Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 15/08/2023

Trẻ sơ sinh không đi tiểu được phải làm sao? Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh không đi tiểu được phải làm sao? Cách khắc phục
Bí tiểu là trường hợp có thể bất kì ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không đi tiểu được sẽ quấy khóc và khiến ba mẹ lo lắng.

Trẻ sơ sinh không đi tiểu được rất thường hay xảy ra. Tuy nhiên, nếu trường hợp này kéo dài và liên tục sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về vấn đề trên và cách để khắc phục giúp con vui khỏe mỗi ngày.

Để biết tình trạng trẻ sơ sinh không đi tiểu được có đáng lo hay không? Và liệu trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi không đi tiểu có sao không? Mẹ cần biết tần suất đi tiểu của bé.

1. Hiện tượng bí tiểu ở trẻ nghĩa là gì?

Thông thường, bàng quang của trẻ sơ sinh có thể chứa một lượng nước tiểu khoảng 60–300ml. Khi chứa đầy nước, bàng quang sẽ phát tín hiệu buồn tiểu và khiến trẻ đi tiểu. Nếu bé không đi tiểu được trên 12 giờ có nghĩa là trẻ sơ sinh không đi tiểu được hay còn gọi là bí tiểu. Đây là một trong những tình trạng cần được xử lý cấp tốc. Vì nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cho sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì đi tiểu? Thông thường, trong 24h đầu tiên của cuộc đời không phải bé sơ sinh nào cũng đi tiểu. Nếu có thì con cũng chỉ đi 1 lần. Điều đó có thể do chức năng thận của bé chưa hoàn thiện. Hoặc do trẻ bị thiếu nước vì chưa hấp thụ được nước nhiều và mất nước qua hô hấp, da…

Mỗi trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu từ 6–8 lần/ngày tùy theo lượng sữa trẻ bú được. Nếu sau 2 ngày, trẻ sơ sinh vẫn không đi tiểu thì mẹ nên cho bé thăm khám với bác sĩ ngay nhé.

>> Xem thêm: Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu hồng có sao không?

Trẻ sơ sinh không đi tiểu
Hiện tượng trẻ sơ sinh không đi tiểu được

2. Biểu hiện trẻ sơ sinh không đi tiểu được

Sau đây là biểu hiện nguy hiểm khi trẻ sơ sinh không đi tiểu được mẹ cần chú ý:

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh không đi tiểu được

Trẻ sơ sinh tiểu tiện khoảng 6-20 lần mỗi ngày, trong những tháng tiếp theo số lần tiểu của bé sẽ ít đi và lượng nước tiểu trong 1 lần sẽ nhiều hơn. Nếu trẻ sơ sinh đi tiểu ít rất có thể là dấu hiệu cho biết bé đang bị sốt, thời tiết nắng nóng, hoặc do bé bú ít so với nhu cầu.

3.1 Khẩu phần ăn uống thường ngày

Mẹ không có cho bé bú đủ lượng sữa theo tháng tuổi. Khi trẻ bú ít thì lượng nước tiểu cũng sẽ giảm hẳn.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, bé bị bí tiểu có thể do không nạp đủ lượng rau xanh, trái cây cần thiết. Hoặc ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn với lượng dầu mỡ, đường hóa học nhiều hơn mức bình thường.

3.2 Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi tiểu được

Trẻ có thể bị bí tiểu vì bị táo bón. Vì khi không đi cầu được lâu ngày sẽ làm phân bị ứ đọng ở đường ruột và chèn ép lên đường tiểu của trẻ.

3.3 Rối loạn hệ thần kinh bàng quang

Trẻ bị rối loạn dây thần kinh bàng quang khi mắc một số bệnh như viêm não, viêm tủy sống, viêm mô tế bào… cũng là những nguyên nhân gây bí tiểu.

3.4 Mắc bệnh lý

Tình trạng bí tiểu hay trẻ sơ sinh không đi tiểu được cũng có liên quan đến một số bệnh lý, cụ thể như:

  • Trào ngược bàng quang niệu quản là tình trạng nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên thận. Hầu hết trẻ sơ sinh bị trào ngược bàng quang niệu quản đều sinh ra với niệu quản không phát triển đủ lâu trong bụng mẹ.
  • Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản là sự cản trở dòng nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản đoạn gần. Tắc nghẽn do hẹp khúc nối bể thận – niệu quản thường chỉ xảy ra ở một thận.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới xảy ra khi có sự tắc nghẽn ở mặt đáy hoặc cổ bàng quang. Điều này làm giảm hoặc ngăn dòng chảy của nước tiểu vào niệu đạo để đào thải ra khỏi cơ thể.
  • Nang niệu quản là một bất thường bẩm sinh của niệu quản. Biểu hiện là tình trạng giãn lớn thành nang của đoạn niệu quản cắm vào bàng quang (đoạn niệu quản đi trong thành bàng quang).
  • Hội chứng bụng quả mận là một nhóm dị tật bẩm sinh liên quan đến sự phát triển kém của cơ bụng, sự thiếu hụt cơ bụng, dị tật đường tiểu, và tinh hoàn ẩn nằm trong ổ bụng trong. Hội chứng bụng quả mận thường xảy ra ở trẻ em trai.
  • Teo thực quản bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh cực kỳ hiếm gặp; trong đó thực quản – ống cơ mang thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày – thiếu lỗ mở để thức ăn đi vào dạ dày. Trẻ sinh ra với tình trạng teo thực quản bẩm sinh cũng có thể gặp vấn đề với cột sống, hệ tiêu hóa, tim và đường tiết niệu.
  • Dị tật tim bẩm sinh. Dị tật tim có nhiều mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Trẻ em sinh ra với dị tật tim cũng có tỷ lệ mắc các vấn đề về đường tiết niệu cao hơn so với trẻ em nói chung.

3.5 Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc

Trẻ uống các loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tình trạng bí tiểu. Một số loại thuốc gây tác dụng phụ, trực tiếp ảnh hưởng đến việc bí tiểu ở trẻ đó là thuốc kháng dị ứng Histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co thắt,…

3.6 Các nguyên nhân khác

Còn có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi tiểu được, thông thường là do:

  • Trẻ bị sốt, nôn mửa…
  • Bé trai bị hẹp bao quy đầu.
  • Bé gái bị dị tật dính môi lớn.
  • Thời tiết nóng nực làm cho trẻ bị đổ nhiều mồ hôi hơn dẫn đến ít đi tiểu.
Trẻ sơ sinh đi tiểu ít
Xác định đúng nguyên nhân trẻ sơ sinh không đi tiểu được để điều trị kịp thời

4. Trẻ sơ sinh không đi tiểu được mẹ phải làm sao?

Khi chăm sóc bé sơ sinh, nếu trẻ sơ sinh không thể đi tiểu được như ngày thường, mẹ cần xử trí ngay. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe con yêu.

Bước đầu, mẹ có thể chữa tình trạng trẻ sơ sinh không đi tiểu được theo những cách sau:

  • Tích cực cho trẻ bú nhiều hơn để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ.
  • Trong trường hợp trẻ bị sốt thì càng phải bú nhiều hơn nữa và tìm cách hạ sốt cho con.
  • Mẹ dùng khăn ấm chườm vào vùng bụng dưới rốn của trẻ; đồng thời xi tè để kích thích trẻ tiểu tiện.

Nếu đã thử những cách trên mà tình trạng bí tiểu ở trẻ vẫn không thuyên giảm. Mẹ cần đưa trẻ sơ sinh không đi tiểu được đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Các y bác sĩ có thể thông tiểu cho trẻ sơ sinh bằng cách:

  • Đặt ống thông bàng quang để giải phóng nước tiểu ra ngoài.
  • Cho trẻ uống thuốc lợi tiểu để giúp đi tiểu được dễ dàng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

5. Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh không đi tiểu được

Để phòng ngừa việc trẻ sơ sinh không đi tiểu được hay trẻ sơ sinh đi tiểu ít; mẹ cần theo dõi kỹ thói quen đi tiểu và màu sắc nước tiểu của bé. Dưới đây là những dấu hiệu mẹ nên quan sát:

  • Nước tiểu màu trắng: Trẻ đã được cung cấp sữa đầy đủ. Tuy nhiên, có thể trẻ uống thừa sữa và gây áp lực lên thận của trẻ.
  • Nước tiểu màu vàng sẫm: Có thể là dấu hiệu trẻ bị thiếu nước. Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ cần cho con bú nhiều hơn nữa nhé.
  • Nếu trẻ đã qua giai đoạn sơ sinh đang trong quá trình ăn dặm; mẹ hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh và nước uống để cung cấp chất xơ; ngăn ngừa táo bón và chứng bí tiểu ở trẻ.
  • Mẹ nên cho trẻ đi tiểu ngay khi trẻ cảm thấy mắc tiểu. Mẹ tuyết đối không để trẻ thường xuyên nín tiểu sẽ không tốt cho thận và còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Nước tiểu và phân của trẻ sơ sinh được cho là một loại thước đo tình trạng sức khỏe của bé. Khi thay tã, mẹ hãy nhớ kiểm tra trước khi vứt bỏ. Nếu mẹ phát hiện ra những dấu hiệu bất ổn hãy mang tã của con đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ tìm được hướng chữa trị cho con sớm nhất.

6. Giải đáp thắc mắc về tình trạng trẻ sơ sinh không đi tiểu

6.1 Trẻ 4 tháng tuổi cả đêm không đi tiểu có sao không?

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, số lần đi tiểu trong lúc ngủ của bé giảm dần, bé thường muốn tiểu khi thức giấc và dễ khóc nếu tã bị ướt. Nếu trẻ 4 tháng tuổi cả đêm (trên 6 tiếng) không đi tiểu, kèm dấu hiệu khô môi, ít nước mắt, mẹ cần chú ý để đưa bé đi thăm khám bác sĩ.

6.2 Trẻ 3 tháng tuổi đi tiểu ít có sao không?

Mẹ cần xác định “ít” là như thế nào. Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi cần đi tiểu từ 15 đến 20 lần/ngày; mỗi lần cách nhau từ 15 đến 20 phút. Trường hợp bé tiểu ít hơn, mẹ cần quan sát dấu hiệu bé bị mất nước để bổ sung dịch kịp thời cho con nhé.

6.3 Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi không đi tiểu có sao không?

Câu trả lời là CÓ. Bé 2 ngày sau khi sinh hoàn toàn không đi tiểu, mẹ cần cho bé đi thăm khám với bác sĩ để xác định nguyên nhân.

6.4 Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi không đi tiểu đêm có bất thường không?

Câu trả lời là CÓ. Trẻ 2 tháng tuổi không đi tiểu đêm là một dấu hiệu bất thường, đặc biệt nếu đã quá 8 tiếng rồi bé chưa tiểu. Cha mẹ cần cho bé đi thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt.

6.5 Trẻ sơ sinh 5 tiếng không đi tiểu có sao không?

Câu trả lời tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, 5 tiếng liên tục không đi tiểu có thể là dấu hiệu bất thường. Nếu bé trên 3 tháng tuổi, mẹ quan sát các dấu hiệu mất nước của bé như môi khô, ít nước mắt,… Nhưng tốt hơn hết là đưa bé thăm khám với bác sĩ nhé.

Khi trẻ sơ sinh không đi tiểu được, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và căn cứ vào những dấu hiệu để có hướng điều trị kịp thời. Mẹ cũng đừng quên ghé thăm MarryBaby mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. First Aid: Pain With Urinating (Peeing)
https://kidshealth.org/en/parents/urination-pain-sheet.html
Truy cập ngày: 20/06/2023

2. Urine Tests
https://kidshealth.org/en/parents/labtest7.html
Truy cập ngày: 20/06/2023

3. Baby’s First Days: Bowel Movements & Urination
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Babys-First-Days-Bowel-Movements-and-Urination.aspx
Truy cập ngày: 20/06/2023

4. The Meaning Behind the Color of Urine
https://www.urologyhealth.org/healthy-living/care-blog/2018/the-meaning-behind-the-color-of-urine
Truy cập ngày: 20/06/2023

5. Ask the Experts: What Does the Color of my Urine mean about my Health?
urologyhealth.org/healthy-living/urologyhealth-extra/magazine-archives/winter-2017/ask-the-experts-what-does-the-color-of-my-urine-mean-about-my-health
Truy cập ngày: 20/06/2023

6. Urine Blockage in Newborns
https://www.niddk.nih.gov/-/media/Files/Urologic-Diseases/UrineBlockage_508.pdf
Truy cập ngày: 16/10/2022

x