của bé
Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt không đơn thuần là biểu hiện của dị ứng. Rất nhiều vấn đề về da khác cũng dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ này. Phải làm sao để phân biệt được đâu là nguyên nhân chính xác của tình trạng nổi mẩn này và xử lý đúng cach
Nội dung bài viết

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt
Thay đổi đột ngột từ môi trường an toàn, vô trùng trong bụng mẹ ra bên ngoài, việc trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt cũng rất dễ gặp. Thực ra, khi bị kích ứng da, trẻ sơ sinh không chỉ bị nổi mẩn đỏ trên mặt hay cổ mà còn có thể nổi rải rác ở khắp toàn thân từ chân, tay cho đến lưng. Mặc dù nhìn không được nhẵn nhụi, nhưng bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì tình trạng nổi mẩn này rất dễ gặp ở hầu hết các em bé sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt và cách phòng ngừa.
1. Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt do mụn sữa
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất dễ gặp ở các em bé mới sinh và trong khoảng 3 tuần đầu. Mụn sữa có thể xuất hiện li ti ở mặt, cổ, tay chân và lưng vài tuần đến nhiều nhất là 3 tháng sẽ tự biến mất mà bố mẹ không cần can thiệp gì. Nguyên nhân là do thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết.
Khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt do mụn sữa, mẹ cần lau người cho bé sạch sẽ, thường xuyên, thay quần áo cho bé và không ủ bé quá nóng, chảy mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu sau 3 tháng mụn sữa của bé không mất hoặc mụn mọc to, có mủ, mẹ cần mang bé đi khám để không nhầm lẫn với bệnh viêm da.

3 lưu ý khi chăm sóc da trẻ sơ sinh Da bé sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, chỉ bằng 1/5 độ dày da người lớn nên rất dễ bị tổn thương. Hơn 90% các bệnh về da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Do vậy, mẹ cần lưu ý 3 điều quan trọng sau để chăm sóc làn da nhạy cảm và non nớt của bé tốt nhất: quần áo và khăn, xà phòng...
2. Mặt trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ vì rôm sảy
Thời tiết ở vùng nhiệt đới rất dễ khiến da trẻ sơ sinh nổi rôm sảy. Thói quen sợ bé lạnh, sợ bé giật mình nên ủ bé quá chặt, quá nóng của bà và mẹ cũng khiến bé sễ lên rôm sảy ở mặt, đầu và lưng. Lúc này các tuyến hồ hôi của bé bị tắc khiến rôm sảy mọc lên. Mẩn đỏ do rôm sảy thường lên từng mảng đỏ và khiến bé ngứa ngáy khó chịu. Khi bé bị rôm sảy, mẹ nên thường xuyên lau người cho bé, để bé mặc quần áo thoáng mát và không quấn khăn. Đặc biệt, bố mẹ cũng cần tạo không khí phòng thông thoáng, bât quạt nhẹ để không khí lưu thông. Nếu cho bé bú, mẹ không nên ăn các loại thức ăn nóng như mít, nhãn, sầu riêng, vải… mà nên uống nhiều nước và ăn rau.
3. Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt do phát ban
Da trẻ sơ sinh thường có những vết đỏ như muỗi đốt kèm đẩu mủ li ti trắng hoặc vàng trên da mặt. Các vết ban này thông thường sẽ tự biến mất sau vài ngày. Mẹ cần tránh chà xát vùng da này và không nặn mụn của bé.
4. Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt do hăm da
Nhiều bé có da dị ứng rất dễ bị hăm do thời tiết nóng và mặc quần áo nóng bí. Không chỉ hăm tã, nhiều bé bị hăm ở cổ, vành tai, cổ tay, chân, nách… Mẩn đỏ do hăm thường đỏ thành mảng và căng bóng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, da vùng này dễ bị trầy và tạo mủ khiến bé ngứa, đau, quấy khóc.
Khi bé bị hăm, mẹ nên vệ sinh vùng da này sạch sẽ. Dùng kem chống hăm để bôi cho bé. Hạn chế cọ sát vùng da bị hăm. Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi cho trẻ. Nếu vùng hăm lớn và lên mủ, mẹ cần cho bé đi khám để được kê đơn các loại kem vôi và sữa tắm đặc trị.
5. Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt do lác sữa
Lác sữa còn gọi là chàm sữa, thường xuất hiện ở các bé có cơ địa dị ứng. Đây là bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở bé từ 2 tháng đến 2 tuổi. Những gia đình có cha mẹ có tiền sử dị ứng, bé sẽ dễ bị lác sữa. Lác sữa khiến da bé khô, bong tróc và nứt gây đau.
Với những bé có cơ địa dị ứng như vầy, mẹ nên tránh ăn những thực phẩm dễ gây ngứa như hải sản, bơ đậu phộng, một số loại hạt… Khi tắm, mẹ nên dùng xà bông có độ tẩy rửa dịu nhẹ, có thể dùng dung dịch sát khuẩn để lau da cho bé. Cho bé mặc quần áo rộng, mát. Trong một số trường hợp, bé cần được đi khám bác sĩ để có thuốc bôi chống khô da, nứt nẻ.

Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh: Những vấn đề về da bé sơ sinh dễ mắc phải Da bé nhạy cảm và dễ mắc những bệnh ngoài da do tác động bên ngoài, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Vì vậy, hãy luôn giữ cho bé một làn da khỏe mạnh, an toàn.
6. Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt vì dị ứng
Dị ứng thời tiết là một dạng phổ biến nhất. Khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc với các tác nhân khác như phấn hoa, khói thuốc cũng khiến da bé ngứa ngáy và nổi mẩn. Một số em bé dị ứng với đạm có trong sữa bò. Dấu hiệu dễ thấy là trẻ nổi nốt đỏ quanh miệng sau đó lan ra khắp mặt.
Nổi mẩn do dị ứng thường không có thuốc điều trị và phòng ngừa. Mẹ chỉ có thể hạn chế cho trẻ bằng cách tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Khi biết trẻ dị ứng với loại thức ăn nào đó, mẹ cần tránh cho bé ăn. Không cho trẻ chà xát lên vùng da dị ứng gây trầy xước. Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt do dị ứng, mẹ nên cho bé bổ sung vitamin qua thực phẩm ăn dặm hoặc qua chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú để tăng sức đề kháng cho bé
7. Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở mặt vì mụn nhọt
Mụn nhọt ở trẻ rất dễ nhận biết vì mụn xuất hiện riêng lẻ từng cái và sưng to. Một số mụn có thể bị mủ. Với những trẻ bị mụn nhọt, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để lau vùng da bị mụn. Sau đó tắm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, thoáng mát. Có thể bôi thuốc tím để mụn nhanh khô và sát khuẩn. Mẹ không nên tự ý nặn mụn cho trẻ. Nếu mụn lên nhiều và có mủ, mẹ cần đưa trẻ đi khám, không tự ý mua thuốc bôi có thể gây nhiễm trùng.
Nguồn: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/common-childhood-rashes#
https://www.healthline.com/health/childrens-health/baby-acne-or-rash
https://www.healthline.com/health/how-to-spot-and-take-care-of-your-babys-rash
-
Truy tìm nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốtTrẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể do nhiều nguyên nhân. Cùng MarryBaby truy tìm "thủ phạm" và tìm cách bảo vệ con yêu, mẹ nhé!
-
Chăm sóc bé sơ sinh: Bảo vệ làn da mỏng manhChăm sóc bé sơ sinh là nhiệm vụ khó nhằn mà các mẹ bắt buộc phải hoàn thành xuất sắc. Trẻ mới sinh rất yếu đuối và mỏng manh, đặc biệt là làn da bé. Nếu không dành sự chăm sóc đặc biệt, bé rất dễ...
-
Chăm sóc da trẻ sơ sinhKhi tiết trời nắng nóng, các bậc phụ huynh chỉ nên tắm, gội cho bé để ngừa rôm sảy, tuyệt nhiên không nên lạm dụng nước hoa cho bé với mục đích làm giảm đi các mùi khác như mùi cơ thể bé chưa tắm,...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
kt_pham
nếu bé bị rôm sảy mẹ có thể nấu nước lá cây rau dền gai để tắm cho bé, rôm sảy sẽ hết ngay nè
kt_pham
chú ý phân biệt các loại mụn đỏ trên da con để có cách xủ lý kịp thời, không nên tự ý bôi thuốc linh tinh sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn mẹ nhé.