Ướp tôm với muối, hạt nêm, tiêu xay, cho vào phân nửa tỏi hành băm trộn đều, để trong 20 phút. Không nên ướp tôm với nước mắm vì sẽ có mùi khai.
  • Đập giập 2 cây sả, cắt thành 3 khúc.
  • Cây sả còn lại bạn băm nhỏ.
  • Hành tây thái múi cau.
  • Khoai môn thái khúc vừa ăn.
  • Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi. Cho chuối sáp vào luộc trong 5 phút. Vớt ra rồi ngâm trong nước đá lạnh 5 phút để chuối không bị nhão. Vớt ra để ráo nước và bóc vỏ.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, cho khoai môn vào chiên sơ cho vàng rồi gắp ra.
  • Tiếp tục dùng chảo này để chiên tôm. Chiên sơ cho tôm đỏ thì gắp ra.
  • Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 thìa súp màu dầu điều (hoặc dầu ăn). Cho tỏi hành băm vào, cho sả băm và sả cây vào. Phi đều tất cả cho thơm. Đổ nước cốt dừa vào, thêm vào 100ml nước. Cho hết bột cà ri, hạt nêm và đường vào.
  • Khi nước trong nồi sôi thì bạn cho tôm vào. Cho cả khoai và chuối (đã lột vỏ) vào. Đun 5 phút cho tôm và khoai chín nhừ. Nêm nếm lại và cho hành tây vào.

Vậy là món cà ri tôm đã hoàn thành, bạn múc ra tô (hoặc múc ra nồi đất để giữ nhiệt), rắc thêm ớt để ăn nóng cùng bún hoặc bánh mì.

3. Cách làm tôm kho tàu

Bà bầu có nên ăn tôm

Nguyên liệu

  • 400g tôm tươi
  • 400g thịt ba chỉ
  • Hành tím và tỏi

Cách làm

  • Tôm rửa sạch, cắt bỏ chân và rau.
  • Thịt rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Bạn không nên thái thịt quá to sẽ không thấm gia vị, thái quá nhỏ thì kho thịt sẽ bị khô.
  • Hành tỏi băm nhuyễn.
  • Ướp thịt với 1 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê muối, 1/3 thìa súp đường, 2 thìa súp nước mắm. Ướp thịt trong 30 phút cho thấm gia vị.
  • Ướp tôm với 1 thìa cà phê hạt nêm.
  • Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa canh đường. Đun lửa nhỏ để làm nước màu đường. Sau đó cho hành tỏi băm vào, đảo sơ rồi tắt bếp. Không để lửa quá lâu sẽ làm cho nước màu bay mùi thơm và bị đắng.
  • Sau đó bạn cho thịt vào xào săn, lúc này bếp đã tắt nhưng chảo vẫn còn sôi. Nếu bạn đun bếp ga thì vặn lửa nhỏ.
  • Cho thêm xíu nước vào chảo, đậy nắp và kho thịt trong 10 phút.
  • Lúc này bạn cho tôm vào chảo đảo đều. Không nên cho tôm vào sớm quá sẽ làm tôm bị khô.
  • Đậy nắp lại, kho thêm 5 phút. Tôm chín, bạn rưới thêm chút dầu màu điều cho đẹp mắt. Thêm ít mì chính (bột ngọt) cho vừa miệng.
  • Rắc hành lá cắt khúc và tiêu xay vào.

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn tôm

tôm

  • Nhiều bà bầu cho rằng ăn đầu tôm sẽ bổ mắt, tuy nhiên đầu tôm chứa túi chất thải, do đó mẹ bầu không nên ăn.
  • Bà bầu không nên ăn tôm với các loại rau củ giàu vitamin C như cà chua, chanh… vì lúc này, chất asen trong tôm kết hợp với vitamin C sẽ tạo thành chất độc. Vì thế, bạn chỉ nên ăn 2 món này cách nhau 4 tiếng.
  • Bà bầu không nên ăn tôm khi bị ho.
  • Thịt tôm là nơi chứa nhiều canxi nhất, không phải phần vỏ. Vì thế, bà bầu không nên cố gắng ăn vỏ và cũng đừng ép trẻ nhỏ ăn vỏ tôm.

Tôm là thực phẩm rất giàu dưỡng chất, nhưng như đã nói ở trên, bạn chỉ nên ăn giới hạn trong tuần và thay phiên với cua, cá, bào ngư… Như vậy, với câu hỏi bà bầu có nên ăn tôm, bà bầu ăn tôm có tốt không thì là có nhé các mẹ. Chúc bà bầu nuôi con khỏe mạnh.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://www.thebump.com/a/shrimp-pregnant https://www.healthline.com/health/pregnancy/can-pregnant-women-eat-shrimp https://parenting.firstcry.com/articles/shrimp-during-pregnancy-benefits-risks-and-more/ https://www.webmd.com/food-recipes/shrimp-health-benefits#1
x