Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 30/07/2023

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt không đơn thuần là biểu hiện của dị ứng. Rất nhiều vấn đề về da khác cũng dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ này.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể do thay đổi đột ngột từ môi trường trong bụng mẹ ra bên ngoài. Do đó, trẻ sơ sinh bị mụn mẩn đỏ ở mặt cũng rất dễ gặp. Thực ra, khi bị kích ứng da, trẻ sơ sinh không chỉ bị nổi mụn mẩn đỏ trên mặt hay cổ; mà còn có thể nổi rải rác ở khắp toàn thân.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cách chăm sóc bé mau khỏi bệnh.

1. Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt có nguy hiểm không?

Nếu trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt nhưng không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, nôn trớ, nhiễm trùng,… thì cha mẹ không cần quá lo lắng; vì trẻ không gặp nguy hiểm đến tính mạng. Những nốt mẩn đỏ sẽ biến mất sau khoảng một vài tuần mà không cần phải điều trị.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt cũng là biểu hiện của sức đề kháng đang bị giảm. Chính vì vậy, cha mẹ cần tăng cường sự quan sát với trẻ; nếu thấy trẻ bắt đầu có dấu hiệu của sốt cao, ngủ li bì, bỏ bú cha mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức.

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc mà cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ; hoặc cha mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh mặt nổi mẩn đỏ mà MarryBaby có gợi ý ở cuối bài.

Mụn đỏ ở mặt bé có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt có thể nguy hiểm nếu bé sốt cao, có dấu hiệu nhiễm trùng

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt là gì?

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có thể do virus gây ra. Khi đó, da của trẻ sẽ có những biểu hiệu như vùng da phẳng và đỏ; da phồng rộp; da ẩm nhờn kèm theo ngứa và khó chịu. Không những thế, mẩn đỏ ở mặt của trẻ còn có thể lây lan ra các vùng da lân cận khác.

Trường hợp khác, một số bệnh về da ở trẻ sơ sinh phổ biến cũng gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở mặt của trẻ.

2.1 Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt do mụn sữa

Bé bị mụn sữa
Hình ảnh mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất dễ gặp ở các em bé mới sinh và trong khoảng 3 tuần đầu. Mụn sữa có thể xuất hiện li ti ở mặt, cổ, tay chân và lưng vài tuần đến nhiều nhất là 3 tháng. Sau đó, nó sẽ tự biến mất mà cha mẹ không cần can thiệp gì. Điều này do sự thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết.

Khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt do mụn sữa, mẹ cần lau người cho bé sạch sẽ; thường xuyên thay quần áo cho bé và không ủ bé quá nóng vì khiến bé chảy mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu sau 3 tháng mụn sữa của bé không mất; hoặc mụn mọc to, có mủ; mẹ cần mang bé đi khám để không nhầm lẫn với bệnh viêm da.

2.2 Mặt trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ vì rôm sảy

rôm sảy
Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Thời tiết ở vùng nhiệt đới rất dễ khiến da trẻ sơ sinh nổi rôm sảy. Thói quen sợ bé lạnh, sợ bé giật mình nên mẹ ủ bé quá chặt, quá nóng cũng khiến bé lên rôm sảy ở mặt, đầu và lưng.

Khi bé bị rôm sảy, mẹ nên thường xuyên lau người cho bé, cho bé mặc quần áo thoáng mát; và nhớ là không quấn khăn cho bé khi ngủ. Mặt khác, cha mẹ cũng cần giữ nhiệt độ phòng phù hợp cho trẻ.

2.3 Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt do phát ban

bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Da trẻ sơ sinh thường có những vết đỏ như muỗi đốt kèm đẩu mủ li ti trắng hoặc vàng trên da mặt. Các vết ban này thông thường sẽ tự biến mất sau vài ngày. Mẹ cần tránh chà xát vùng da này và không nặn mụn của bé.

2.4 Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt do hăm da

hăm tã
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị hăm tã

Nhiều bé có da dị ứng rất dễ bị hăm do thời tiết nóng và mặc quần áo nóng bí. Không chỉ hăm nơi mặc tã, nhiều bé còn bị hăm ở cổ, vành tai, cổ tay, chân, nách.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do hăm thường bị mẩn đỏ thành mảng và căng bóng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, da vùng này dễ bị trầy và tạo mủ; khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt ngứa, đau, quấy khóc.

Khi bé bị hăm, mẹ nên vệ sinh vùng da này sạch sẽ. Dùng kem chống hăm để bôi cho bé. Hạn chế cọ sát vùng da bị hăm. Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi cho trẻ. Nếu vùng hăm lớn và lên mủ; mẹ cần cho bé đi khám để được kê đơn các loại kem bôi và sữa tắm đặc trị.

>> Mẹ xem thêm: Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?

2.5 Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt do lác sữa

chàm sữa
Hình ảnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Lác sữa còn gọi là chàm sữa, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh có cơ địa dị ứng dễ mắc các bệnh về da. Đây là bệnh viêm da mạn tính thường gặp ở bé từ 2 tháng đến 2 tuổi. Những gia đình có cha mẹ có tiền sử dị ứng; bé sẽ dễ bị lác sữa. Lác sữa khiến da bé khô, bong tróc và nứt gây đau.

Với những bé có cơ địa dị ứng như vầy, mẹ nên tránh ăn những thực phẩm dễ gây ngứa như hải sản, bơ đậu phộng, một số loại hạt… Khi tắm, mẹ nên dùng xà bông có độ pH dịu nhẹ. Cho bé mặc quần áo rộng, mát. Trong một số trường hợp, bé cần được đi khám bác sĩ để có thuốc bôi chống khô da, nứt nẻ.

>> Mẹ xem thêm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh (viêm da tiết bã): 7 cách trị đơn giản và hiệu quả

2.6 Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt vì dị ứng

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt do dị ứng
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt do dị ứng

Dấu hiệu dễ thấy là trẻ nổi nốt đỏ quanh miệng sau đó lan ra khắp mặt. Nổi mẩn do dị ứng thường không có thuốc điều trị và phòng ngừa.

Mẹ chỉ có thể hạn chế cho trẻ bằng cách tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Khi biết trẻ dị ứng với loại thức ăn nào đó, mẹ cần tránh cho bé ăn. Không cho trẻ chà xát lên vùng da dị ứng gây trầy xước. Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt do dị ứng, mẹ nên cho bé bổ sung vitamin qua thực phẩm ăn dặm hoặc qua chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú để tăng sức đề kháng cho bé.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bị bong tróc da là do đâu? Cách khắc phục là gì?

2.7 Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt vì mụn nhọt

bé bị mụn
Hình ảnh mụn nhọt ở trẻ sơ sinh

Mụn nhọt ở trẻ rất dễ nhận biết vì mụn xuất hiện riêng lẻ từng cái và sưng to. Một số mụn có thể bị mủ.

Với những trẻ bị mụn nhọt, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để lau vùng da bị mụn. Sau đó tắm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Có thể bôi thuốc tím để mụn nhanh khô và sát khuẩn. Mẹ không nên tự ý nặn mụn cho trẻ. Nếu mụn lên nhiều và có mủ, mẹ cần đưa trẻ đi khám, không tự ý mua thuốc bôi có thể gây nhiễm trùng.

3. Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt?

bé sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt mẹ phải làm sao?

Trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, việc đầu tiên cha mẹ cần làm đó là quan sát vùng da của con, sau đó tìm hiểu xem là nguyên nhân gây ra tình trạng là do đâu.

Bên cạnh đó, cha mẹ tuyệt đối không tự ý làm vỡ những mụn nước trên da của con; vì nguy cơ cao sẽ gây thêm nhiễm trùng và lây lan rộng hơn.

3.1 Những điều mẹ KHÔNG NÊN làm khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt

  • Không thoa lên da bé các loại kem không rõ nguồn gốc.
  • Không tắm hoặc lau rửa cho bé quá kỹ. Da của bé rất mỏng nếu lau rửa quá kỹ, da của bé rất dễ bị kích ứng.
  • Mẹ tuyệt đối không được nặn hay làm vỡ mụn ở vùng da bị mẩn đỏ. Vì khi những nốt mụn vỡ ra, bé có thể bị nhiễm trùng.
  • Không dùng các loại sữa tắm có chất tạo bọt, tẩy rửa vì những chất này tiếp xúc với da bé sẽ khiến da của bé đỏ và ngứa nặng hơn.

KHÔNG NÊN áp dụng mẹo dân gian để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt:

  • Lá khế tươi rửa sạch, sao vàng rồi bọc lại vào khăn sạch. Sau đó, mẹ chườm nóng lên vị trí nổi mẩn ngứa trên da trẻ. Lá khế nguội thì lại sao nóng rồi đắp tiếp. Nên thực hiện nhiều lần mới đạt hiệu quả.
  • Lá trầu không rửa sạch bằng nước muối loãng và để ráo nước. Sau đó, giã nát lá trầu rồi hãm với một chút nước sôi. Lọc lấy nước cốt, dùng vải khô sạch thấm nước cốt bôi lên vùng da mặt nổi mẩn đỏ. Nên cho trẻ sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Lá tía tô rửa sạch và giã nát cùng với muối hạt. Vệ sinh da trẻ sạch sẽ rồi đắp lá tía tô giã nát lên và để trong 20 phút, rồi rửa lại bằng nước ấm. Nên đắp 2 lần/ngày cho đến khi hết triệu chứng.

Hiện nay các ca nhiễm trùng da của khoa sơ sinh bắt nguồn từ việc người nhà vẫn còn tắm nước lá; hoặc chườm hoặc hơ nóng dẫn đến bé bị nhiễm trùng da nặng phải chích kháng sinh.

3.2 Những điều mẹ NÊN làm khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Ngoài ra, cha mẹ có thể điều trị cho trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt bằng cách:

  • Vệ sinh cơ thể và miệng của trẻ sạch sẽ sau khi cho trẻ ăn hoặc bú.
  • Cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen nếu bé trên 3 tháng tuổi sốt nhẹ.
  • Không nên để trẻ ở một không gian quá nóng bức, ngột ngạt hoặc quá ẩm ướt.
  • Vệ sinh da trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt sạch sẽ bằng các sản phẩm an toàn không gây kích ứng.
  • Mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và vitamin C để giúp trẻ sơ sinh mặt bị nổi mẩn đỏ hấp thu dưỡng chất từ bú mẹ.
  • Không để bé không cào, gãi lên vùng da bị mẩn đỏ; tránh làm da trầy xước; vì điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào da.
  • Chọn những loại quần áo được làm từ chất liệu thoáng mát, mềm mại và có thể thấm hút tốt giúp trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt thoải mái khi mặc và tránh việc quần áo cọ vào những nốt mụn

Hy vọng với những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa. Nếu còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con cái, mẹ hãy truy cập ngay vào MarryBaby để biết thêm chi tiết nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x