Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/01/2021

Tiểu đường thai kỳ: Ăn sao cho đúng, hiểu sao "cho chuẩn"?

Tiểu đường thai kỳ: Ăn sao cho đúng, hiểu sao "cho chuẩn"?
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng thuốc

Nhắc đến tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng “ớn”. Không chỉ bởi bầu mà phải ăn kiêng khem chọn lọc mà quan trọng hơn là thèm đủ thứ, mê món ngon nhưng vẫn phải nhịn miệng.

Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng về tiểu đường thai kỳ. 90% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát căn bệnh này nhờ một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với những bài tập thể dục và tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Đối với những phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế những thực phẩm có nhiều đường và tinh bột, vì những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết của bạn do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Mẹ bầu nên đặc biệt hạn chế những thực phẩm dạng này trong chế độ ăn hằng ngày. Những thực phẩm có carbohydrate đơn giản bao gồm bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt, hủ tiếu…

Ngược lại với carbohydrate đơn giản, carbohydrate phức tạp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, do tốc độ hấp thu đường diễn ra chậm hơn. Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng của bà bầu nên có nhiều carbohydrate phức tạp và ít chất béo bão hòa. Một số thực phẩm có carbohydrate phức tạp:

  • Bánh mì làm từ lúa mì
  • Táo, cam, lê, đào
  • Đậu
  • Bắp

Cắt bớt khẩu phần ăn hằng ngày không giúp bạn ổn định lượng đường trong máu. Thay vì vậy, mẹ bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn. Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Bạn có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ sau mỗi bữa.

6. Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì? Hạn chế những thực phẩm nhiều đường

Loại bỏ bánh ngọt, các loại thức uống có ga, nước ép trái cây, các loại chè… ra khỏi “tầm ngắm”. Đường trong những loại thực phẩm này sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu của bạn. Nếu uống nước trái cây, mẹ nên pha loãng chúng với nước để hạn chế bớt lượng đường.

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?

Người tiểu đường nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng chỉ nên ăn 1 quả trứng/tuần. Nếu người mắc bệnh tiểu đường mà tiếp tục ăn trứng mỗi ngày thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi:

  • Mẹ bầu có nhiều nguy cơ mắc tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, làm tăng nguy cơ sảy thai…
  • Thai nhi có nguy cơ tử vong hoặc dị tật, chậm phát triển, thai to dễ bị sang chấn như gãy xương đòn, trật khớp vai, dễ suy hô hấp, giảm sự trưởng thành của phổi…

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Nếu với chế độ ăn uốngcó thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì thai nhi vẫn phát triển bình thường không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ.

Sinh mổ hay sanh ngã âm đạo phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa khó có thể dự đoán được trong thai kỳ sớm. Khi gần sanh, và vào chuyển dạ thì dự đoán sẽ đúng hơn.

Tiểu đường thai kỳ suy cho cùng vẫn không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và kiểm soát tốt bởi chế độ ăn uống trong suốt quá trình mang thai. Đừng quá lo lắng mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x