của bé
Trẻ bị nổi hạch ở cổ đa phần là do nhiễm vi khuẩn, virus. Hạch thường mềm, lành tính, có kích thước nhỏ, phát triển chậm và trở lại bình thường sau 2-4 tuần chứ không biến mất hoàn toàn.
Nội dung bài viết
Nhiều ông bố bà mẹ đã tìm đến bác sĩ trong tâm trạng lo lắng, thậm chí hốt hoảng khi phát hiện thấy con yêu bị nổi hạch nơi cổ. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không nguy hiểm nếu không đi kèm với những triệu chứng bệnh điển hình.
Nguyên nhân bị nổi hạch ở cổ
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng cổ nổi hạch (nổi hạch ở cổ bên trái hay nổi hạch ở cổ bên phải) thường liên quan đến nhóm bệnh lý:
- Nhiễm trùng (bệnh bạch hầu, sởi, dịch hạch thể hạch, xoắn khuẩn lepto, tăng bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm…)
- Bệnh lao (lao phổi hoặc lao hạch)
- Ung thư (ung thư hạch, hoặc di căn từ nơi khác vào hạch)

Hiện tượng này xảy ra ở trẻ đa phần là do nhiễm vi khuẩn, virus
Hạch thường xuất hiện ở da hoặc các vùng tai – mũi – họng như mô mềm vùng đầu cổ, khoang miệng, lưỡi, họng, thanh quản, tai…
Ngoài ra, một số ít các trường hợp bị nổi hạch do dị ứng, nhiễm siêu vi, phản ứng phụ với loại thuốc nào đó hoặc gặp phải tình trạng rối loạn miễn dịch…
Nổi hạch ở cổ do nhiễm trùng
Những trẻ ở trường hợp này thường rất dễ nhận biết vị trí nhiễm trùng khi các bác sĩ khám tai mũi họng. Mẹ cũng có thể nhìn thấy được hạch như nhọt ngoài da, vết lở loét trong khoang miệng và lưỡi, viêm họng, viêm nướu hoặc áp xe nướu răng.
Hạch ở cổ do nhiễm trùng được xem là bình thường nếu có đường kính nhỏ hơn 1cm, khi sờ nắn thì hạch di chuyển qua lại mà không dính chặt với mô xung quanh, có bờ giới hạn rõ, không đau và mềm vừa phải.
Với nguyên nhân này, trẻ chỉ cần điều trị với thuốc kháng sinh, kháng viêm từ 5 đến 10 ngày là hạch sẽ biến mất.
Cổ nổi hạch do lao
Đặc điểm của hạch do lao là không đau, thường dính nhiều hạch thành từng chùm và thời gian xuất hiện khá lâu. Để xác định chính xác nguyên nhân gây hạch có phải do lao hay không, phương pháp chẩn đoán tốt nhất là sinh thiết hạch.
Nguyên nhân do ung thư
Tính chất của hạch trong trường hợp này rất đặc biệt. Hạch có kích thước lớn hơn 1cm, khả năng di chuyển kém vì dính chặt với mô xung quanh, bờ giới hạn không rõ ràng, đau khi sờ nắn và hạch khá cứng chắc.
Viêm hạch cổ ở trẻ nhỏ, khi nào cần cho trẻ đi khám?
Phần lớn, nổi hạch ở cổ do viêm nhiễm là lành tính và phát triển chậm. Dù vậy, nếu trẻ xuất hiện những cục hạch cùng các biểu hiện bất thường dưới đây, trẻ cần được thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe lâu dài của trẻ:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C
- Trẻ có biểu hiện của tình trạng chèn ép đường thở như khó nuốt, khó uống, khó thở…
- Hạch to nhanh, căng bóng, gần vỡ…

Nên cho trẻ đi khám khi thấy trẻ sốt cao
Đặc biệt, nếu bị viêm hạch cổ và đang sốt cao, trẻ phải được hạ sốt bằng paracetamol đường uống hoặc nhét hậu môn với liều lượng phù hợp trước khi đưa trẻ đi khám nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ co giật do sốt quá cao.
Khi trẻ bị nổi hạch ở cổ, mẹ cần làm gì?
Sau khi đưa trẻ đi thăm khám và có được chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên chú ý đến những điều sau để con nhanh chóng hồi phục:
Tuân thủ điều trị
Dù cổ bị nổi hạch với bất cứ lý do gì, trẻ cũng cần được uống thuốc và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ cho đến khi triệu chứng bệnh giảm bớt hoặc hết triệu chứng, hạch tự giới hạn và nhỏ lại.
Các bác sĩ khuyên mẹ nên dùng bút vẽ lại kích thước của hạch và so sánh với những lần sau, để thuận lợi hơn cho quá trình theo dõi và điều trị.
Chăm sóc đúng cách
Trong trường hợp này, trẻ được khuyến cáo, uống càng nhiều nước càng tốt. Bạn có thể cho trẻ uống thêm một số loại nước ép trái cây giàu vitamin như ổi, cam, bưởi, chanh, dưa hấu… để tăng sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để niêm mạc họng được sạch sẽ.
Tránh sờ, ép, nắn
Cha mẹ nên khuyên nhủ trẻ đừng quá lo lắng và quan tâm nhiều đến cục hạch. Cũng không được sờ, nắn hoặc ép hạch bởi có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, trở lại trạng thái bình thường của hạch.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để có một chẩn đoán chính xác về nguyên nhân nổi hạch ở cổ, mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín và có được phương pháp điều trị đúng đắn, ngăn chặn sự phát triển của các hạch cũng như phòng tránh các biến chứng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!