Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Tuấn Anh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/10/2020

Học mẹ Nhật giữ ấm cho trẻ để mùa đông không lạnh

Học mẹ Nhật giữ ấm cho trẻ để mùa đông không lạnh
Với điều kiện mùa đông khắc nghiệt như ở Nhật nhưng thay vì bảo bọc trẻ kỹ lưỡng các mẹ Nhật vẫn để trẻ được sinh hoạt, vui chơi bình thường chẳng khác gì những ngày nắng ấm. Bí quyết giữ ấm cho trẻ của mẹ Nhật là gì để không sợ bé ốm vặt trong mùa đông?

Học hỏi ngay phương pháp giữ ấm cho trẻ của mẹ Nhật áp dụng cho mùa đông sắp đến mẹ nhé!

Giữ ấm cho trẻ “chuẩn ấm” mùa đông

Để giữ ấm cho trẻ, mẹ Nhật thường sẽ mặc nhiều lớp áo cho con. Tuy nhiên, không phải mặc nhiều lớp lúc nào cũng tốt cho trẻ. Thân nhiệt trẻ em cao hơn người lớn, vì vậy các mẹ Nhật thường mặc trang phục mùa đông cho trẻ ít hơn người lớn một lớp khi ở trong nhà.

giữ ấm cho trẻ 2
Mẹ nên chuẩn bị những bộ quần áo mùa đông có độ dày vừa phải nhưng mặc nhiều lớp để giữ ấm cho con

Việc mặc quá nhiều quần áo cho trẻ sẽ khiến trẻ toát mồ hôi gây nhiễm lạnh, do đó trang phục quá dày sẽ là nguyên nhân gây bệnh hô hấp ở trẻ vào mùa đông.

Trong điều kiện phòng có máy điều hòa sưởi ấm, nếu người lớn mặc hai lớp áo dài tay thì nên mặc một lớp đồ lót và một lớp áo dài tay cho trẻ.

4 vị trí cần giữ ấm cho trẻ

Mẹ cần nằm lòng nguyên tắc 4 ấm này sẽ giữ ấm cho trẻ toàn thân:

Bàn tay: Mẹ nên sử dụng loại bao tay thấm hút mồ hôi để bé không bị nhiễm lạnh

Lưng: Lưng là một điểm cần giữ ấm quan trọng nhưng mẹ cũng nên giữ ấm lưng vừa phải vì khi đi ngủ bé rất hay ra mồ hôi lưng. Khi mồ hôi thấm ngược vào cơ thể trẻ sẽ dễ bị nhiễm lạnh.

giữ ấm cho trẻ 3
Cần chú ý giữ ấm ở 4 vị trí quan trọng trên cơ thể bé để bé không bị nhiễm lạnh

Bụng: Dạ dày bị lạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ.

Bàn chân: Bàn chân là vị trí mà các bé đang tập đi thường xuyên tiếp xúc với sàn nhà lạnh vào mùa đông, là bộ phận chứa nhiều mạch và huyệt quan trọng trên cơ thể. Nếu bàn chân bị lạnh trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh.

Trợ lý giữ ấm cho trẻ của mẹ Nhật

Áo ngủ mùa đông

Chăn (mền) thường gây khó chịu khi bé ngủ, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nguy cơ tử vong trong khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Loại áo ngủ mùa đông được làm bằng chất liệu giữ nhiệt tốt giúp bé giữ ấm mà không cần đắp chăn.

giữ ấm cho trẻ 4
Giữ ấm an toàn khi ngủ đối với trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng

Để giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài, các mẹ Nhật sẽ trang bị thêm những vật dụng hỗ trợ giữ ấm cho trẻ sau:

Đệm lót xe nôi

Là một vật dụng giữ ấm không thể thiếu cho xe nôi trong mùa đông, thường được làm bằng hai loại vật liệu: bông và vải nỉ.

Áo mưa trùm xe nôi

Là những vật dụng để chắn gió khi đưa trẻ ra ngoài. Ở Nhật, các loại áo mưa cho xe nôi rất phổ biến, là trợ thủ giữ ấm đắc lực cho mẹ.

Túi giữ nhiệt

Các túi giữ nhiệt gọi là tsukaisute sẽ giúp giữ ấm tay chân và cơ thể của bé. Các túi giữ nhiệt này được dán dưới lớp quần áo hoặc cầm trên tay. Khả năng giữ nhiệt của các túi này có thể kéo dài từ 4–12 tiếng. Tuy nhiên, với những bé nhỏ mẹ không nên để tiếp xúc trực tiếp với làn da mỏng của bé mà nên lót qua một lớp áo.

Dinh dưỡng cho trẻ vào mùa đông

Trời lạnh, mẹ Nhật sẽ cho bé ăn các món nóng như súp miso, cháo…

Đặc biệt vào mùa đông, mẹ nên cho bé ăn nhiều các loại củ như khoai sọ, khoai mỡ… vì có tính chất giữ nhiệt tốt cho cơ thể vào mùa đông.

giữ ấm cho trẻ 5
Mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé vào mùa đông với món súp các loại củ

Các loại thực phẩm sẫm màu như màu đen, đỏ, cam, vàng sẽ giúp cơ thể giữ nhiệt tốt.

Mất nước là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ. Vì vậy, việc liên tục cấp nước cho trẻ là lưu ý quan trọng không kém để trẻ luôn khỏe mạnh ngay cả trong thời tiết lạnh mùa đông.

Làm thế nào để giữ ấm cho con vào ban đêm?

– Nhiệt độ phòng phù hợp

Để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào hoặc gió lùa trực tiếp từ cửa sổ.

Giữ phòng ở nhiệt độ phù hợp cũng là yếu tố giúp bé giữ gìn sức khỏe và ngủ ngon. Bạn có thể sử dụng máy sưởi trong phòng ngủ của bé để giữ ấm phòng khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Tuy nhiên, cần lắp đặt thiết bị nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ phòng sao cho phù hợp, tránh để nhiệt độ quá ấm. Đồng thời, các thiết bị máy sưởi cần được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Cũng cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một thau nước nhỏ đặt trong phòng giúp không khí dễ chịu hơn.

Giữ ấm cho trẻ

– Quần áo ấm áp nhưng thoải mái

Nhiều bà mẹ đã chọn cách mặc quần áo thật dày, kín cho con trước khi đi ngủ. Nhưng trên thực tế đây là cách giữ ấm không khoa học. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược và bé dễ viêm phổi. Ở một mức độ nào đó, ủ ấm quá mức còn khiến trẻ bị đột tử.

Mẹ cần chọn quần áo ngủ cho con sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt ở mức độ tốt nhất. Đồ ngủ của bé không nên dày, bí quá và nên chọn các trang phục bằng sợi tự nhiên, mềm, giúp da “thở” được như chất liệu cotton… Những bộ áo liền quần hay đồ body sẽ là chọn lựa ưu tiên cho ngày đông vì có thể đề phòng việc bé bị hở bụng. Cũng tránh đồ ngủ có ruy-băng, dây buộc, đính chuỗi hạt hoặc những chi tiết trang trí khác vì nó có thể gây nguy hiểm cho bé.

– Chọn túi ngủ an toàn, phù hợp

Với tấm trải giường hay chăn mền của bé nên chọn những chất liệu giữ ấm mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng. Nếu cha mẹ lo lắng con sẽ đạp chăn trong lúc ngủ thì nên chọn cho con một chiếc túi ngủ. Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài.

Chọn túi ngủ vừa vặn, không rộng quá hay hẹp quá vì hẹp quá khiến bé khó chịu, bí bách, túi rộng quá bé dễ lọt sâu vào trong, không an toàn. Nên chọn túi không có những sợi lông nhỏ, tránh trường hợp bé có thể hít phải gây ho và ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Đồng thời, trẻ luôn “khua tay múa chân”, dễ thụt lùi xuống nhưng không biết cách trườn lên lại nên mẹ có thể chọn loại túi ngủ cho bé được thiết kế có 3 lỗ với 1 ở phía trên đầu và lỗ ở hai chân hoặc hai tay.

Mẹo nhận biết bé đang quá nóng hoặc quá lạnh

Mẹ cần đảm bảo con mình không bị lạnh hay bị nóng quá mức bằng cách thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ, đặc biệt là vào ban đêm khi con đang ngủ. Nếu sờ lưng thấy trẻ ra nhiều mồ hơi, có nhiều hơi nóng hoặc tóc bị ướt, bạn nên cởi bớt chăn hoặc quần áo. Ngược lại, nếu sờ bụng của trẻ mà thấy lạnh thì phải đắp thêm chăn vào.

Không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.

Những lưu ý mẹ cần tránh làm gì khi giữ ấm cho trẻ

– Không nên đội mũ ấm đi ngủ vì đối với trẻ nhỏ, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Thế nên, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

– Không nên dùng đệm nước ấm hay chăn điện đặt dưới chỗ nằm của bé nhằm phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Nên nhớ trẻ dưới 2 tuổi vẫn chưa thể tự điều chỉnh được thân nhiệt của mình.

Không nên đặt bé ngủ cạnh hoặc trực tiếp với những thứ phát ra nhiệt vì bé rất dễ bị bỏng và có nguy cơ xảy ra cháy nổ gây nguy hiểm cho trẻ. Để an toàn, bạn nên để lò sưởi xa nôi, cũi của bé. Ngoài ra, hãy giữ cho khu vực xunh quanh máy sưởi được gọn gàng, cách xa đồ chơi hay quần áo cũng như các vật dễ cháy khác.

Không nên dùng loại chăn quá nặng đắp vì trẻ nhỏ dưới một tuổi có thể chết ngạt do chăn nặng phủ lên khuôn mặt. Bên cạnh đó, những loại chăn này cũng ủ nhiệt rất cao, dễ gây tình trạng quá nóng đối với bé khi ngủ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x