Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/02/2016

"Điểm mặt" 4 lỗi sai thường gặp của mẹ bầu

"Điểm mặt" 4 lỗi sai thường gặp của mẹ bầu
Lần đầu mang thai, chắc hẳn mẹ sẽ nghe được nghe không ít lời khuyên từ người "đi trước". Tuy nhiên, không phải tất cả những lời khuyên này đều đúng. Đặc biệt, với 4 lời khuyên sau đây, "né" ngay luôn bầu nhé!
Sai lầm thường gặp khi mang thai
Khi nghe bất cứ lời khuyên nào, bầu nên tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi làm theo

Lời khuyên #1: Bà bầu phải ăn cho 2 người

“Ăn cho 2 người” không có nghĩa là bầu phải ăn gấp đôi, gấp 3 khẩu phần ăn hàng ngày đâu nhé! Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì tăng số lượng thực phẩm, bầu nên chú ý đến chất lượng thực phẩm. Tăng cường thêm các nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là a-xít folic, sắt và can-xi. Để bảo đảm dinh dưỡng cho thai nhi, thực đơn dinh dưỡng khi mang thai chỉ cần bổ sung thêm khoảng 300 calories mỗi ngày, tương đương với 1 chén cơm nhỏ hoặc 2 lát bánh mì.

Ăn quá nhiều hoặc ăn gấp đôi lượng thức ăn bình thường có thể khiến cân nặng của bầu tăng lên quá mức và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật, nguy cơ béo phì, khả năng sinh mổ cao…

Lời khuyên #2: Hạn chế vận động để bảo đảm an toàn cho thai nhi

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Siêng vận động không chỉ giúp hạn chế những triệu chứng thai kỳ phổ biến như đầy hơi, sưng phù, đau lưng, táo bón… mà còn giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Chỉ với những mẹ bầu có vấn đề sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra những lưu ý đặc biệt khi bạn đi khám thai. Còn lại, mẹ bầu cứ yên tâm mà vận động nhé!

Lời khuyên #3: Nghỉ ngơi nhiều

Bụng ngày một lớn và những cảm giác khó chịu đi kèm khi mang thai sẽ khiến mẹ luôn có cảm giác mệt mỏi và cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên, nghỉ ngơi cũng nên có chừng mực thôi bầu nhé!

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc nằm trên giường liên tục trong một khoảng thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non cũng như làm giảm hàm lượng can-xi trong xương và gây teo cơ. Hơn nữa, cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy việc nghỉ ngơi trên giường sẽ mang lại kết quả tích cực cho thai kỳ. Vì vậy, trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ, bầu chỉ nên dành khoảng 1 tiếng đồng hồ để “làm biếng” mỗi lần nằm đọc truyện, xem phim…

Lời khuyên #4: Không được uống thuốc

Sợ ảnh hưởng đến em bé trong bụng, mẹ bầu gần như nói “không” với bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn cần thiết đâu mẹ ơi.

Thực tế, các bác sĩ đã có một hệ thống thuốc được phân loại độ an toàn của từng loại thuốc xếp theo hệ thống ABC. Trong đó, những loại thuốc nằm trong hạng A được đánh giá là an toàn cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Hơn nữa, với những mẹ bầu bị sốt cao, gặp các vấn đề về tiêu hóa, tiền sử hen suyễn… vẫn cần uống thuốc để giảm bớt những triệu chứng khó chịu khi mang thai.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x