Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: undefined
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/12/2020

Ăn dặm truyền thống có kết hợp được với ăn dặm kiểu Nhật không?

Ăn dặm truyền thống có kết hợp được với ăn dặm kiểu Nhật không?
Bé yêu bước vào giai đoạn ăn dặm nên mẹ đang tìm hiểu nhiều phương pháp cho bé ăn dặm làm sao để bé phát triển tốt nhất. Ngoài phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay thực đơn ăn dặm truyền thống, gần đây còn phương pháp kết hợp Nhật – Việt khiến mẹ cũng bối rối vô cùng.

Đầu tiên, hãy điểm qua lại một quy tắc cơ bản nhất: Mẹ không nên dùng thực đơn ăn dặm cho bé trước 6 tháng mà hãy đợi đến khi bé tròn 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chuẩn bị tốt cho quá trình ăn dặm, đã có thể tiết ra đủ men tiêu hóa để “xử lý” những thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

1. Ăn dặm truyền thống là thế nào?

Với phương pháp ăn dặm truyền thống, các mẹ sẽ xay nhuyễn thực phẩm tạo thành hỗn hợp, thường là bột ăn dặm kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Đây là kiểu ăn dặm phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Cha mẹ có thể đút cho con ăn hết lượng thực phẩm mong muốn. Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ ngày đầu tập ăn và khả năng tăng cân tốt.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống:

Ngay từ những ngày đầu, bé đã có thể ăn số lượng nhiều nên dễ tăng cân khỏe mạnh.

Hệ tiêu hoá của bé được hỗ trợ nhờ thức ăn được xay nhuyễn

Chế biến đơn giản, không mất thời gian quá nhiều, phù hợp với những mẹ bận rộn

Dễ được sự ủng hộ và chấp nhận của gia đình

2. Ăn dặm kiểu Nhật là thế nào?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không khuấy bột. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp. Khi ăn, bé được đặt ngồi trên ghế như người lớn, không vừa ăn vừa chơi hay xem tivi. Nếu bé không muốn ăn, mẹ tuyệt đối không được hối thúc bé.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Bé có thể có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn

Bé làm quen với mùi vị từng loại thực phẩm.

Có thể tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn.

Tạo thói quen ngồi ăn, nâng cao tự lập cho bé

Bé có thể học được kỹ năng nhai và nuốt sớm

Tuy nhiên, chưa thấy y văn chính thống đề cập đến kiểu ăn dặm này và cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của nó. Vả lại, hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này chưa hoàn chỉnh để điều chỉnh, phân bố men tiêu hóa thích hợp cho từng loại thức ăn riêng biệt. Sinh lý tiêu hóa là khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ tiết ra một phức hợp các men tiêu hóa cho 4 nhóm thực phẩm cơ bản (đạm, bột đường, béo và vitamin – khoáng chất – chất xơ) Vậy nên các mẹ nên xem phương pháp ăn dặm kiểu Nhật như một nguồn tham khảo thôi nhé.

3. So sánh 2 cách ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống

Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về hai phương pháp này, chúng ta hãy cùng đặt lên bàn cân các cách ăn dặm này:

+ Về chế độ ăn

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

Giai đoạn đầu của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản, bé sẽ ăn dặm mỗi ngày 1 bữa dặm, các bữa còn lại cho bú sữa theo nhu cầu trẻ. Đến giai đoạn sau, mỗi ngày bé ăn 2-3 bữa mặn giống thời gian của người lớn và 2 các bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính. Trong giai đoạn đầu, theo khuyến cáo của WHO, dạ dày bé có khả năng chứa ≤ 30g/kg cân nặng. Vậy bé chỉ ăn 50-70 g cả cháo nghiền lẫn thức ăn mỗi bữa.

Phương pháp ăn dặm truyền thống:

Phương pháp này sẽ xay nhuyễn bột ăn dặm kết hợp với rau củ lúc ban đầu và thịt, cá giai đoạn sau. Bột ăn dặm của bé cũng được điều chỉnh như sau:

– Từ bột ngọt đến bột mặn.

– Số lượng từ ít đến nhiều.

– Độ đặc cũng tăng dần theo độ tuổi của bé.

Ăn dặm truyền thống cho phép bé có thể ăn nhiều ngay từ đầu nên mẹ chỉ cần lưu ý chế biến với định lượng hợp lý sẽ giúp bé tăng cân khỏe mạnh.

Bảng so sánh chế độ ăn giữa phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống:

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm truyền thống

5 – 6 tháng

2 bữa ăn dặm + 3 cữ sữa

Cơm 1 : 4.5 nước

Gạo 1 : 10 nước

6 – 9 tháng 2 bữa ăn dặm + 4 – 5 cữ sữa + 1 – 2 cữ nước hoa quả

7 – 8 tháng 2 bữa ăn dặm + 3 cữ sữa

Cơm 1 : 3 nước

Gạo 1 : 7 nước

9 – 12 tháng 2 – 3 bữa ăn dặm + 4 cữ sữa + 2 cữ nước hoa quả

9 – 11 tháng 3 bữa ăn dặm + 2 cữ sữa

Cơm 1 : 2 nước

Gạo 1 : 5 nước

12 – 24 tháng 3 bữa ăn dặm + 3 cữ sữa + 2 – 3 cữ nước hoa quả

+ Về kỹ năng ăn

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

Theo quan điểm của các mẹ Nhật, bé bắt đầu có phản xạ nhai vào 7 tháng tuổi. Do đó, thức ăn cho bé cần được làm thô hơn. Chính nhờ đó mà khi được 7 tháng, bé sẽ được tập ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7. Cháo được nấu nguyên hạt lợn cợn sẽ giúp bé yêu phát triển kỹ năng nhai và nuốt thô hơn.

Sang 9 tháng, bé chuyển sang cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5. Lúc này, dù bé chưa đủ răng nhưng bé đã có thể nhai tốt bằng lợi. Vì vậy, các miếng thực phẩm thức ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dù to nhưng thường được làm mềm để bé vẫn nhai được. Và đến 1 tuổi là bé có thể nhai cơm và ăn cơm dù chưa đủ răng. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện để thích ứng với nhiều khả năng riêng rẽ

Phương pháp ăn dặm truyền thống:

Với cách ăn dặm này, mẹ sẽ đút bé bằng muỗng còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Bé có thể ăn được nhiều nhưng việc xay nhuyễn thực phẩm khiến bé khó phần biệt được mùi vị. Song song đó, khi cho bé ăn một thực phẩm mới, mẹ cần cho bé ăn với số lượng ít để kiểm tra xem có gây dị ứng cho bé không nhé.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng phương pháp này sẽ làm bé không phát triển được kỹ năng nhai cần thiết. Thực tế đây không phải là khuyết điểm của phương pháp này mà là do mẹ chưa chế biến thức ăn phù hợp với bé. Mẹ cần cho bé ăn theo giai đoạn với độ thô của thức ăn tăng dần (từ xay nhuyễn cho mềm mịn, băm nhỏ đến thái hạt lựu, loãng rồi đặc dần) nhưng tuyệt đối không nên ép bé tăng tốc nhanh quá chỉ vì muốn tăng kỹ năng nhai của bé.

4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống, nên hay không?

Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống cho bé yêu. Phương pháp 2 trong 1 này sẽ giúp bé quen dần mùi vị và rèn phản xạ nhai cho bé theo từng cấp độ nữa đấy. Hãy nhớ khi kết hợp cả hai phương pháp, mẹ cần tuân thủ những yêu cầu và nguyên tắc sau nha:

Bột ăn dặm của bé bao gồm: tinh bột (cháo, nui, mì, bánh mì) + chất xơ (rau, củ, quả) + đạm (trứng, thịt, cá) + chất béo (dầu thực vật, dầu cá,…). Các bé 6 tháng, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột vị ngọt từ trái cây, rau củ. Khi bé 7 – 8 tháng, mẹ có thể cho bé ăn cá, thịt đỏ. Đến khi bé 9 – 11 tháng, bé có thể ăn thêm tôm.

Cho bé tập ăn riêng từng món để bé cảm nhận và phân biệt mùi vị. Nếu bé không thích món nào đó, mẹ có thể tạm dừng và cho bé ăn lại sau 3 ngày.

Mỗi bữa ăn của bé không nên kéo dài hơn 30 phút và luôn phải có không khí vui vẻ, thoải mái. Tuyệt đối không nên ép bé ăn mà nên luôn tươi cười, động viên bé.

Nếu bé thái độ phản đối hay không chịu ăn , mẹ nên cho bé dừng ăn và cho bé bú. Không nên tạo thói quen xấu cho bé như:

– Vừa ăn vừa chơi, vừa đi dạo hoặc phải khua chiên múa trống.

Khi bé bị ốm, dễ bị trớ lúc ăn, mẹ nên cho bé ăn riêng từng loại thức ăn (cháo, rau củ, thịt cá đều ăn riêng…). Có thể cho bé ăn cháo trắng nấu loãng để dễ nuốt hơn. Cho bé ăn từng ít một, chia làm nhiều bữa hơn bình thường. Bù vào đó, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa để đảm bảo bé không bị thiếu chất.

Chúc bé của mẹ sẽ mau ăn chóng lớn và phát triển toàn diện nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x