Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/04/2021

Bà bầu ăn rau răm có dẫn tới sảy thai?

Bà bầu ăn rau răm có dẫn tới sảy thai?
Rau răm là nguyên liệu không thể thiếu trong các món gỏi nộm. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyên nên hạn chế các đồ tái sống như gỏi, vậy rau răm có bị liệt vào danh sách cấm ăn đối với bà bầu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về việc bà bầu ăn rau răm nhé.
Bà bầu ăn rau răm được không
Bà bầu ăn rau răm được không?

Rau răm không chỉ là thực phẩm mà còn là một vị thuốc được Đông y truyền tụng với nhiều công dụng trị bệnh như sau:

  • Trị đầy hơi, chướng bụng: Rau răm có tính ấm, giúp kích thích đường tiêu hóa. Bạn có thể uống nước cốt rau răm hoặc chà bã rau răm quanh rốn để trị khó chịu bụng.
  • Trị cúm: Nếu đột nhiên mắc cảm cúm giữa đêm hôm không thể đi mua thuốc, bạn có thể nghiền rau răm với gừng, cho nước nóng vào lọc uống.
  • Trị rắn cắn: Bạn nghiền rau răm lấy nước cốt uống, đồng thời đắp bã lên vết thương.
  • Trị tiêu chảy do nhiễm lạnh: Vào buổi sáng, bạn dễ bị lạnh bụng dẫn tới tiêu chảy ngay sau khi ngủ dậy. Bạn sắc 16g rau răm với 16g lá kinh giới, 12g bạch truật, 12g củ riềng, 10g quế và 4g gừng, đổ vào 2 bát nước và đun đến khi chỉ còn 1 bát. Chia ra 2 lần uống trong ngày để trị tình trạng tiêu chảy vào sáng sớm.
  • Trị nấm ngón chân: Bạn nghiền nhuyễn rau răm và đắp lên kẽ chân để trị nấm, hạn chế tiếp xúc với nước bẩn, nước xà phòng.
  • Trị lác đồng tiền, ghẻ ngứa: Bạn ngâm cây rau răm vào rượu trắng, sau đó thoa rượu lên chỗ bị lác hoặc ghẻ. Hoặc bạn nghiền rau răm tẩm rượu, rồi đắp lên chỗ bị tổn thương và băng lại.
  • Trị vết bầm, sưng: Bạn nghiền nhuyễn rau răm và trộn với dầu long não, sau đó đắp lên chỗ bị bầm rồi băng lại.

rau răm
Rau răm có nhiều công dụng trị bệnh rất tốt

  • Trị mụn, se khít lỗ chân lông: Bạn giã nhuyễn rau răm, trộn với ít muối rồi đắp lên chỗ bị mụn. Để se lỗ chân lông, bạn rửa mặt bằng nước ấm, sau đó thoa nước cốt rau răm lên mặt rồi 2 giờ sau rửa lại bằng nước lạnh.
  • Trị nấm da đầu ở trẻ sơ sinh: Nấm da đầu là bệnh thường gặp ở trẻ, có thể lan xuống cổ, ngực, lưng và tay. Bạn giã nát rau răm, thêm vào một chút cồn rồi dùng tăm bông thoa lên vùng da bị nấm. Sau năm phút bạn lau sạch cho bé. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Rau răm có tính nóng, có thể gây kích ứng. Vì vậy khi thấy da trẻ đỏ lên thì bạn nên ngừng áp dụng.
  • Giúp ngủ ngon: Bạn lấy 50g rễ rau răm giã nhuyễn, uống cùng với một cốc rượu trắng sẽ giúp ngủ ngon, giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Giảm ham muốn tình dục: Khi bạn mang thai không thể “phục vụ” anh xã tới nơi tới chốn, vậy hãy cho chàng ăn rau răm để giảm bớt ham muốn nhé.

Bà bầu ăn rau răm được không?

Bà bầu ăn rau răm, nên không? Phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm

Đông y khuyên bạn không nên ăn rau răm khi mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu, vì rau răm có thể gây chảy máu kinh nguyệt. Hơn nữa rau răm còn gây co thắt tử cung, dẫn tới sảy thai.

Dân gian thời xưa còn dùng rau răm để phá thai ở giai đoạn đầu. Tỷ lệ thành công lên tới 60-80% nếu mới bị trễ kinh trong 1-2 tuần.

Rau răm gây vô sinh?

Như đã nói ở trên, rau răm làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới, “cậu nhỏ” thường xuyên trong trạng thái “xìu” và chất lượng tinh trùng cũng bị suy giảm.

Đối với phụ nữ, ăn rau răm thường xuyên sẽ dẫn đến rong kinh, kinh nguyệt không đều nên xác suất thụ thai thấp, giảm ham muốn gối chăn.

Những người gầy ốm, máu nóng cũng không nên ăn loại rau này.

Những thực phẩm bà bầu nên tránh

Mang thai là thời điểm hệ miễn dịch của mẹ suy yếu nên dễ bị viêm nhiễm. Dù bà bầu không gặp vấn đề gì thì các mầm bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó trong giai đoạn này, mẹ bầu nên tránh các thực phẩm sau:

  • Một số loại cá biển: Một số loại cá chứa nhiều thủy ngân cần tránh như: cá ngừ mắt to, cá cờ xanh, cá kiếm, cá mập, cá thu vua. Bạn cũng tuyệt đối tránh các món cá chưa nấu chín như sushi hay sashimi để phòng tránh giun sán, vi khuẩn. Cá phải được nấu chín ở 63ºC. Các loại cá an toàn cho mẹ bầu bao gồm: cá hồi, cá cơm, cá trích, cá mòi, cá trê nước mặn, cá bơn, cá ngừ đóng hộp, cá rô phi…
  • Động vật có vỏ chưa qua chế biến: Nên tránh các loại đồ biển chín tái như hàu, bào ngư, cua, sò… có thể chứa vi khuẩn gây dịch tả, tiền sản giật, gây nguy cơ sinh non, bào thai chậm phát triển… Đồ biển phải được nấu chín ở 63ºC.
  • Thịt chưa nấu chín: Các loại thịt tái chứa vi khuẩn listeria dẫn tới sảy thai. Thịt phải được nấu chín ở 74ºC, nên tránh các loại thịt nguội mua từ siêu thị.
thịt bò tái
Mẹ bầu không nên ăn thịt tái
  • Rau hoặc giá đỗ chưa nấu chín: Rau hoặc giá đỗ ăn sống có thể gây nhiễm khuẩn Salmonella hoặc E. Coli, gây ngộ độc, nhiễm trùng đường tiết niệu và đường hô hấp… Mẹ cũng nên tránh các loại salad mua sẵn từ siêu thị.
  • Trứng hồng đào: Trứng chưa nấu chín có thể gây nhiễm khuẩn Salmonella. Do đó mẹ nên hạn chế trứng ốp la hồng đào, bánh tiramisu, kem tự làm tại nhà, bột bánh sống…
  • Phô mai mềm: Các chuyên gia khuyên bà bầu nên tránh các loại phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng, chẳng hạn: phô mai feta, gorgonzola, brie, camembert, roquefort, queso fresco… Bà bầu nên chọn phô mai đã qua tiệt trùng, thông tin ghi trên sản phẩm. Hoặc bạn ăn các loại phô mai cứng như Swiss hoặc Cheddar.
  • Cà phê: Thai khi không thể phân giải caffeine, vì vậy mẹ bầu nên tránh các thực phẩm chứa caffeine.
  • Sữa chưa tiệt trùng: Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn E. coli, Listeria hoặc Salmonella. Bà bầu có thể đun sôi sữa chưa tiệt trùng trong vòng 1 phút rồi để nguội trước khi uống.

Khi mang thai, bạn cần từ bỏ những thói quen ăn uống hời hợt, thiếu dưỡng chất mà lại dễ nhiễm khuẩn. Rau răm phổ biến ở nước ta nhưng lại hiếm có ở nước ngoài, do đó các nghiên cứu về loại rau này rất hạn hẹp. Tuy vậy, “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, bà bầu ăn rau răm là không nên và cũng cần tránh các loại rau sống nói chung để hạn chế đưa vi khuẩn xâm nhập tấn công thai nhi. Chúc mẹ dưỡng thai khỏe mạnh.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://www.healthbenefitstimes.com/vietnamese-coriander/ https://growherbsgarden.com/benefits-of-vietnamese-coriander/ https://www.medicalnewstoday.com/articles/324377#unpasteurized-milk-or-fruit-juices
x