Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 20/12/2023

9 lý do mẹ bầu nên bổ sung mướp vào thực đơn dưỡng thai

9 lý do mẹ bầu nên bổ sung mướp vào thực đơn dưỡng thai
Khi mang thai, bà bầu thường đề phòng mọi thứ xung quanh, kể cả chuyện ăn uống. Trước đây hẳn bạn chưa từng thắc mắc rau dền có ăn được không, mướp có ăn được không nhưng nay lại đặt nghi vấn. Vậy rốt cuộc bà bầu ăn mướp được không?

Quả mướp chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin, lipid… Đây là thực phẩm dồi dào vitamin A và carb, vitamin B5, B6, C, magie, kali, đồng, chất xơ và mangan. Ăn mướp không chỉ ngon miệng mà còn trị được nhiều bệnh như táo bón, thải độc, giảm cân, tăng cường miễn dịch, hạ đường huyết. Cùng theo dõi để biết bà bầu ăn mướp được không nhé!

Giá trị dinh dưỡng có trong mướp

Mướp không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa rất nhiều nguồn dinh dưỡng giá trị như vitamin A, thiamin (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), folate (vitamin B9), vitamin C, vitamin E, vitamin K, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm, chất chống oxy hóa… Ngoài ra, một lợi ích không kể đến của mướp là chứa ít calo.

Bà bầu ăn mướp được không?

Bà bầu có thể ăn mướp trong thai kỳ bởi mướp có tính mát, vị ngọt, giúp mẹ bầu thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Tuy nhiên, bầu chỉ nên ăn ở một lượng vừa phải, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và cần nên tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa sạch mướp trước khi nấu, đồng thời nhớ nguyên tắc ăn chín – nấu sôi.

Lợi ích của mướp đối với sức khỏe mẹ bầu

1. Tác dụng của quả mướp giúp trị các bệnh về mắt

Vitamin A trong mướp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng có thể dẫn tới mù lòa. Những bà bầu thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E, đồng, kẽm thì nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng sẽ giảm tới 25%. Vitamin A cũng giúp trị khô mắt đối với bà bầu thường xuyên chạy xe máy, hay phải tiếp xúc với máy tính điện thoại.

2. Bà bầu ăn mướp được không? Ăn mướp giúp ngăn ngừa đau cơ bắp, chuột rút (vọp bẻ)

quả mướp
Bầu có ăn được mướp không? Ăn mướp giúp bà bầu ngăn ngừa chuột rút về đêm

Thiếu hụt kali có thể dẫn tới đau cơ bắp, khiến mẹ bị chuột rút về đêm và sáng sớm. Kali trong quả mướp giúp cân bằng dịch thể và tạo điều kiện để cơ bắp thư giãn. Nó hỗ trợ quá trình phân giải protein và carb, cung cấp năng lượng cho cơ bắp.

Khoáng chất đồng trong quả mướp cung cấp các chất kháng viêm giúp giảm đau nhức xương khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và hàn gắn các mô liên kết.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn vải được không, thắc mắc ngày hè của nhiều thai phụ!

3. Tác dụng của quả mướp giúp ngăn ngừa thiếu máu

Vitamin B6 rất cần thiết để sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào và huy động khoáng chất sắt. Thiếu máu là hậu quả của việc thiếu hụt tế bào máu. Mẹ bầu bị thiếu máu sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức, mệt mỏi. Bổ sung vitamin B6 từ quả mướp sẽ giúp khắc phục tình trạng này.

4. Bà bầu ăn mướp được không? Giúp trị chứng đau nửa đầu

Thiếu hụt magie có thể dẫn tới đau nửa đầu. Magie trong quả mướp giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, giúp mẹ hết đau đầu.

5. Tăng cường chức năng não cho mẹ và thai nhi

Oxy rất cần thiết để não hoạt động đúng chức năng. Thiếu sắt sẽ khiến não không nhận đủ oxy, dẫn tới mẹ bị đãng trí, đầu óc thiếu minh mẫn, tinh thần lãnh đạm, giảm năng suất hoạt động. Thiếu hụt oxy cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thần kinh ở thai nhi. Do đó mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như quả mướp.

6. Bà bầu ăn mướp được không? Giúp ngăn ngừa mụn nám, rạn da ở mẹ bầu

Bà bầu ăn mướp được không?
Bà bầu ăn mướp được không? Mướp giàu vitamin C tốt cho làn da

Vitamin C trong quả mướp giúp giảm thiểu tình trạng khô da, ngăn ngừa nám mụn cũng như lão hóa da sớm. Vitamin C rất cần thiết trong quá trình sản xuất protein để hình thành gân, da, mạch máu và dây chằng. Nó cũng hỗ trợ quá trình lành vết sẹo do mụn gây ra.

7. Tác dụng của quả mướp giúp giảm nguy cơ tiểu đường

Quả mướp giàu magie rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa glucose. Hấp thụ 100mg magie mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ tiểu đường đến 15%.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

8. Ngăn ngừa các vấn đề về tim ở mẹ bầu

Vitamin B5 trong quả mướp giúp giảm các cholesterol xấu và triglyceride, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

9. Bà bầu ăn mướp được không? Giúp trị táo bón ở mẹ bầu

Quả mướp giàu cellulose và nước, giúp lọc máu, lọc gan, giảm nhẹ táo bón.

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn mướp

lưu ý khi ăn mướp
Có bầu ăn mướp được không? Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu ăn mướp
  • Mướp có tính hàn nên bà bầu đang bị tiêu chảy thì không nên ăn mướp, vì sẽ làm dạ dày khó chịu hơn.
  • Mướp giàu chất xơ, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể bị chướng bụng. Như vậy mẹ sẽ chán ăn, bỏ qua các thực phẩm dinh dưỡng khác, làm thiếu hụt dưỡng chất cho thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy thai kỳ?

Các nhóm thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ suốt thai kỳ

Hàng ngày, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ 5 nhóm thực phẩm, bao gồm: protein, vitamin và khoáng chất, chất béo lành mạnh, carb phức tạp, chất xơ và nước (canh, súp…). Cụ thể như sau:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa để bổ sung protein và canxi.
  • Các loại đậu giúp bổ sung chất xơ, folate…
  • Khoai lang giúp bổ sung beta-carotene để chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể.
  • Cá hồi giúp bổ sung chất béo omega-3 giàu EPA và DHA và canxi.
  • Trứng giúp bổ sung choline và hàng loạt dưỡng chất.
  • Bông cải xanh, các loại rau lá xanh giàu chất xơ.
  • Thịt nạc giúp bổ sung nguồn protein chất lượng cao, ngoài ra còn có sắt, choline và vitamin nhóm B.
  • Gạo lứt là ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ, vitamin…
  • Quả bơ giàu chất béo không bão hòa đơn, folate và kali.
  • Các loại hoa quả giúp bổ sung chất xơ và vitamin.
sau sinh mổ ăn khoai lang được không
Khoai lang giúp mẹ bầu bổ sung vitamin A

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp là thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú, giúp mẹ tiết nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn mướp nhiều ngày liên tục sẽ dẫn tới mất cân bằng dưỡng chất. Bạn có thể thay đổi mướp với các loại rau củ khác như rau dền, bông cải xanh, các loại rau lá xanh, khoai lang… và cân bằng với các thực phẩm kể trên. Chúc mẹ dưỡng thai khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy week by week
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082
Truy cập ngày: 10/5/2022

2. Eating During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/eating-pregnancy.html
Truy cập ngày: 10/5/2022

3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/
Truy cập ngày: 10/5/2022

4. Nutrition During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Truy cập ngày: 10/5/2022

5. Eating right during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm
Truy cập ngày: 10/5/2022

x