Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Tham vấn y khoa: Phòng khám Phụ Sản 315
Cập nhật 30/10/2023

Bà bầu bị đau mắt đỏ có gây nguy hiểm đến thai nhi không?

Bà bầu bị đau mắt đỏ có gây nguy hiểm đến thai nhi không?
Với phụ nữ mang thai không may bị đau mắt đỏ thì có nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe của bản thân không?

Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, có khả năng miễn dịch kém nên bà dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập dẫn đến nhiễm bênh. Có lẽ, bạn đang hoang mang trước tình dịch dịch bệnh đang lây lan phải không? Nếu chẳng may bà bầu bị đau mắt đỏ thì có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ

Cũng giống như những người bình thường khác, khi bà bầu bị đau mắt đỏ sẽ do các nguyên nhân sau:

  • Dị ứng: Bà bầu bị đau mắt đỏ có thể do dị ứng bụi, phấn hoa và nấm mốc. Bạn sẽ nhận thấy mắt bị đỏ mà không chảy nước và ngứa nhẹ trong trường hợp này.
  • Chất gây kích ứng: Đôi khi, chất kích thích hoặc hóa chất từ các sản phẩm dầu gội, dầu xả, kính áp tròng, dung dịch thấu kính, clo trong bể bơi và thậm chí cả khói thuốc cũng có thể gây ra đau mắt đỏ.
  • Virus: Nếu bầu bị đau mắt đỏ nhưng có ít hoặc không có dịch tiết và đóng ghèn khi thức dậy vào buổi sáng thì có thể do virus adenovirus (gây cảm lạnh thông thường), virus cúm và thậm chí cả virus Corona.
  • Vi khuẩn: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mắt đỏ. Nếu bạn nhận thấy mắt đỏ, có dịch tiết màu vàng hoặc xanh lục hoặc đóng gèn cả ngày chính là do vi khuẩn Staphylococcus vàng, Streptococcus pneumonia, Haemophilusenzae và vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra.

Các dấu hiệu dẫn đến đau mắt đỏ khi mang thai

Các dấu hiệu bà bầu bị đau mắt đỏ sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra. Nhưng một số dấu hiệu đau mắt đỏ khi mang thai phổ biến gồm:

  • Mắt bị ngứa
  • Mắt xuất hiện dịch nhầy
  • Mắt chảy nhiều nước mắt
  • Khó chịu khi đeo kính áp tròng
  • Tròng trắng của mắt có màu đỏ
  • Mắt bị sưng hoặc viêm kết mạc
  • Mắt có cảm giác có vật gì đó mắc kẹt
  • Mắt có cảm giá kích ứng hoặc cảm giác nóng rát
  • Mắt đóng ghèn ở mí mắt hoặc lông mi, đặc biệt là khi thức dậy sau giấc ngủ
bà bầu bị đau mắt đỏ có sao không
Dấu hiệu bà bầu bị đau mắt đỏ là gì?

Ngoài ra, để dễ chẩn đoán nguyên nhân chính xác bà bầu bị đau mắt đỏ thì bác sĩ có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

Bà bầu bị đau mắt đỏ phải làm sao? Bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ khám mắt và cấp thuốc nhỏ mắt. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu nhanh nhất tại nhà dưới đây:

bà bầu bị đau mắt đỏ có sao không

  • Thực phẩm cay nóng như tỏi, ớt, hành…
  • Thực phẩm dễ gây sưng viêm như tôm, cá, mực…
  • Thực phẩm gây ảnh hưởng thị lực như thuốc lá, bia, rượu, chất kích thích…
  • Rau muống vì trong loại rau này chứa chất khiến dịch mắt tiết ra nhiều, gây màng mắt.

Các thực phẩm nên bổ sung:

  • Nên bổ sung các loại rau củ chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, D, B12… cũng rất tốt cho chứng đau mắt đỏ.

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng bà bầu bị đau mắt có ảnh hưởng đến thai nhi không rồi. Nếu chẳng may bà bầu bị đau mắt đỏ thì yên tâm sẽ không gây nguy hiểm cho thai nhi đâu nhé.

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Conjunctivitis (Pink Eye) In Pregnancy: Symptoms, Causes, And Treatment
https://www.momjunction.com/articles/pink-eye-conjunctivitis-in-pregnancy-causes-treatment_00792546/
Truy cập ngày 08/07/2021

2. How to Deal With Eye Infections During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/common-eye-infection-during-pregnancy-and-tips-to-deal-with-them/
Truy cập ngày 08/07/2021

3. 6 Common Eye Infections In Pregnancy: Symptoms, Treatment, And Care
https://www.momjunction.com/articles/simple-tips-take-care-eye-infections-pregnancy_0078875/
Truy cập ngày 08/07/2021

4. Pinkeye (Conjunctivitis)
https://kidshealth.org/PrimaryChildrens/en/parents/conjunctivitis.html
Truy cập ngày 08/07/2021

5. Pregnancy and the Eye
https://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/disease.html
Truy cập ngày 08/07/2021

x