Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/03/2021

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có sao không? Mách mẹ cách điều trị dễ dàng

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có sao không? Mách mẹ cách điều trị dễ dàng
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua một số thay đổi về thể chất, làn da cũng dễ bị ảnh hưởng. Ngoài các vấn đề nhỏ như khô da, nổi mụn, một số bà bầu có thể gặp các vấn đề về da nghiêm trọng hơn như phát ban hoặc nổi mề […]

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua một số thay đổi về thể chất, làn da cũng dễ bị ảnh hưởng. Ngoài các vấn đề nhỏ như khô da, nổi mụn, một số bà bầu có thể gặp các vấn đề về da nghiêm trọng hơn như phát ban hoặc nổi mề đay. Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có sao không, chữa trị như thế nào? MarryBaby sẽ giúp chị em tìm hiểu ngay sau đây để biết cách phòng ngừa và điều trị nhé.

Nổi mề đay khi mang thai là gì?

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay

Nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Ngay cả khi chưa từng bị nổi mề đay, bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng này khi mang thai. Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay thường có nốt hoặc vết màu đỏ nhạt nổi trên da. Các vệt mề đay này dễ xuất hiện khi bạn dị ứng với thức ăn, côn trùng cắn, thuốc hoặc hóa chất. Thông thường trước khi bị nổi mề đay, da bà bầu bỗng trở nên rất khô và căng ra khi thai nhi lớn dần.

Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?

May mắn thay, không phải tất cả các trường hợp nổi mề đay đều là mối đe dọa nghiêm trọng đối với người mẹ sắp sinh hoặc thai nhi. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, đau thắt cổ họng, khó nuốt, thở khò khè, khó thở, chóng mặt.

Do đó, mẹ bầu nên đến bệnh viện thăm khám để loại trừ bất kỳ biến chứng nào ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh dị ứng nổi mề đay, nhất là vùng xung quanh bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai

Bà bầu bị nổi mề đay

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay thường do các nguyên nhân sau:

  • Côn trùng cắn
  • Dùng các thực phẩm gây phát ban như một phản ứng dị ứng
  • Tiếp xúc với lông của côn trùng hoặc động vật
  • Tiếp xúc với phấn hoa hoặc một số hóa chất gây phát ban
  • Dùng thuốc và bị tác dụng phụ
  • Do thai nhi lớn dần làm da bị căng ra, mất độ ẩm
  • Lo lắng và căng thẳng
  • Khả năng miễn dịch yếu khi mang thai

Các triệu chứng nổi mề đay khi mang thai

Làm thế nào để biết bà bầu bị dị ứng nổi mề đay? Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh nổi mề đay khi mang thai mà bà bầu nên chú ý.

  • Các vết ban đỏ nổi lên trên các bộ phận khác nhau của cơ thể gây khó chịu và đau đớn
  • Bà bầu bị ngứa ở vú, đùi, mông và bụng do đây là những vùng tích tụ trọng lượng thai kỳ nên sẽ bị kéo căng ra và gây nổi mề đay.
  • Da ở vùng bụng, mông và đùi bị khô
  • Các vết ban hằn thành từng nhóm nhỏ hoặc khắp cơ thể

Cách trị nổi mề đay tại nhà cho bà bầu

Có nhiều loại thuốc không kê đơn có sẵn để điều trị nổi mề đay. Tuy nhiên, bà bầu nên kiêng dùng thuốc khi mang thai vì điều đó không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp trị nổi mề đay tại nhà an toàn như:

1. Dầu dừa

bà bầu bị dị ứng nổi mề đay

Dầu dừa rất an toàn để giữ ẩm cho làn da trong thai kỳ. Bà bầu chỉ việc thoa dầu dừa để khóa ẩm khắp cơ thể mỗi khi vừa tắm xong sẽ giúp giảm bớt tình trạng nổi mề đay.

2. Sữa tươi không đường và yến mạch

Đây là công thức dưỡng ẩm tuyệt vời cho mọi đối tượng phụ nữ và tất nhiên cả bà bầu. Bạn chỉ cần cho 100g yến mạch ra bát rồi trộn với nửa gói sữa tươi không đường. Sau khi tắm sạch bạn hãy lau khô người rồi thoa hỗn hợp này lên da và giữ trong 30 phút thì tắm sạch lại.

3. Thoa dung dịch vitamin E

Bà bà bị dị ứng nổi mề đay

Vitamin E là một chất chống oxy hóa cực mạnh cho làn da một phần nhờ tác dụng cung cấp ẩm của nó. Mẹ bầu hãy bóc một viên vitamin E và thoa dịch này lên vùng da khô ngứa để cải thiện các triệu chứng nhé.

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị dị ứng nổi mề đay?

Dưới đây là một số cách giúp bà bầu ngăn ngừa sự bùng phát của tình trạng nổi mề đay khi mang thai.

  • Hạn chế mặc quần áo bó sát khi mang thai vì chúng có thể gây kích ứng da. Bạn nên mặc quần áo cotton rộng rãi để tuần hoàn máu tốt và không gây cọ xát da.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có thành phần hóa học mạnh có thể gây khô hoặc kích ứng da và dẫn đến phát ban như chất tẩy rửa, xà phòng.
  • Không nên tắm nước nóng khi mang thai vì điều này làm mất độ ẩm của da
  • Tránh lo lắng, căng thẳng trong thai kỳ. Bà bầu có thể tập thiền và yoga trước khi sinh để cải thiện tâm trí.
  • Tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, một số loại hạt
  • Tránh tiếp xúc với khói, bụi, phấn hoa

Mặc dù không thể loại bỏ khả năng bị nổi mề đay khi mang thai nhưng việc chăm sóc và phòng ngừa đúng cách chắc chắn có thể giúp bạn đối phó với tình trạng này. Quan trọng nhất là việc bạn không được lo lắng, căng thẳng trong thai kỳ vì điều này sẽ dẫn đến sự bùng phát của căn bệnh. Ngay khi bà bầu bị dị ứng nổi mề đay, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Hanako

Link: https://parenting.firstcry.com/articles/hivesurticaria-in-pregnancy/

https://link.springer.com/article/10.1007/s13671-013-0061-y

https://acaai.org/allergies/who-has-allergies-and-why/pregnancy-and-allergies

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x