của bé
Khi trẻ sơ sinh bị khò khè trong cổ họng điều đó đồng nghĩa với việc mẹ phải quan sát và theo dõi từng biểu hiện để sớm tìm ra nguyên nhân.
Nội dung bài viết
Từ sau khi sinh tới thời điểm trẻ dưới 1 tuổi, trẻ chưa thể tự nói lên thay đổi của cơ thể, việc lắng nghe bé rất quan trọng để giúp cha mẹ kịp thời phát hiện nhiều bệnh. Trong đó, trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng là hiện tượng thường xuyên gặp nhất.
Trẻ bị khò khè ở cổ họng khi mắc phải một số bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Cha mẹ thường rất lo lắng khi trẻ xuất hiện trạng thái này. Nguyên nhân vì sao và cách điều trị như thế nào, mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Thở khò khè là như thế nào?
Trẻ sơ sinh thở khò khè là khi tiếng thở của bé phát ra những tiếng khò khè. Mẹ có thể nghe rõ những tiếng này khi áp tai gần miệng, mũi bé. Đặc biệt khi bé ngủ, âm thanh này sẽ giống như tiếng ngáy, đôi khi chúng không đều nhịp.

Lắng nghe tiếng thở của bé để biết chắc bé vẫn ổn
Trẻ còn nhỏ thường rất dễ chịu sự tác động của vi khuẩn khiến phế quản có thể bị sưng, co thắt, phù nề gây khó khăn cho việc hô hấp.
Nguyên nhân phổ biến gây bệnh
Thở khò khè là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh khác nhau, có bệnh nguy hiểm và có bệnh không. Để tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp, đầu tiên mẹ phải xác định nguyên nhân gây ra tiếng khò khè trong hơi thở của trẻ.
- Thở khò khè là dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh viêm phế quản, hen xuyễn hay viêm phổi.
- Bệnh cảm cúm, sốt thông thường cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó thở. Khi mới bị bệnh, trẻ có thể chỉ bị sốt, ho nhưng sau đó ho nhiều và có đờm rất dễ trở nên thở khò khè. Trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám vì có thể bé bị viêm phổi.
- Trẻ bị dị tật bất thường ở hệ hô hấp hoặc dị tật ở phổi cũng có triệu chứng ban đầu là thở khò khè.
- Những tác động bên ngoài cũng ảnh hưởng đến đường thở của bé như gối nằm quá cao, quần áo không phù hợp: quá chật, quá dày, quá nhiều, bé ngủ sấp…

Bệnh hô hấp ở trẻ em: Mối lo lớn của mẹ Có các triệu chứng tương tự như một cơn cảm lạnh nhưng bệnh đường hô hấp cấp có thể "phát triển" thành những triệu chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Thậm chí, bệnh đường hô hấp còn là tiền đề dẫn đến bệnh hen suyễn hoặc gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm...
Điều trị chứng khò khè ở trẻ sơ sinh
Vì có nhiều nguyên nhân dẫn khiến trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, để tìm được phương pháp điều trị thích hợp, mẹ cần quan sát cẩn thận biểu hiện và tình trạng sức khỏe của bé.
Để hạn chế tình trạng thở khò khè, mẹ có thể tiến hành những việc sau: Vệ sinh hệ tai – mũi – họng cho bé sạch sẽ, luôn giữ chúng thông thoáng, không để ứ đờm trong khoang mũi.
Hằng ngày, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm vệ sinh sạch mũi bé:
- Đặt bé nằm ngay ngắn trên giường, giữ đầu bé nghiêng sang một bên.
- Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi bé, đảm bảo độ nghiêng của đầu có thể để nước chảy từ từ vào khoang mũi. Nếu dùng lọ xịt, đặt vòi phun sát vạch lỗ mũi và ấn nhẹ.
- Sau 5 phút, mẹ dùng tăm bông lau lượng nước còn ứ đọng.
- Giữ cơ thể trẻ đủ ấm, hạn chế tình trạng nhiễm lạnh khiến bé sổ mũi. Nếu bé sổ mũi, tình trạng khịt vào làm cho nước mũi chảy ngược vào trong cuống họng gây khó thở.
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm mát và sạch họng.
- Bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé trước khi ngủ, hoặc pha với nước tắm bé.
Khi nào cần lo?
Trẻ bị khò khè ở cổ họng không phải là dấu hiệu quá nặng, tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện một trong các biểu hiện sau, mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại bác sĩ chuyên môn ngay:
- Bé thở khò khè kèm nôn mửa, kèm theo những cơn sốt
- Bé thở khò khè một cách khó khăn, da bé tím tái, xanh xao
- Hiện tượng thở khò khè kéo dài không dứt, kéo dài trên 3 tuần
- Bé dưới 3 tháng tuổi có hiện tượng thở khò khè cần đưa đến bác sĩ ngay
Để hạn chế hiện tượng trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, khó thở hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Ngoài việc chăm sóc bé đúng, mẹ cũng nên để ý đến các vật dụng xung quanh bé, cần:
- Dọn dẹp nhà thường xuyên, đảm bảo không khí không có nhiều bụi bẩn
- Thường xuyên giặt giũ mền, gối của trẻ
- Hạn chế để thú nhồi bông, đồ chơi có nguy cơ chứa nhiều bụi, lông gần bé

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh: Hiểu bệnh để biết cách phòng bệnh! Trẻ sơ sinh bị viêm phổi, nhất là ở những bé 0-3 tháng tuổi sẽ có nguy cơ tái phát nhiều lần sau khi lớn lên. Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để giúp con phòng bệnh.
Cẩn trọng khi trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng không thừa. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường cần đưa ngay tới trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám.
-
"Xử nhanh" khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, thở khò khèKhông chỉ do thay đổi thời tiết hay cảm cúm mà có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngạt mũi thở khò khè. Ba mẹ cần theo dõi bé kỹ lưỡng và đưa ra những cách xử lý thích hợp giúp bé mau...
-
Trẻ sơ sinh thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè. Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn.
-
Xử trí khi bé bị ọc sữa và thở khò khèKhi trẻ thường xuyên trẻ thở khò khè sẽ khiến mẹ lo lắng nghĩ tới bệnh hen suyễn hay các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, khi triệu chứng kết hợp như bé bị ọc sữa và thở khò khè xuất hiện, đó có thể là...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!