Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Tham vấn y khoa: BS CKI. Lai Ngọc Hiền
Cập nhật 27/10/2023

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Những lưu ý khi sử dụng trong thai kỳ

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Những lưu ý khi sử dụng trong thai kỳ
Trong văn hoá ẩm thực Việt Nam, lá lốt là một nguyên liệu tươi ngon cho các món ăn. Ngoài ra, trong Y học cổ truyền thì lá lốt lại là một vị thuốc điều trị được nhiều bệnh lý khác nhau.

Vậy trong thai kỳ, bà bầu có ăn được lá lốt không? Dù biết là lốt là một nguyên liệu rất tốt nhưng không phải thực phẩm nào thai phụ cũng có thể ăn được. Hãy đọc bài viết này để biết có thai ăn lá lốt được không nhé.

Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Bà bầu có ăn được lá lốt không? Bà bầu ăn được lá lốt trong thai kỳ. Hơn nữa, lá lốt còn là thực phẩm rất tốt để khắc phục các biến chứng trong thai kỳ. Do đó, khi có thai bầu có thể ăn được lá lốt mà không phải băn khoăn nữa nhé.

Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay và có tính ấm. Khi sử dụng lá lốt sẽ có công dụng chống phong hàn, giảm đau, điều trị các vấn đề về tay chân lạnh, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu. Nếu bạn bổ sung lá lốt trong thai kỳ có thể giúp tăng sức đề kháng, khắc phục các chứng các chứng rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi tay chân, đau đầu, đau răng…

Mặc dù, lá lốt là một nguyên liệu chế biến thức ăn rất tốt cho sức khoẻ. Nhưng bạn không nên sử dụng quá nhiều loại thực phẩm này có thể sẽ gây phản tác dụng.

Đặc biệt, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra việc bà bầu ăn lá lốt có thể gây mất sữa sau này. Tốt nhất, bạn nên ăn lá lốt từ 1-2 bữa/tuần và dùng xen kẽ với các thực phẩm khác để thay đổi khẩu vị nhé. Tốt nhất, bạn nên ăn lá lốt từ 1-2 bữa/tuần và dùng xen kẽ với các thực phẩm khác nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?

bà bầu có được ăn lá lốt không
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Mẹ bầu mang thai ăn được lá lốt

Chất dinh dưỡng có trong lá lốt

Ngoài vấn đề bầu ăn có được ăn lá lốt không; chúng ta nên tìm hiểu sau hơn về các chất dinh dưỡng có trong 100g thực phẩm này nhé.

  • Nước: 86.5g
  • Protein: 4.3g
  • Chất xơ: 2.5g
  • Canxi: 260mg
  • Sắt: 4.1mg
  • Magie: 98mg
  • Photpho: 980mg
  • Kali: 598mg
  • Natri: 15mg
  • Vitamin C: 34mg
  • Beta-carotene: 8.1mg

Liên quan đến vấn đề bà bầu có ăn được lá lốt không; bạn có thể đọc thêm bà bầu ăn hồng trên MarryBaby nhé.

Bà bầu ăn lá lốt có tác dụng gì?

Sau khi chúng ta đã biết không những bà bầu có được ăn lá lốt. Bên cạnh đó, thực phẩm này lại rất tốt cho sức khoẻ thai phụ. Vậy bà bầu ăn lá lốt có tác dụng gì? Dưới đây là các tác dụng của lá lốt đối với thai phụ:

  • Giảm táo bón: Trong 100g lá lốt có chứa 86.5g nước và 2.5g chất xơ. Do đó, lá lốt giúp thúc đẩy nhu động ruột giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng khó chịu do táo bón thai kỳ gây ra.
  • Giúp sáng da: Lá lốt có chứa chất flavonoid giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây mụn trên da. Bên cạnh đó, lá lốt còn có vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm khỏe và sáng da hiệu quả khi mang thai.
  • Giảm cảm cúm: Lá lốt có tính cay ấm và chứa nhiều chất kháng viêm như flavonoid và alkaloid có tác dụng giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các loại virus, vi khuẩn. Hơn nữa, chất citamin C trong lá lốt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể rất hiệu quả.
  • Cải thiện tình trạng đau nhức cơ thể: Chất chống oxy hóa flavonoid và alkaloid trong lá lốt có khả năng giảm đau, chống viêm và loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất flavonoid còn giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen type 2 là thành phần cấu tạo chính của sụn khớp.
  • Ngăn ngừa bệnh gút và tiểu đường: Thành phần hóa học trong tinh dầu từ lá lốt còn được xác định có hoạt tính chống bệnh gút và tiểu đường, đồng thời sự có mặt của các chất chống oxy hóa có thể sẽ hữu ích giúp mẹ bầu phòng ngừa một số bệnh rối loạn chuyển hóa, tim mạch trong thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

Các món ăn với lá lốt tốt cho mẹ bầu

1. Thịt bò xào lá lốt

Bà bầu có ăn được lá lốt không
Bà bầu có ăn lá lốt được không? Cách làm thịt bò xào lá lốt

a. Nguyên liệu:

  • 150-200g thịt bò thái lát mỏng
  • Nửa củ hành tây thái múi
  • 1 nắm lá lốt rửa sạch, thái thành miếng dày
  • Tỏi băm

b. Cách chế biến:

  • Bước 1: Bạn ướp thịt với tỏi băm, bột nêm, muối, tiêu, đường, dầu mè và xì dầu. Để thịt bò mau thấm gia vị và xào lên không bị khô, bạn có thể cho vào một thìa cà phê bột bắp để ướp thịt.
  • Bước 2: Sau 10 phút ướp thịt, bạn bắc chảo lên bếp, cho ít dầu vào đun nóng và phi thơm tỏi.
  • Bước 3: Cho thịt bò vào xào trên lửa lớn, thịt vừa chín tái thì xúc ra đĩa.
  • Bước 4: Tiếp tục cho thêm chút dầu ăn vào chảo, cho hành tây vào xào rồi cho lá lốt vào đảo đều, thêm chút bột nêm và muối.
  • Bước 5: Bạn trút đĩa thịt bò chín tái vào xào cùng. Đảo vài lượt thì tắt bếp.

2. Canh cá lóc lá lốt

Bà bầu có ăn được lá lốt không
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Cách nấu canh cá lóc lá lốt

a. Nguyên liệu:

  • 1 con cá lóc nhỏ phi lê
  • 10 lá lốt
  • Gừng 1 củ, hành tím 4 củ

b. Cách chế biến:

  • Bước 1: Cá lóc thái khúc, bạn ướp với hạt nêm và nước mắm.
  • Bước 2: Lá lốt thái nhỏ vừa ăn.
  • Bước 3: Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm với hành tím và gừng. Cho cá vào đảo săn.
  • Bước 4: Tiếp đó, bạn cho nước vào nấu sôi, thêm nước mắm, hạt nêm, chút xíu đường và giấm cho có vị chua chua ngọt ngọt.
  • Bước 5: Nước sôi thì cho lá lốt vào nấu một chút là tắt bếp.

3. Chả lá lốt thịt lợn

a. Nguyên liệu:

  • 250g thịt nạc vai băm nhuyễn
  • 30g mộc nhĩ băm nhuyễn
  • Lá lốt và 1 củ hành khô

b. Cách chế biến:

  • Bước 1: Bạn trộn mộc nhĩ (hoặc nấm hương) với thịt lợn, nêm thêm muối, bột ngọt và tiêu xay vào. Để 10-20 phút cho thấm.
  • Bước 2: Tiến hành cuốn nhân vào lá lốt. Bạn nên gói ở mặt gân lá để màu chả được đẹp.
  • Bước 3: Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, sau đó cho cuốn lá lốt vào chiên ở lửa vừa. Chiên đều 2 mặt là được.

Những lưu ý khi ăn lá lốt trong thai kỳ

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho các vấn đề bà bầu có ăn được lá lốt không và ăn lá lốt có tác dụng gì.

  • Không nên ăn lá lốt khi bị nhiệt miệng và nóng trong: Vì lá lốt có tính nóng nếu bạn ăn lá lốt sẽ khiến tình trạng bệnh lý thêm nặng hơn.
  • Cần chế biến kỹ khi ăn: Nếu bạn ăn lá lốt sống trong thai kỳ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi mang thai.
  • Không nên ăn quá nhiều lá lốt: Nếu bạn ăn quá nhiều lá lốt trong thời gian dài sẽ có khả năng gây tích tụ nhiệt trong cơ thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Tóm lại bà bầu có ăn được lá lốt không? Bà bầu ăn được lá lốt trong thai kỳ. Đây là một nguyên liệu rất tốt cho sức khoẻ của thai phụ. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều có thể sẽ gây ra các phản ứng ngược dẫn đến ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ của hai mẹ con.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. BÀ BẦU CÓ ĂN ĐƯỢC LÁ LỐT KHÔNG?
https://eu-lifestylemedicine.org/ba-bau-co-duoc-la-lot-khong/
Truy cập ngày 26/09/2023

2. Bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không? [Chuyên gia giải đáp]
https://www.mediplus.vn/san-khoa/bau-3-thang-dau-an-la-lot-duoc-khong.html
Truy cập ngày 26/09/2023

3. The use of Piper sarmentosum leaves aqueous extract (Kadukmy™) as antihypertensive agent in spontaneous hypertensive rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4367816/
Truy cập ngày 26/09/2023

4. Piper lolot
https://uses.plantnet-project.org/en/Piper_lolot_(PROSEA)
Truy cập ngày 26/09/2023

5. Xanthine oxidase, α-glucosidase and α-amylase inhibitory activities of the essential oil from Piper lolot: In vitro and in silico studies
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2405844023063569
Truy cập ngày 26/09/2023

x