Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Tuấn Anh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/01/2024

Vệ sinh vùng kín bé gái đúng cách và an toàn cha mẹ nên biết

Vệ sinh vùng kín bé gái đúng cách và an toàn cha mẹ nên biết
Liệu vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh và bé gái nhỏ chỉ bằng nước thông thường sẽ làm sạch và an toàn?

Cấu tạo vùng kín bé gái khó tắm rửa sạch hơn các bé trai nên là nơi ẩn mình của vi khuẩn, chất bẩn,… Vùng kín bé gái cũng rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thành phần hóa học từ sữa tắm và dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên biệt dùng cho bé, tiếp xúc trực tiếp lên vùng da nhạy cảm ở bộ phận sinh dục. Điều này khiến mẹ luôn băn khoăn về việc chọn lựa sản phẩm tắm rửa và vệ sinh vùng kín cho bé gái.

Dưới đây là cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh và bé từ 1 tuổi trở lên để mẹ có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con.

1. Tầm quan trọng của việc vệ sinh vùng kín cho bé gái

Vùng kín bé gái mới sinh thỉnh thoảng sẽ có một số dấu hiệu khiến mẹ hoang mang. Mẹ sẽ thấy rằng môi ngoài âm đạo của bé đang sưng tấy trong khi da âm hộ lại mịn màng hoặc hơi nhăn nhưng đây là những biểu hiện hết sức bình thường. Vùng kín bé gái sẽ có thể tiết ra một chút máu hoặc dịch trắng do ảnh hưởng từ nội tiết tố của mẹ nhưng sẽ hết trong vài ngày. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài và dịch âm đạo có mùi hôi mẹ phải đưa bé đi bác sĩ ngay!

chăm sóc vùng kín bé gái 1

Cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái có nhiều nếp gấp nên là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Do dó, cách vệ sinh vùng kín cho bé gái cũng phức tạp hơn.

Trong giai đoạn nhũ nhi bé gái dễ bị mắc các bệnh phụ khoa do thiếu estrogen như bị dính môi nhỏ với các triệu chứng: viêm vùng da môi nhỏ và bị dính vào nhau che kín lỗ âm đạo và lỗ tiểu; khi đi tiểu, nước tiểu có thể chẽ ra các tia mà không thành dòng; nhiễm khuẩn đường tiểu…

Ngoài ra trẻ còn có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn, giun kim, bụi bẩn, đặc biệt, “quần chíp” quá chật hoặc ẩm ướt, quần áo cũ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây bệnh.

Vai trò của vệ sinh vùng kín bé gái

Chính vì những lý do mới thấy rằng, nếu không vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách thì chính là đang góp phần cho các bệnh lý, vi khuẩn tấn công bé. Nếu cha mẹ vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách thì có thể ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, hạn chế tình trạng mắc các bệnh về da và giúp vùng kín bé gái thơm tho hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

2. Nguyên tắc cần nhớ khi vệ sinh vùng kín cho bé gái

Nếu vệ sinh vùng kín cho bé gái không đúng cách, cha mẹ có thể làm tổn thương vùng kín của bé, thậm chí làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con. Do đó, cha mẹ cần nhớ nguyên tắc chung khi vệ sinh vùng kín cho bé gái dưới đây.

  • Rửa tay sạch trước khi vệ sinh vùng kín cho bé: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ tay người lớn sang vùng kín của bé.
  • Dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín cho bé: Không nên dùng xà phòng hoặc các sản phẩm vệ sinh có mùi hương vì có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên của vùng kín, gây viêm nhiễm.
  • Vệ sinh theo chiều từ trước ra sau: Việc này sẽ giúp tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo của bé. Với bé nhỏ, mẹ có thể nhúng một khăn mềm vào nước ấm, vắt ráo nước và lau nhẹ nhàng vùng kín của bé theo chiều từ trước ra sau.
  • Không thụt rửa sâu vào âm đạo: Thụt rửa sâu có thể làm tổn thương niêm mạc âm đạo và gây viêm nhiễm.
  • Lau khô vùng kín sau khi rửa bằng khăn mềm sạch: Thói quen này giúp vùng kín của bé khô thoáng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
  • Thay bỉm cho bé thường xuyên: Bỉm ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm vùng kín của bé, vì vậy nên thay bỉm cho bé 2-3 tiếng/1 lần.
  • Hướng dẫn bé vệ sinh vùng kín đúng cách khi bé lớn hơn: Dạy bé không nên mặc quần lót quá lâu, nếu ở nhà có thể thả rông. Quần lót của bé cũng cần được thay thường xuyên, giặt sạch sẽ và phơi dưới nắng để tránh vi khuẩn. Bé cũng nên biết cách vệ sinh vùng kín sau khi tiểu tiện và giữ vùng kín thông thoáng, khô ráo.
Nếu bé gái có biểu hiện bất thường ở vùng kín như ngứa, sưng, rát, có dịch tiết bất thường,… thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

>> Xem thêm: Bộ phận sinh dục bé gái như thế nào là bình thường? Điều mẹ cần biết

3. Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái

3.1 Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái dưới 1 tuổi

Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái dưới 1 tuổi
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái dưới 1 tuổi

Cấu tạo vùng kín bé gái đặc biệt và phức tạp, thêm vào đó làn da lại vô cùng mỏng và non nớt, khiến bé rất dễ bị hăm đỏ ở vùng kín, do đó khi vệ sinh mẹ cần chú ý, vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.

Mẹ cần làm sạch tay và sử dụng vải bông mềm ẩm, tách nhẹ môi âm hộ của bé, lau từ trước ra sau rồi lau vùng xương mu, vùng bụng dưới rốn. Thay chiếc khăn bông ướt khác để lau bẹn, hậu môn và xung quanh. Sau đó, dùng một chiếc khăn bông mềm và khô khác để lau khô vùng kín bé gái.

Đối với bé sơ sinh, làn da vô cùng nhạy cảm do đó mẹ nên chọn loại sữa tắm vừa làm sạch da toàn thân của bé an toàn, mềm mại; vừa có thể dùng vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh bởi dịu nhẹ, không kích ứng da bé.

3.2 Vệ sinh vùng kín cho bé gái từ 1 tuổi

Với bé gái từ 1 tuổi trở lên mẹ thường chú trọng đến sự phát triển và chế độ sinh dưỡng nhưng chủ quan trong việc chăm sóc vùng kín của bé vì nghĩ chỉ phụ nữ trưởng thành mới bị viêm nhiễm phụ khoa. Nhưng sự thật là, vùng kín của bé ở mọi độ tuổi cần được chăm sóc đúng cách.

Bộ phận của bé lúc này vẫn còn non nớt, dễ tổn thương và dễ bị viêm nhiễm phụ khoa với triệu chứng như hăm đỏ, hôi ngứa, ra dịch bất thường do cấu tạo bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn thiện, pH âm đạo nghiêng về trung tính tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm men xâm nhập gây viêm nhiễm.

Vì chủ quan, nhiều mẹ thường vệ sinh cho bé bằng dung dịch vệ sinh của người lớn hoặc nấu nước lá trầu để rửa cho bé. Những cách này hoàn toàn sai và có thể ảnh hưởng đến vùng kín bé gái vì trong dung dịch vệ sinh người lớn và nước lá trầu bà có thành phần sát trùng khá cao sẽ gây tổn thương phần da mỏng và non yếu của bé ở vùng kín.

Với bé gái từ 1 tuổi, mặc dù cơ quan sinh dục của bé đã phát triển hơn nhưng mẹ vẫn nên rửa vùng kín của bé bằng nước ấm cho an toàn. Nếu muốn chọn sữa tắm, dầu gội hay sản phẩm rửa vùng kín, nên chọn lựa sản phẩm chuyên biệt cho bé gái từ 1 tuổi trở lên để đảm bảo tính an toàn và giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh (viêm da tiết bã): 7 cách trị đơn giản và hiệu quả

3.3 Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái 3 tuổi

Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái 3 tuổi
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái 3 tuổi
  • Bước 1: Hãy rửa sạch tay trước khi vệ sinh vùng kín cho bé để tránh vi khuẩn lây từ tay mẹ sang cơ quan sinh dục bé;
  • Bước 2: Nhẹ nhàng vệ sinh ngoài vùng kín bằng nước sạch theo chiều từ trước ra sau và không thụt rửa sâu vào âm đạo sẽ khiến niêm mạc bộ phận này bị tổn thương;
  • Bước 3: Vệ sinh xong hãy lau sạch sẽ bằng khăn mềm khô từ trước ra sau;
  • Bước 4: Mặc quần cho bé. Chất liệu quần lót bên trong nên là loại mềm mại, vừa vặn không thít chặt hoặc quá lỏng, thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.

>> Bên cạnh bé gái, mẹ cũng có thể tham khảo: Bé trai bị sưng bộ phận sinh dục là bệnh gì? Mẹ phải biết!

3.4 Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái 4 tuổi

Các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái 4 tuổi mẹ nên lưu ý:

  • Bước 1: Dùng nước mát để rửa sạch xung quanh phần âm đạo. Chỉ dùng nước bình thường không được cho thêm bất cứ hương liệu hay hóa chất gì;
  • Bước 2: Sử dụng vòi sen hoặc gáo múc nước dội vào vùng kín của bé với lực nước vừa phải. Không cần tách môi bé và môi lớn ở âm đạo ra để rửa;
  • Bước 3: Dùng khăn khô mềm thấm nước từ trước ra sau rồi mặc quần cho trẻ.

3.5 Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái 5 tuổi

Ở lứa tuổi này hầu hết các bé đã có thể tự mình vệ sinh vùng kín và dùng được các sản phẩm vệ sinh cá nhân dành cho trẻ em. Điều quan trọng là các mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách và lựa chọn các sản phẩm phù hợp, lành tính đúng chức năng sử dụng.

Trước tiên mẹ cần hướng dẫn trẻ các bước vệ sinh vùng kín đúng cách, khi dùng thêm nước rửa phụ khoa cho trẻ cần nghiên cứu kỹ bảng thành phần cũng như phương pháp sử dụng để tránh tình trạng kích ứng cho làn da của bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ 2-5 tuổi nặng bao nhiêu kg là phát triển bình thường?

4. Một số sai lầm khi vệ sinh vùng kín cho bé gái

Một số sai lầm khi vệ sinh vùng kín cho bé gái
Một số sai lầm khi vệ sinh vùng kín cho bé gái

Dưới đây là một số sai lầm khi vệ sinh vùng kín cho bé gái mà cha mẹ cần tránh:

  • Sử dụng sữa tắm, xà phòng, dung dịch vệ sinh của người lớn để vệ sinh vùng kín cho bé gái. Sữa tắm, xà phòng, dung dịch vệ sinh của người lớn thường chứa các thành phần hóa học mạnh, có thể gây kích ứng da bé, thậm chí là làm mất cân bằng pH vùng kín của bé.
  • Vệ sinh vùng kín cho bé gái bằng nước muối. Nước muối có tính kiềm cao, trong khi độ pH âm đạo bình thường là trung tính. Vệ sinh vùng kín cho bé gái bằng nước muối có thể làm mất cân bằng pH vùng kín, khiến bé dễ bị viêm nhiễm.
  • Thụt rửa sâu vào âm đạo của bé. Thụt rửa sâu vào âm đạo của bé có thể làm tổn thương niêm mạc âm đạo, khiến bé dễ bị viêm nhiễm.
  • Không thay bỉm cho bé thường xuyên. Bỉm ướt, bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây viêm nhiễm vùng kín cho bé.
  • Không hướng dẫn bé cách vệ sinh vùng kín khi bé lớn hơn: Bé không biết cách vệ sinh vùng kín hay ngại, không cởi mở về những vấn đề vùng kín mình mắc phải, khiến các tình trạng ở vùng kín ngày càng trở nặng hơn.

5. Những điều cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái

  • Sau khi rửa cho bé, mẹ không nên đóng bỉm ngay mà để khô thoáng 20 phút rồi hãy đóng bỉm, không nên đóng bỉm lâu hơn 4-6 giờ/ngày sẽ khiến bé dễ bị hăm tã.
  • Không kỳ cọ quá mạnh vào vùng kín bé
  • Mẹ chú ý không kỳ cọ quá xát và mạnh vào vùng kín bé
  • Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo và dùng xà phòng thông thường để vệ sinh vùng kín cho bé.
  • Ngoại trừ 1 lần vệ sinh vùng kín cho con bằng dung dịch vệ sinh chuyên biệt. Thì mỗi lần bé đi tiểu tiện hoặc đại tiện mẹ nên vệ sinh bằng nước ấm cho con. Trường hợp vùng kín của bé có mùi, màu lạ hoặc dịch tiết âm đạo gây ngứa ngáy, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám vì có khả năng đây là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.

Hi vọng thông tin đã phần nào cung cấp kiến thức cho mẹ biết cách chăm sóc vùng kín cho bé yêu an toàn và sạch sẽ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x