của bé
Táo bón là chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ sau này.
Theo các chuyên gia y tế, chỉ có khoảng 5% trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh là do các bệnh lý ở đường tiêu hoá như polip đại trực tràng, hẹp đại tràng, túi thừa, dị dạng hậu môn… và một số bệnh liên quan đến yếu tố thần kinh như tự kỷ, bệnh Down, bại não… Còn lại 95% trường hợp táo bón xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt, tác dụng phụ của thuốc.
Vì sao trẻ bị táo bón?
Chế độ sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Trẻ thường mải chơi, nhịn đi vệ sinh dẫn đến phân trở nên khô cứng. Lâu dần trẻ bị táo bón, khó đi ngoài, có cảm giác đau và rát mỗi lần đi vệ sinh.
Ngoài ra, khi trẻ chuyển giai đoạn từ bú mẹ sang ăn dặm, ăn thức ăn đặc hơn hoặc không được cung cấp đầy đủ chất xơ cũng có nguy cơ bị táo bón.
Cũng không ngoại trừ trường hợp, trẻ sống trong môi trường căng thẳng, bị áp lực nên dễ bị táo bón hơn.
Trẻ bị bón mẹ nên làm gì?
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Đối với những trẻ còn đang bú sữa mẹ, trước hết cần đánh giá xem trẻ có được cung cấp đủ lượng sữa chưa. Sau đó sẽ điều chỉnh chế độ ăn của người mẹ cũng như hạn chế tối đa những thực phẩm không tốt như các loại đồ ăn cay nóng, các chất kích thích.Ở trẻ ăn dặm mẹ cần cho ăn đủ nhu cầu, bữa ăn đa dạng cung cấp đủ đạm, chất xơ. Các loại rau xanh như rau dền, rau lang, rau mồng tơi,.. Khi nấu bột, cháo cần xay nhỏ lấy cả nước lẫn rau hoặc băm nhỏ. Bên cạnh đó cho trẻ ăn thường xuyên các loại quả chín như chuối tiêu, đu đủ, cam quýt…. Mẹ cũng đừng quên việc uống đủ nước.
Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoặc lớn hơn, cha mẹ vừa phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vừa tăng cường chất xơ trong rau quả, uống đủ nước. Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung thêm sữa chua để kích thích tiêu hóa.
Nếu việc ăn hoa quả hàng ngày đã làm trẻ “ngán”. Cha mẹ cũng có thể biến tấu dễ dàng bằng việc làm sinh tố từ rau quả cho trẻ uống. Trong một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc nhuận tràng.
Cho trẻ vận động thường xuyên
Với trẻ sơ sinh, mẹ nên tập cho các bé các động tác nhẹ nhàng bao gồm các bài tập về tay, chân, mat-xa bụng.
Với trẻ lớn, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời cũng như tham gia các môn thể thao. Tránh để trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại.
Giai đoạn trẻ mới đi lớp, mẹ có thể kết hợp cùng cô để con nhanh chóng làm quen với môi trường, bạn bè mới. Hạn chế tình trạng con ngại ngùng nhịn đại tiện lâu dần dẫn tới táo bón.
Cho trẻ đi khám bác sĩ
Khi gặp các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu… Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Liên hệ ngay theo hotline Normagut để nhận được tư vấn nhanh nhất.
-
Chương trình Tặng Sữa Miễn Phí từ Enfa
Các Mom nhanh tay vào đăng kí nhận sữa miễn phí nè -
Con 8 tuổi suýt vỡ ruột, tử vong vì lý...
5000 trẻ em mới có 1 trẻ mắc bệnh mang nhiều biến chứng nguy hiểm này. Vì sự chủ quan của gia đình, bé K. suýt tử... -
Tác hại của sinh mổ: Trẻ có 5 thiệt...
Chào đời luôn là một khởi đầu tốt đẹp của bé và của mẹ. Bé có thể đến với thế giới này bằng cách trẻ sinh thường...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!